TIN LIÊN QUAN | |
Văn chương và tàu đắm | |
Người Hà Nội nhớ tiếng leng keng |
Một số nhà khoa học của bộ môn “sinh vật học tinh tú” (astrobiology) cho là rất có khả năng có sự sống ở một số hành tinh khác. Trả lời phỏng vấn báo Mỹ Salon Magazine, nhà khoa học Anh D. Darling lập luận như sau:
Sự sống đã xuất hiện trên Trái đất cách đây vào khoảng 4 tỷ năm. Đây không phải là một hiện tượng phi thường, nó có thể đến với một số hành tinh khác vì dường như những yếu tố cơ bản của cuộc sống (như: nước, một số nguồn năng lượng và chất hữu cơ) ngày càng được phân bổ rộng rãi trong vũ trụ.
Môn sinh vật học tinh tú có những phát hiện giải thích khả năng xuất hiện sự sống khá thuận lợi. Thời Darwin, người ta cho là sự sống xuất hiện ở mặt đại dương hay mặt hồ, trong môi trường nóng và nắng: như vậy, Trái đất rất đặc biệt vì có môi trường ấy. Giờ thì ta biết là tất cả các hành tinh đều bị oanh tạc bởi các sao chổi và những mảnh hành tinh có mang chất hữu cơ. Chất a-xít a-mi-nê cũng bay trong khoảng không vũ trụ. Như vậy, chất hữu cơ có thể luân chuyển giữa các hành tinh, ít nhất thuộc Thái dương hệ. Có những thạch phiến rơi từ sao Hỏa (Mars) xuống Trái đất, và rất có thể có những thạch phiến từ Trái đất rơi xuống sao Hỏa. Những vi khuẩn và tế bào ở những thạch phiến có cách tồn tại mãi.
Sự sống ở các hành tinh khác có thể có nhiều dạng, có lẽ phổ biến là hình thức thấp từ vi khuẩn (phát triển lên cũng như ở Trái đất).
Có nhiều khả năng sự sống có ở sao Hỏa vì khi còn trẻ, hành tinh này đã có nhiều hồ và có thể có một đại dương. Có nước, chắc có sự sống, nó có thể còn tồn tại, nhưng ở dưới sâu, vi khuẩn sống được do một nhiệt lượng bên trong.
Một số nhà khoa học khác, ngược lại, cho là sự sống chỉ có ở trên Trái đất. Báo Thời sự ở Canada đã tóm tắt quan điểm này như sau:
Hàng bao thế kỷ nay, người ta tin là có người ở hành tinh khác, người ta chờ đợi những tiếng “bíp bíp” nào đó. Thế rồi chuyện “đĩa bay”, “rồng bay”, “quái vật” vẫn chỉ là chuyện tưởng tượng.
A. Vidal-Madjar, giáo sư thiên văn học hàng đầu của Pháp, trước đây đã từng bênh vực cho thuyết có sự sống ở nơi khác trong vũ trụ. Ngày nay, ông xét lại ý kiến đó trong tác phẩm “Chúng ta có lẻ loi trong vũ trụ không?” (đồng tác giả với H. Reeves - năm 2000). Trước đây, ông chịu ảnh hưởng của “nguyên tắc Copernic”, tức là “nguyên tắc về bình thường”, hành tinh chúng ta ở Trái đất là một hành tinh “bình thường”, nó xoay quanh một ngôi sao “bình thường” là mặt trời nằm trong một thiên hà “bình thường”… vậy thì điều gì (thí dụ: sự sống) đã xảy ra trên Trái đất cũng là điều “bình thường”, có thể xảy ra cho một hành tinh khác. Ông Vidal-Madjar viết: “có lẽ quả là chúng ta đơn độc trong vũ trụ. Phải tin là có cái gì đó chúng ta không biết: tạo ra sự sống khó hơn nhiều là chúng ta nghĩ”.
Cách đây nửa thế kỷ, nhà vật lý học Italy Enrico Fermi, giải thưởng Nobel Vật lý, đã đặt câu hỏi: “Nếu quả thật có người, sao họ chưa đến đây với chúng ta?”. Nếu có người trong vũ trụ, hẳn là có những nền văn minh trước ta hàng triệu năm, có khả năng công nghệ đủ để họ hạ xuống Trái đất. Nhưng có dấu hiệu nào đâu?
Năm 2000, ở Mỹ có một cuốn sách khoa học được đặc biệt chú ý, gây tranh luận và được đưa lên vô tuyến. Đó là cuốn “Trái đất hiếm hoi - Tại sao sự sống phức tạp lại không bình thường trong vũ trụ?”. Hai tác giả, nhà vật lý tinh tú học D. Brownlee và nhà cổ sinh vật học P. Ward kết luận: “Đã đến lúc phải chấm dứt nguyên tắc về bình thường! Hành tinh của chúng ta không bình thường như người ta nhắc đi nhắc lại từ năm thế kỷ nay!”
Trái đất là một ốc đảo mong manh có sự sống màu xanh và màu lục, chứa 1.750.000 loài sinh vật. “Muốn có sự sống ấy, cần có sự ổn định, những điều kiện môi trường rất chính xác thì mới phát triển được. (Thí dụ: Mặt trăng phải to vừa mức, xa Mặt trời vừa mức để quay ổn định, Trái đất cũng không được quá gần, quá xa Mặt trời, nếu không nước sẽ bốc hơi, hoặc đóng băng, dưỡng khí và các-bon không được nhiều quá hoặc ít quá…). “Vũ trụ thù địch với sự sống”. Từ 4 tỷ năm nay, những điều kiện trên tập hợp được để cho có sự sống là điều phi thường!”
Chúng ta nghĩ đến “thập nhị nhân duyên” nhà Phật. Và một thuyết tiên đoán là sau 12 tỷ năm, Mặt trời hết nhiệt lượng, sẽ hết sự sống. Có đúng không, xin đợi các nhà khoa học trả lời. Nếu đúng thì từ Kim tự tháp, đến miếu cổ Hy Lạp, Vạn lý trường thành, Shakespear, Lý Bạch, bức họa La Joconde, Nguyễn Du,... đều thành con số không ư? Có thể, nhưng bạn đừng buồn, vì 12 tỷ năm lâu lắm, nền văn minh của nhân loại mới có 5.000 năm thôi mà!
Giá trị văn khắc trên bia cổ của Trung Hoa Những bia cổ đã gợi hứng cho nhà văn Pháp Segalen viết cuốn Những tấm bia, một tác phẩm vượt lên trên tính “xa lạ” (exotisme) ... |
Trong đời sống vợ chồng ai hay hành hung? Trước đây, tôi từng viết về “đánh vợ” là một tệ nạn xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam, những nước theo Khổng học ... |
Người Hà Nội có biết không? Mỗi lần có việc đến Bưu điện cũ Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp (vốn gọi là “nhà dây thép”), nhìn tháp Hòa ... |