Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Vũ Đăng Minh
Trên thế giới và ở Việt Nam, trong lịch sử và đương đại, có rất nhiều sự kiện thể hiện vai trò của ngoại giao trong ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa
Lịch sử ghi nhận rất nhiều sự kiện thể hiện vai trò của ngoại giao trong ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh. (Nguồn: Financial Times)

Châu Á, tiềm ẩn những điểm nóng

Xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu đến hồi kết. Cơn địa chấn vẫn lan tỏa. Sự chia rẽ, đối đầu ngày càng tăng. Tưởng sức nóng ở tâm chấn và hậu họa nhãn tiền từ xung đột sẽ hạ nhiệt các toan tính, để các khu vực khác dễ thở hơn!

Nhưng dự báo lại bất an. Các điểm nóng tương tự vẫn âm ỉ, có nguy cơ bùng phát ở nhiều khu vực. Châu Á, một tâm điểm tranh giành địa chiến lược, không là ngoại lệ. Những địa chỉ nằm trong tầm ngắm của chuyên gia, có thể là Đài Loan (Trung Quốc), bán đảo Triều Tiên, Biển Đông… Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cảnh báo, cuộc khủng hoảng ở Ukraine không nên diễn ra tại châu Á.

Tình hình Biển Đông lúc nóng, lúc dịu, nhưng các mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền vẫn còn nguyên. Đòi hỏi chủ quyền, ý đồ kiểm soát, khống chế Biển Đông không thay đổi. Các thực thể được cải tạo, xây dựng thành cơ cấu quân sự, “chiến hạm không thể đánh chìm” vẫn còn đó, tiếp tục được bồi đắp. Lực lượng quân sự công khai và trá hình vẫn hiện diện, duy trì hoạt động. Các cuộc diễn tập không ngưng nghỉ. Sức ép không hề giảm.

Lo ngại an ninh, chủ quyền biển đảo, nhiều quốc gia trong khu vực tăng cường mua sắm vũ khí, phát triển lực lượng quân sự, đồng thời, ra sức tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài.

ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, củng cố vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực; quan hệ với các nước lớn và đối tác; trước các vấn đề nóng, trong đó có giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, ASEAN cũng bộc lộ hạn chế do những vấn đề nội bộ phức tạp, toan tính riêng và sự can dự từ bên ngoài.

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ngày càng bộc lộ hạn chế. Tiến trình xây dựng, thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, ràng buộc pháp lý và hiệu quả còn quá nhiều trở ngại. Chưa có một cơ chế an ninh hiệu quả có thể ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý bất ổn trên Biển Đông.

Nhiều nước ngoài khu vực không ngừng quan tâm, can dự vào Biển Đông. Mỹ củng cố quan hệ đồng minh, tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, gia tăng hiện diện quân sự tại quốc gia này. Nhiều nước tuyên bố ủng hộ xây dựng COC, hiện diện nhằm ngăn chặn các hành vi cưỡng ép, vi phạm luật pháp quốc tế, vì an ninh, ổn định của khu vực. Nhưng không loại trừ đằng sau động thái đó là ý đồ tranh giành chiến lược, lôi kéo đồng minh, đối tác để kiềm chế, ngăn chặn đối thủ lớn.

Rõ ràng, Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nhân tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, nguy cơ bùng phát thành xung đột. Có thể do tính toán chiến lược, xử lý sai lầm mâu thuẫn, tranh chấp của quốc gia trong khu vực và ý đồ của nước lớn trong và ngoài khu vực.

Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa
Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nhân tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, nguy cơ bùng phát thành xung đột. (Nguồn: PhiStar)

Ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Những ngày đầu tháng Ba, có một sự kiện trên biển, đảo không thể nào quên trong tâm trí người Việt Nam. Máu của các anh hùng, liệt sĩ đã đổ xuống vì chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước luôn là nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là trọng trách thiêng liêng trước xương máu của bao thế hệ để có được Tổ quốc, cơ đồ hôm nay.

Muốn giữ yên núi sông, bờ cõi, trước hết chúng ta phải mạnh, mạnh tổng hợp. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh vững chắc; đối ngoại tiên phong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ, thách thức. Nói khái quát là: Đảng vững, nước giàu, dân yên, quân mạnh, thêm đối tác, bớt đối tượng.

Tăng cường sức mạnh vật chất, tinh thần, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, lực lượng quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước tiến lên hiện đại; lực lượng trên biển, trên biên giới, trên không, không gian mạng và một số lực lượng khác tiến nhanh lên hiện đại.

Phát hiện, ngăn ngừa, hóa giải từ sớm, từ xa các nguy cơ, thách thức, không để xung đột, chiến tranh xảy ra là phương thức tối ưu, hữu hiệu nhất. Ngoại giao giữ vai trò tiên phong, trong đó giữ vững hòa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế, uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng.

Trên thế giới và ở Việt Nam, trong lịch sử và đương đại, có rất nhiều sự kiện thể hiện vai trò của ngoại giao trong ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh. Gần nhất là xung đột giữa Nga-Ukraine. Theo một kênh truyền hình, vào đầu tháng trước, cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett tiết lộ một thông tin chấn động, đầy tiếc nuối. Thông qua vai trò trung gian của ông, Moscow và Kiev dường như sẵn sàng nhượng bộ, đồng ý ngưng chiến. Ngoại giao hé mở cơ hội, nhưng các bên không tận dụng được.

Ở một tình huống cực kỳ khó khăn, Việt Nam đã làm việc tưởng như không thể. Trong các bài viết, trả lời phỏng vấn về cố Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ nhiều câu chuyện đặc biệt “phá băng quan hệ Việt - Trung”.

Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, biên giới phía Bắc vẫn trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”. Giải quyết vấn đề biên giới phía Bắc là nhiệm vụ chiến lược, rất cần nhưng cực kỳ khó. Qua nhiều kênh, trong đó có công tác đối ngoại quốc phòng, các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, Đại tướng Lê Đức Anh nắm được tín hiệu Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa quan hệ. Ông cũng chuyển đến Trung Quốc thông điệp của lãnh đạo ta “Việt Nam muốn hòa bình”. Và việc bình thường hóa đã diễn ra. Mở đầu một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.

Tin liên quan
Hiệp định Paris năm 1973: Mốc son chói lọi của Ngoại giao cách mạng Việt Nam Hiệp định Paris năm 1973: Mốc son chói lọi của Ngoại giao cách mạng Việt Nam

Cuộc marathon đàm phán, ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam kéo dài gần 5 năm, dài nhất lịch sử, để lại nhiều dấu ấn về ngoại giao Việt Nam. Và còn nhiều sự kiện khác. Những câu chuyện, sự kiện trên là minh chứng về vai trò, sức mạnh to lớn của ngoại giao; về trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao và đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại giao.

Ngoại giao ở đây là cả một lĩnh vực, công tác, hoạt động của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhân dân. Trong đó, cán bộ, nhân viên ngành ngoại giao là lực lượng chuyên trách, nòng cốt, xung kích. Để thực hiện sứ mệnh vẻ vang, ngoại giao cần: Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tìm ra tiềm năng mới, khai phá nguồn lực mới cho đất nước phát triển.

Con người là nhân tố quyết định. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại giao đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: bản lĩnh, vững vàng về chính trị, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, tác phong chuyên nghiệp, hiện đại… vô cùng quan trọng. Tu dưỡng, rèn luyện và học tập là công việc suốt đời. Học ở trường lớp, học qua thực tiễn, học ở nhân dân, học với bạn bè, đối tác.

Chỉ có như vậy, ngoại giao mới thực sự tiên phong, đồng hành cùng đất nước.

‘Hiệp ước về Biển cả’ - phát triển lịch sử của Công ước Luật Biển

‘Hiệp ước về Biển cả’ - phát triển lịch sử của Công ước Luật Biển

Ngày 4/3, tại New York, Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc đã hoàn thành thương lượng Văn kiện pháp lý quốc tế ...

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

Chiến thắng của “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 và thắng lợi của Hiệp định Paris đầu năm 1973 để ...

Công tác đảng ngoài nước thúc đẩy đường lối đối ngoại

Công tác đảng ngoài nước thúc đẩy đường lối đối ngoại

Lịch sử 93 năm hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023) đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là ...

Khi cờ búa liềm tung bay cùng công tác đối ngoại

Khi cờ búa liềm tung bay cùng công tác đối ngoại

Thời gian qua, đối ngoại Đảng tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, sáng tạo, đóng góp ngày càng tích cực, phát huy ...

Năm 2023 - Bản lề của những khát vọng

Năm 2023 - Bản lề của những khát vọng

Bước vào năm 2023 với một tiền đề mạnh mẽ, toàn diện cùng mức tăng trưởng cao nhất trong một thập kỷ qua, chắc chắn ...

Đọc thêm

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động