Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Hoài Minh
Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh trong bối cảnh quốc tế nhiều thách thức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những tiêu điểm trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 9/4. (Nguồn: X)

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov được coi là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc trong năm nay. Đây có thể là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Putin trong nhiệm kỳ Tổng thống Nga mới của ông.

Kiến tạo an ninh khu vực Á-Âu

Tin liên quan
Hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong mắt Thái Lan là bệ phóng đưa hợp tác song phương lên tầm cao mới Hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong mắt Thái Lan là bệ phóng đưa hợp tác song phương lên tầm cao mới

Tại cuộc gặp với người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh và Moscow đã bắt tay vào con đường mới cùng tồn tại hài hòa và hợp tác đôi bên cùng có lợi trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2024.

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển quan hệ Trung-Nga và sẵn sàng đẩy mạnh liên lạc song phương với Nga cũng như tăng cường phối hợp chiến lược đa phương trong khối BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Hai nước sẽ thể hiện trách nhiệm nhiều hơn, đoàn kết các nước đang phát triển và mới nổi ở Nam bán cầu, đồng thời thúc đẩy cải cách hệ thống quản trị toàn cầu.

"Tổng thống Putin và tôi đã nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi chặt chẽ để đảm bảo quan hệ Trung-Nga phát triển suôn sẻ và ổn định. Hai bên nên nhân cơ hội này kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 'Những năm văn hóa Trung-Nga' để thực hiện đầy đủ sự đồng thuận quan trọng mà Tổng thống Putin và tôi đã đạt được", ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.

Đánh giá cao thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong những năm qua, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố, Nga và Trung Quốc sẵn sàng thực hiện "các nhiệm vụ chiến lược mới" như lãnh đạo hai nước đề ra. Chính phủ Nga sẵn sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước Nam bán cầu và góp phần vào sự hình thành một trật tự quốc tế công bằng hơn.

Trước đó cùng ngày, trong cuộc họp báo sau hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết nước này và Trung Quốc đã nhất trí thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh khắp khu vực châu Âu và châu Á. Đẩy mạnh an ninh Á-Âu là sáng kiến do Tổng thống Vladimir Putin đề xuất và hai nước đã đồng ý khởi động đối thoại về an ninh ở khu vực Á-Âu.

Ông nhấn mạnh: "Nhiệm vụ kiến tạo an ninh Á-Âu đã được khởi động, đồng nghiệp Trung Quốc của tôi và tôi đã nhất trí bắt đầu một cuộc đối thoại với sự tham gia của những người có cùng quan điểm với chúng tôi về vấn đề này. Trong một thời gian dài, đã có một cơ chế an ninh châu Âu-Đại Tây Dương dưới hình thức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nhưng có thể tiến hành các cuộc đàm phán có ý nghĩa và nhất trí một số điểm dựa trên sự cân bằng lợi ích".

Liên quan đến vấn đề này, các hãng thông tấn Nga dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh rằng liên minh NATO do Mỹ đứng đầu không nên mở rộng hoạt động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như không nên thúc đẩy sự đối đầu giữa các khối, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo ông Vương Nghị, Nga và Trung Quốc nên "cùng nhau phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ" và "hợp tác để duy trì sự ổn định của ngành công nghiệp quốc tế và chuỗi cung ứng”.

Những tiêu điểm trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/4. (Nguồn: Reuters)

Tăng cường quan hệ thương mại và quân sự

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã tăng cường quan hệ thương mại và quân sự trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh gia tăng trừng phạt đối với cả hai nước, đặc biệt là với Moscow trong bối cảnh xung đột với Ukraine.

Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và Nga năm 2023 đạt kỷ lục 240,1 tỷ USD, tăng 26,3% so với một năm trước. Năm 2023, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 46,9% trong khi nhập khẩu từ Nga tăng 13%.

Một năm sau xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc đã đề xuất lộ trình 12 điểm hướng tới việc giải quyết hòa bình cho xung đột. Phía Nga cũng bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Truyền thông Nga dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị nêu rõ Bắc Kinh mong muốn Moscow và Kiev ngồi lại tại một hội nghị quốc tế để thảo luận biện pháp chấm dứt xung đột.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga muốn Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra đánh giá về các cuộc tấn công của Ukraine bằng máy bay không người lái vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga kiểm soát (phía Ukraine đã nhiều lần phủ nhận đứng đằng sau các cuộc tấn công này).

Liên quan đến vấn đề chống khủng bố, Ngoại trưởng Nga khẳng định nước này và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề này. Ông Lavrov nói: "Hợp tác chống khủng bố của hai nước chúng ta sẽ tiếp tục, kể cả trong khuôn khổ các thể chế đa phương."

Vấn đề hợp tác chống khủng bố trong khu vực nổi lên sau vụ tấn công đẫm máu ở nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow vào tháng trước khiến gần 150 người thiệt mạng. Mặc dù Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng phía Nga vẫn hoài nghi rằng Ukraine đứng đằng sau vụ tấn công và vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.

Nga và Trung Quốc đã tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2/2022 khi Tổng thống Putin có chuyến thăm Bắc Kinh. Mối quan hệ này đã đưa Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc. Hồi tháng 3, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos tuyên bố có thể hợp tác với Trung Quốc để xây lò phản ứng hạt nhân tự động trên Mặt trăng vào năm 2035.

Lịch trình dày đặc của Ngoại trưởng Thụy Sỹ trong chuyến công du 4 quốc gia châu Á

Lịch trình dày đặc của Ngoại trưởng Thụy Sỹ trong chuyến công du 4 quốc gia châu Á

Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ ngày 1/2 thông báo, Ngoại trưởng nước này, ông Ignazio Cassis, sẽ thực hiện chuyến công du tới Ấn Độ, ...

Ngoại trưởng Nga tiết lộ 'nhiệm vụ quan trọng nhất', một quốc gia được điểm tên

Ngoại trưởng Nga tiết lộ 'nhiệm vụ quan trọng nhất', một quốc gia được điểm tên

Ngày 14/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, việc tăng cường mối quan hệ đối tác với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu ...

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung thăm và làm việc tại Trung Quốc

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung thăm và làm việc tại Trung Quốc

Trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của mình, Việt Nam coi việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên ...

Ngoại trưởng Nga Lavrov sẽ thăm Trung Quốc và hội đàm với ông Vương Nghị về các chủ đề 'nóng'

Ngoại trưởng Nga Lavrov sẽ thăm Trung Quốc và hội đàm với ông Vương Nghị về các chủ đề 'nóng'

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thăm chính thức Trung Quốc và gặp gỡ người đồng cấp Vương Nghị, theo cơ quan báo chí Bộ ...

Ngoại trưởng Nga đến thăm, Trung Quốc phát cảnh báo các nước 'đừng nên bôi nhọ' quan hệ Moscow-Bắc Kinh

Ngoại trưởng Nga đến thăm, Trung Quốc phát cảnh báo các nước 'đừng nên bôi nhọ' quan hệ Moscow-Bắc Kinh

Ngày 8/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 2 ngày để thảo ...

(theo THX, AP, Reuters)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ quan trọng trong bối cảnh đất nước đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với trọng tâm là phát triển khoa ...
Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Ngày 19/3, hội thảo về Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ mầm non và tiểu học thu hút đại diện từ gần 300 trường học tại Hà ...
Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Trong những năm qua, ba nước Đông Nam Á đã đưa ra chính sách tăng thị phần cho thị trường xe điện, tuy nhiên, cuộc đua vẫn chưa phân thắng ...
Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' và 8 'Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng' năm 2024.
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Phiên bản di động