📞

Những đột phá về nguồn nhân lực Quảng Ninh

14:00 | 18/05/2017
Đề án 293 về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực đến năm 2020, được tỉnh Quảng Ninh sớm xây dựng và triển khai đầu năm 2015 nhằm xây dựng nguồn nhân lực địa phương có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập.

Với các giải pháp thiết thực, phù hợp, sau hai năm triển khai, Đề án 293 đa mang lại những kết quả đột phá, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng lao động trên địa bàn. Đây là nền tảng quan trọng đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp, tạo ra những đột phá lớn trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đa đạt được những kết quả đột phá, từng bước khắc phục được những tồn tại, hạn chế.

Mục tiêu của Quảng Ninh là trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp, tạo ra những đột phá lớn trong giai đoạn 2016-2020. (Nguồn: BQN)

Để triển khai hiệu quả Đề án, Tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện nhiều nhóm giải pháp. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh, các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm và yêu cầu thực tiễn, như: phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao chất lượng quản trị hành chính công, xây dựng nông thôn mới, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...

Bên cạnh đó, Tỉnh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ các sở, ban, ngành và đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh, tiếng Trung, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, trong chương trình học, bên cạnh các chuyên đề theo khung chương trình Trung ương, Quảng Ninh đa chủ động mời chuyên gia của các Bộ, ngành Trung ương và đưa các học viên đi khảo sát công việc thực tế ở các địa phương...

Theo thống kê trong hai năm triển khai Đề án, Tỉnh đa tổ chức được 183 lớp bồi dưỡng trong và ngoài nước cho trên 8.700 cán bộ; riêng năm 2016, tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng là 96 tỷ đồng.

Đề án đa mang lại những chuyển biến tích cực, rõ nét trong chất lượng nguồn nhân lực từ tỉnh đến cơ sở. Phần lớn các cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng đa khẳng định, phát huy được trình độ, năng lực, đóng góp tích cực vào hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Nhiều học viên sau đào tạo ở nước ngoài đa có những kiến nghị, đề xuất về việc nghiên cứu, áp dụng những mô hình mới, phù hợp. Trong đó có một số mô hình được áp dụng hiệu quả ngay như: quản lý và phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng địa phương; xây dựng thương hiệu điểm đến ở Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn, Đông Triều, Bình Liêu, Móng Cái; hợp tác công - tư...

Cũng thông qua các lớp bồi dưỡng, Tỉnh đa xây dựng được những mối quan hệ hợp tác tốt với các đối tác, tổ chức giáo dục, cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Qua đó, không chỉ tranh thủ được sự hỗ trợ về kinh phí trong quá trình bồi dưỡng từ các đối tác, mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động đối ngoại, giao lưu hợp tác quốc tế của Tỉnh để giới thiệu, quảng bá tiềm năng thế mạnh của Quảng Ninh đến bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Quảng Ninh.