Những đại dịch góp phần thay đổi lịch sử (kỳ 1)

Kha Ninh
TGVN. Khi một dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực địa lý rộng lớn, vượt qua biên giới quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của nhiều người, nó sẽ trở thành đại dịch. Trên thực tế, sự ảnh hưởng của dịch bệnh cũng góp phần lớn thay đổi lịch sử nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1 Đại dịch nCoV có thể gây tổn hại cho Trung Quốc đến mức nào?
nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1 Đại dịch châu chấu tồi tệ nhất đang tấn công châu Phi
nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1
Bức tranh "Bệnh dịch thành Athens" của cố hoạ sỹ nổi tiếng người Bỉ Michiel Sweerts (1652-1654).

Cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn, các tuyến giao thương hay các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ đã khiến các loại dịch bệnh dễ dàng lây lan nhiều hơn. Cùng điểm lại những đại dịch tồi tệ nhất đã góp phần thay đổi lịch sử nhân loại.

Dịch bệnh Athens (năm 430 trước Công nguyên)

Dịch bệnh Athens là đại dịch đã tàn phá thành phố Athens, Hy Lạp cổ đại trong Chiến tranh Peloponnesian (430 TCN). Khi bị Sparta tấn công, nhiều người từ nông thôn kéo về thành Athens lánh nạn. Quá tải về dân số, các khu vực cư dân nghèo, vệ sinh kém, thiếu hụt thực phẩm và y tế... là các điều kiện thuận lợi để một loại bệnh truyền nhiễm phát sinh và nhanh chóng lây lan khắp thành.

Dịch bệnh Athens có các triệu chứng giống thương hàn, bao gồm, sốt, khát nước, cổ họng và lưỡi chảy máu, da đỏ và bị tổn thương. Dịch bệnh đã làm suy giảm đáng kể dân số thành Athens, trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên thất bại của họ trước người Sparta.

Trước khi gây ra cái chết cho hơn 2/3 dân số Athens, dịch bệnh này đã xuất hiện ở Libya, Ethiopia và Ai Cập.

Bệnh dịch hạch Antonine (năm 165 sau Công nguyên)

Bệnh dịch hạch Antonine còn được gọi là bệnh dịch hạch Galen, đặt theo tên của một bác sĩ Hy Lạp sống ở La Mã, người đã mô tả lại biểu hiện của căn bệnh này. Các học giả đã nghi ngờ đây là sự xuất hiện sớm của bệnh đậu mùa. Căn bệnh xuất hiện đầu tiên ở người Huns, sau đó lây nhiễm cho các binh sỹ La Mã và tiếp tục lan rộng khắp đế chế La Mã qua các cuộc chiến.

Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, đau họng, tiêu chảy và xuất hiện các vết loét đầy mủ. Bệnh dịch này thường xuyên bùng phát trở lại đến năm 180 sau Công nguyên.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh này. Dịch bệnh đã khiến khoảng hơn 5 triệu người tử vong, tàn sát quân đội La Mã, trong đó có Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1
Hình ảnh Tử thần đang phá một cánh cửa trong thời gian bệnh dịch hạch hoành hành ở Rome (Italy) được khắc bởi hoạ sỹ Jules-Elie Delaunay. (Nguồn: Wikipedia)

Bệnh dịch hạch Cyprian (năm 250 sau Công nguyên)

Bệnh được đặt theo tên của vị Thánh Cyprian, người được cho là trường hợp đầu tiên mắc bệnh. Ông đã ghi chép lại những biểu hiện của căn bệnh này như tiêu chảy, nôn mửa, loét cổ họng, sốt, hoại tử tay và chân.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh dịch hạch Cyprian xuất phát từ Ethiopia, vượt qua Bắc Phi vào Rome và lan tới Ai Cập. Người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã di cư đi để tránh dịch bệnh, nhưng họ không hề biết rằng, hành động đó đã làm cho căn bệnh ngày càng lan rộng.

Trong khoảng 3 thế kỉ sau đó, những đợt bùng phát dịch định kỳ vẫn tiếp tục diễn ra. Năm 444, bệnh đã xuất hiện tại Anh và cản trở các nỗ lực phòng thủ chống lại người Picts và người Scotland của người Anh, khiến họ phải tìm sự giúp đỡ từ người Saxon - những người thống trị lãnh địa này về sau.

Bệnh dịch hạch Justinian (năm 541 sau Công nguyên)

Xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, bệnh dịch hạch Justinian lây lan khắp Palestine và Đế quốc Byzantine (nằm ở phía Đông của đế quốc La Mã sau này) rồi tiến thẳng về Địa Trung Hải.

Bệnh dịch hạch Justinian được ghi nhận là đợt dịch hạch đầu tiên của nhân loại. Bệnh lây lan nhanh chóng vì mầm bệnh nằm trong chuột và bọ chét, những con vật có mặt ở khắp nơi. Theo ước tính, căn bệnh này có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 40% dân số trong thành phố Constantiople và 1/4 dân số ở phía Đông Địa Trung Hải, khiến tổng số nạn nhân lên đến hơn 50 triệu người (chiếm 26% dân số thế giới).

Dịch bệnh này đã cản trở kế hoạch thống nhất Đế chế La Mã của Hoàng đế Justinian, đồng thời khiến nền kinh tế của Đế quốc Byzantine thiệt hại nặng nề.

Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh khiến nhiều người chết đã tạo ra một bầu không khí tận thế ảm đạm. Trước sự bất lực và tuyệt vọng, con người đã đặt niềm tin và thần linh, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đạo Cơ Đốc giáo phát triển trong giai đoạn này.

Bệnh phong (thế kỷ XI)

Bệnh phong (còn gọi là bệnh hủi, cùi hay bệnh Hansen) do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Vào thời kì trung cổ ở châu Âu, bệnh phong đã trở thành một đại dịch. Để có thể chữa trị số lượng lớn nạn nhân bị nhiễm bệnh và tránh sự lây lan, nhiều nơi đã phải xây dựng các bệnh viện đặc trị căn bệnh này.

Trước kia, người ta cho rằng, căn bệnh này là một hình phạt từ Chúa giáng xuống các gia đình, bởi bệnh phong là bệnh nan y (không có thuốc chữa), các triệu chứng của nó khi ở giai đoạn nặng rất đáng sợ (rụng ngón tay ngón chân, mặt mũi biến dạng). Chính sự mê tín này đã dẫn đến những đánh giá không đúng về đạo đức của người bệnh. Họ bị xa lánh, thậm chí còn ngược đãi như thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt.

Ngày nay, tuy có thể chữa khỏi một cách dễ dàng mà không tốn kém nhiều chi phí nhưng căn bệnh này vẫn khiến hàng chục ngàn người mắc phải mỗi năm trên toàn thế giới và có thể gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Cái chết Đen (The Black Plague, năm 1350)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1
Bức tranh "Miniature" của hoạ sỹ Pierart dou Tielt miêu tả cảnh người dân ở Tournai (Bỉ) chôn cất các nạn nhân của dịch bệnh Cái chết đen. (Nguồn: Wikipedia)

Là nguyên nhân gây ra tử vong của 75 triệu người (1/3 dân số thế giới), lần xuất hiện thứ hai của bệnh dịch hạch được đặt tên là Cái chết đen này bắt nguồn từ châu Á, sau đó mầm bệnh theo đoàn người di cư, thương nhân và các đoàn lữ hành về phía Tây rồi lây lan sang khắp châu Âu và cả châu Phi một cách nhanh chóng.

Trong ba năm liên tục (1347-1350) số nạn nhân tử vong nhiều đến nỗi người ta không kịp xử lý các thi thể, khiến chúng bị thối rữa bốc mùi hôi thối. Ước tính, hơn 25 triệu dân châu Âu đã thiệt mạng trong đại dịch này.

Dịch bệnh cũng khiến Anh và Pháp tạm thời đình chiến vì không thể kiểm soát được sự lây lan. Căn bệnh này đã giết chết 1/3 dân số nước Anh, để lại một sự thiếu hụt nghiêm trọng về lao động nông nghiệp và binh sỹ quân đội. Người Viking cũng đã mất đi nguồn lực để tham gia cuộc chiến chống lại dân bản địa, đồng thời, họ cũng phải dừng lại cuộc thám hiểm Bắc Mỹ.

Thời kì trao đổi Columbus (năm 1492)

Người Tây Ban Nha xuất hiện tại vùng Caribbean đã mang theo những căn bệnh từ châu Âu như đậu mùa, sởi và nhiều bệnh dịch khác. Vì trước đây chưa từng mắc những căn bệnh này nên người dân bản địa không có sẵn kháng thể miễn dịch. Gần 90% dân số ở phía Bắc và Nam vùng Caribbean đã thiệt mạng bởi các dịch bệnh.

Khi Columbus đặt chân lên hòn đảo Hispaniola, có khoảng 60.000 người Taino sinh sống tại đây. Đến năm 1548, con số này còn ít hơn 500 người. Một "nạn nhân" khác của các dịch bệnh là đế chế Aztec. Năm 1520, đế chế này đã bị tận diệt bởi căn bệnh đậu mùa do lây nhiễm từ những nô lệ châu Phi.

Một nghiên cứu vào năm 2019 kết luận rằng, khoảng 56 triệu dân châu Mỹ bản địa đã chết vào thế kỉ thứ XVI - XVII, nguyên nhân chính là do các bệnh dịch hay sự biến đổi khí hậu do phá rừng.

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1 Dịch bệnh do virus corona: 'Công xưởng thế giới' đình trệ, 'đòn' giáng mạnh vào kinh tế toàn cầu

TGVN. Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới ...

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1 Dịch virus corona: Ba suy ngẫm từ đại dịch

TGVN. Ngay hai tháng đầu năm 2020, đại dịch viêm phổi do virus corona đặt ra vô số thách thức lớn với các quốc gia, song ...

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 1 Dịch virus corona: Hệ luỵ từ đại dịch mới

TGVN. Với đại dịch do virus corona chủng mới gây ra, Trung Quốc, các quốc gia và thế giới nói chung chịu tác động gì? ...

(theo History)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động