TIN LIÊN QUAN | |
Đưa di sản tới gần công chúng | |
Hát Xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại |
Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, tôn vinh các giá trị văn hóa độc đáo và khẳng định tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Nguồn: vietnamtourism) |
Nghệ thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân các tỉnh Trung Bộ Việt Nam đã hàng trăm năm nay. Bài Chòi bao gồm các loại hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa, văn học… được biểu đạt dưới hình thức hội chơi bài chòi và trình diễn bài chòi. Đây là sản phẩm tinh thần sinh ra từ những người lao động hồn nhiên, chất phác của vùng Trung Bộ và không thể thiếu đối với họ, đặc biệt trong các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng.
Nghệ thuật Bài Chòi ra đời khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và gần như không lai tạp trong âm nhạc, trong lời ca cũng như diễn xuất. Qua quá trình gìn giữ và phát triển, nội dung Bài Chòi ngày nay được mở rộng với nhiều nhân vật, nhưng những làn điệu gốc, cơ bản vẫn được giữ gìn như Xuân nữ, Xàng xê, Cổ bản, Hồ quảng... và các làn điệu này vẫn luôn có mặt, là các tiết mục "đinh" trong các buổi diễn.
Đối với Hát Xoan Phú Thọ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ năm 2011. Sau sáu năm thực hiện nghiêm túc các cam kết với UNESCO, tại Kỳ họp lần thứ 12 này, các thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 đã đánh giá cao quá trình bảo tồn, phát huy di sản của tỉnh Phú Thọ và ủng hộ đặc cách để Hồ sơ Hát Xoan là trường hợp đầu tiên được chuyển từ danh sách di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp sang ghi danh tại danh sách di sản văn hóa đại diện của nhân loại.
Với việc ghi danh hai di sản "Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam" và "Hát Xoan Phú Thọ", đến nay, Việt Nam đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, đó là một chặng đường dài với những nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của địa phương cùng sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và các trung tâm, viện nghiên cứu. Việc ghi danh này có ý nghĩa quan trọng, góp phần quảng bá hiệu quả nền văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam, khẳng định cam kết của Việt Nam đối với việc nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản của Việt Nam và thể hiện sự đóng góp tích cực của Việt Nam với tổ chức UNESCO.
Bên cạnh đó, cũng như các di sản phi vật thể đã được ghi nhận trước đây, hai di sản được công nhận lần này tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở các địa phương được ghi danh cũng như trên phạm vi cả nước. Việc ghi danh này có ý nghĩa to lớn, khẳng định bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam, cam kết của Việt Nam đối với công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của nhân loại, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, gắn kết cộng đồng, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu cao đẹp của UNESCO.
“Nghệ thuật Bài Chòi” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Vào lúc 17h10 (theo giờ Hàn Quốc) tức 15h10 giờ Việt Nam, ngày 7/12, tại Đảo Jeju, Hàn Quốc, Kỳ họp của Ủy ban Liên ... |
WhiteHat Grand Prix 2017 sẽ có chủ đề “Di sản Việt Nam” Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017 được tổ chức vào ngày 16/12 tới đây sẽ có chủ đề “Di sản ... |
Lễ hội cầu ngư Ngư Lộc thành di sản văn hóa quốc gia Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này đã chính thức công nhận Lễ hội Cầu ngư (xã ... |