Những đại dịch góp phần thay đổi lịch sử (kỳ 2)

Kha Ninh
TGVN. Vào thế kỷ XIX, thêm nhiều đại dịch trên thế giới bùng phát tuy không gây ra tác động lớn đến các nền chính trị, nhưng ghi đậm dấu ấn trong lịch sử nhân loại bởi ảnh hưởng không nhỏ đến dân số và gây trì trệ nền kinh tế toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2 Đại dịch nCoV có thể gây tổn hại cho Trung Quốc đến mức nào?
nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2 Đại dịch châu chấu tồi tệ nhất đang tấn công châu Phi

Đại dịch tả lần thứ nhất (năm 1817)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Bức tranh biếm họa được xuất bản trong trận dịch tả ở London năm 1866. Tác phẩm này dựa trên giả thuyết của nhà dịch tễ học người Anh John Snow, người đã liên kết dịch bệnh tả với nước thải thấm vào mạch nước ngầm, năm 1866. (Nguồn: Environment & Society)

Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên trong y học tại danh mục các căn bệnh của bác sỹ người Hy Lạp cổ đại Hippocrates. Căn bệnh này bắt nguồn vùng châu thổ sông Hằng, nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc. Năm 1817, đại dịch tả lần thứ nhất bùng phát bắt nguồn từ Bengal sau đó lan sang Ấn Độ, Trung Quốc và vùng biển Caspian.

Theo các nhà khoa học, bệnh tả lây qua đường tiêu hoá, đường nước bị nhiễm bẩn bởi các loại chất thải người hoặc động vật, và qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn tả trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.

Căn bệnh này đã cản trở cuộc hành quân của tướng Hannibal (nhà chiến thuật quân sự tài ba người Carthage), khi 50.000 binh lính bị mắc bệnh do sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn tả.

Năm 1855, lần đầu tiên giới y học đã chế tạo ra vaccine, nhưng kể từ khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện đến nay, loài người vẫn phải trải qua 7 lần đại dịch tả.

Đại dịch sởi (1848)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Hình minh họa các triệu chứng từ bệnh sởi năm 1822. (Nguồn: Getty Images)

Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ, năm 804 sau Công Nguyên, tại Thành phố Mashsad, Vương quốc Ba Tư (Iran ngày nay) đã xảy ra một trận đại dịch, giết chết gần 60.000 người. Lúc bấy giờ, bác sĩ người Ba Tư Rhazes, đã có những ghi chép sớm nhất về biểu hiện của căn bệnh sởi.

Nhưng phải đến năm 1757, bác sĩ người Scotland Francis Home mới phát hiện ra mầm bệnh. Năm 1848, một đợt bùng phát sởi ở Hawaii đã giết chết 1/3 số người sống trên đảo. Năm 1875, dịch sởi xảy ra ở đảo quốc Fiji đã quét sạch 40.000 người (khoảng 1/3 dân số) chỉ trong 4 tháng.

Năm 1916, căn bệnh này xuất hiện trở lại ở Pháp, khiến 12.000 người chết (phần lớn là trẻ em). Cũng khoảng thời gian này, trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), khoảng 48.000 binh lính của cả hai phía Đồng minh và Đức bị chết vì các biến chứng của sởi.

Năm 1951, dịch sởi lại tiếp tục tấn công đảo Greenland (Đan Mạch), khiến 4.262 cư dân (chiếm 99,9% dân số) bị nhiễm bệnh.

Mãi đến năm 1963, y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này.

Sau gần nhiều năm công bố loại trừ bệnh sởi, thế giới lại ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số nơi như Mỹ, châu Âu, Philippines... trong năm 2019.

Đại dịch hạch lần thứ 3 (1855)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Bên trong các trại cách ly bệnh dịch hạch ở Karachi. (Nguồn: Crassh)

Năm 541 (sau CN) đại dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi "Justinian". Đến năm 1350, căn bệnh bùng phát lần hai với tên gọi "Cái chết đen". Năm 1855, một lần nữa, căn bệnh này xuất hiện và cướp đi sinh mạng của ít nhất 15 triệu người trên toàn thế giới. Riêng tại Ấn Độ, căn bệnh này đã khiến 10 triệu người tử vong.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do mầm bệnh ký sinh trên chuột và bọ chét ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), sau đó bùng phát ra nhiều nơi của nước này và lan sang Ấn Độ.

Đại dịch này được cho là một trong nhưng nguyên nhân gây nên các cuộc nổi dậy Panthay (1856–1873) và Taiping (1850-1864) chống lại sự cai trị của triều đình Mãn Thanh, hay cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp của người Anh ở Ấn Độ.

Năm 1960, đại dịch này mới được xem là kết thúc, khi các ca nhiễm bệnh chỉ còn dưới vài trăm.

Cúm Nga (1889)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Tờ Le Petit Parisien đã đăng hình minh hoạ tình dịch cúm Nga tại Paris (Pháp) trên ấn bản ra ngày12/1/1890. (Nguồn: Circulating Now)

Dịch cúm này bắt nguồn từ Siberia và Kazakhstan, sau đó lây lan vào Nga, Phần Lan, Ba Lan và khắp châu Âu, sau đó, tiếp tục lây lan về phía Tây, đến khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Ấn Độ, Australia... Tính đến cuối năm 1890, dịch bệnh này đã giết chết khoảng một triệu người.

Cho đến gần đây, các nhà khoa học mới tìm ra được nguyên nhân của dịch bệnh này có thể do các chủng H3N8 và H2N2 của virus cúm A.

Cúm Tây Ban Nha (1918)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Những người lính từ Fort Riley (Kansas, Mỹ) được điều trị bệnh cúm Tây Ban Nha tại một bệnh viện ở Camp Funston. (Nguồn: Wikipedia)

Cúm Tây Ban Nha được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lây lan do những người lao động nước này di cư đến Bắc Mỹ và châu Âu.

Chỉ trong vòng 18 tháng, căn bệnh này đã lan rộng và trở thành đại dịch toàn cầu, khoảng 500 triệu người (1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó) bị lây nhiễm và 50 triệu người tử vong (nhiều hơn số người chết trong Thế chiến thứ nhất).

Theo các nghiên cứu, dịch bệnh này bùng phát mạnh nhất ở Madrid, Tây Ban Nha vào mùa Xuân năm 1918, bởi thế, nó được đặt tên là Đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Cúm châu Á (1956)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
Các bệnh nhân mắc bệnh cúm châu Á tại một bênh viện ở Thuỵ Điển năm 1957. (Nguồn: Alamy)

Cúm châu Á là đại dịch cúm A của chủng virus H2N2 có nguồn gốc từ Trung Quốc vào những năm 1956 - 1958.

Tháng 6/1957, đại dịch này đã càn quét nước Mỹ, gây ra cái chết của hơn 69.800 người dân sở tại. Theo báo cáo ở Anh và xứ Wales, đại dịch cũng đã lan đến Vương quốc Anh, khiến khoảng 3.550 người tử vong.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2 triệu người trên thế giới đã thiệt mạng do đại dịch này. Sau này, các nhà khoa học đã tìm ra một loại vaccine có thể ngăn ngừa chủng virus gây bệnh.

Đại dịch HIV / AIDS (1981)

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2
HIV/AIDS là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại phải đối mặt trong nhiều năm gần đây. (Nguồn: Sở Y tế Công cộng Quận Seattle-King)

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, lần đầu được phát hiện tại Cộng hòa Congo năm 1976. Dịch bệnh bùng phát từ đầu thập niên 1980.

Nếu không có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh khác, gây nhiễm trùng, dẫn đến tử vong. Virus lây lan qua đường máu và quan hệ tình dục.

HIV/AIDS vẫn là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại phải đối mặt trong nhiều năm gần đây. Tính đến đầu những năm 2000, có gần 35 triệu người tử vong trong số 65 triệu người nhiễm bệnh.

Cho đến nay, các phương pháp điều trị đã được phát triển để làm chậm tiến triển của căn bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS đều đã được cải thiện. Tuy nhiên, theo số liệu cuả Liên hợp quốc, đến cuối năm 2018, vẫn còn khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV/AIDS, trong số đó, 24,5 triệu người đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng virus.

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2 Câu chuyện của các cặp vợ chồng ở đầu chiến tuyến chống dịch Covid-19 tại Vũ Hán

TGVN. Những người hùng vẫn đang miệt mài góp sức chống dịch Covid-19 ở Vũ Hán, trong số đó, có không ít các cặp vợ chồng ...

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2 Các nước ngày càng đề cao cảnh giác khi dịch Covid-19 lan rộng ngoài lãnh thổ Trung Quốc

TGVN. Việc xuất hiện các ổ dịch lớn ngoài Trung Quốc là Hàn Quốc, Nhật Bản và Italy đã khiến các quốc gia phải cảnh giác, ...

nhung dai dich gop phan thay doi lich su ky 2 Những đại dịch góp phần thay đổi lịch sử (kỳ 1)

TGVN. Khi một dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực địa lý rộng lớn, vượt qua biên giới quốc gia, ...

(theo History, MPHonline)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn năm ngoái 7 ngày.
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4% thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa thông tin những điểm mới về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non...
Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.
Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ năm trước.
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.
Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Trận lũ quét mới đây ở vùng Valencia (Tây Ban Nha) đã khiến 158 người thiệt mạng, ô tô dồn thành đống ngổn ngang trên đường phố ngập ngụa bùn đất.
Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Đam mê dịch thuật, bác sĩ Đỗ Trung Kiên (27 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã quyết định lập kênh TikTok nhằm phổ cập tiếng Anh cho các sinh viên Y khoa.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động