Những kiệt tác nghệ thuật vô tình bị phá hỏng

Tuần qua, một cậu bé 12 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) đã ngã vào bức tranh 350 tuổi của danh họa người Italy Paolo Porpora và khiến nó bị rách một miếng khá lớn. Tuy nhiên, cậu không phải là người đầu tiên trên thế giới vô tình phá hỏng một kiệt tác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hình ảnh video ghi lại cảnh cậu bé người Đài Loan mất đà và tì vào bức tranh. (Nguồn: Express)

Bức tranh Ecce Homo trước và sau khi phục chế.

Năm 2014, bà Cecilia Giménez - một nghệ nhân phục chế người Tây Ban Nha đã ngỏ ý giúp một nhà thờ ở Borja (phía Tây Bắc Tây Ban Nha) phục chế bức tranh Ecce Homo. Tác phẩm về Chúa Jesus này đã bị bong tróc gần như toàn bộ.

Sau khi phục chế, bà Giménez đã khiến bức tranh 120 năm tuổi có một diện mạo hoàn toàn khác. Người dân vùng Borja khẳng định, nhân vật trong bức tranh này chẳng khác nào một con khỉ. “Tôi cũng chỉ có ý tốt thôi mà! Tuy nhiên, tôi đã không hoàn thành được công việc của mình”, nghệ nhân này chia sẻ với Đài truyền hình Tây Ban Nha.

Dù vậy, “bức tranh hỏng” này vẫn tạo được tiếng vang lớn. Kể từ đó đến nay, đã có hơn 150 nghìn du khách trên khắp thế giới đến với thị trấn nhỏ này để chiêm ngưỡng tác phẩm Ecce Homo.


Tác phẩm sắp đặt của họa sĩ Martin Kippenberger.

Cố nghệ sĩ người Đức Martin Kippenberger được xem là một trong những nghệ sĩ điêu khắc, sắp đặt tài năng nhất thế giới. Một trong những tác phẩm của ông đã được trưng bày ở bảo tàng Ostwall Dortmund vào năm 2011. Tác phẩm gồm một tháp gỗ và một chiếc máng bằng cao su dựng sơn ở phía dưới.

Trong quá trình trưng bày, một nhân viên vệ sinh đã hăng hái đem chiếc máng cao su này đi cọ rửa sạch sẽ. "Giờ đây, tác phẩm điêu khắc này sẽ không bao giờ có thể trở lại đúng với nguyên bản của nó ", phát ngôn viên của bảo tàng thốt lên.

Camera đã ghi lại tai nạn của ông Nick Flynn.

Năm 2006, ông Nick Flynn đã gây ra một sự cố nghiêm trọng khi đến thăm Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge (Anh). Lần đó, người đàn ông 42 tuổi này đã ngã lăn trên cầu thang của Bào tàng vì giẫm vào dây giày, khiến cho ba chiếc bình cổ thời nhà Thanh vỡ tan tành.

"Tôi đã cố tóm lấy một cái gì đó nhưng bức tường đá cẩm thạch quá phẳng", ông Flynn chia sẻ với tờ Mail on Sunday. "Khi tóm phải chiếc bình, tôi cũng hình dung ra mình sẽ làm vỡ nó. Tuy nhiên, tôi không ngờ nó lại được bày biện lỏng lẻo đến như thế và đổ sầm vào hai chiếc còn lại”. Mỗi chiếc bình trị giá khoảng 100.000 Bảng. Tuy nhiên, nó đã được phục chế thành công.

Tỷ phú “đen đủi” Steve Wynn.

Năm 1997, một bức tranh của danh họa Picasso đã thuộc về ông chủ của hàng loạt các casino - Steve Wynn với giá 190 triệu USD. Sau đó, vị tỷ phú người Mỹ này đã đem khoe kiệt tác mà mình vừa mua được đi khoe với bạn bè.

Trong lúc đang thao thao bất tuyệt, ông Wynn đã vô tình tì khuỷu tay lên tranh và làm nó bị rách. Dù vị tỷ phú này đã chi 90.000 USD để phục chế kiệt tác, nhưng giá trị của bức tranh đã bị tụt giảm nặng nề, chỉ còn 85 triệu USD.

Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York.

Một tác phẩm khác của họa sĩ Pablo Picasso là 1904 L'acteur cũng đã gặp nạn khi được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York (Mỹ) vào năm 2010. Khi đó, một người phụ nữ theo học lớp nghệ thuật ở đây đã ngã vào bức tranh và để lại một vết rách dài gần 15cm.

1904 L'acteur được xem là một trong những kiệt tác nổi tiếng nhất của Picasso. Nó được các nhà chuyên môn định giá vào khoảng 130 triệu USD. Các nghệ nhân phục chế đã phải mất ba tháng để đưa tác phẩm này trở lại đúng như nguyên bản. Hiện, bức tranh đang được trưng bày trong một hộp kính chịu lực.

Nhà đấu giá Sotheby ở London.

Năm 2000, một nhân viên vận chuyển tại Nhà đấu giá Sotheby ở London đã nghiền nát bức chân dung tự họa của Lucien Freud vì tưởng nó là rác. Bức tranh này có giá khoảng 100.000 Bảng.

Bức tranh này lẽ ra phải được chuyển đến cho người quản lý công việc đấu giá trong một chiếc hộp bảo vệ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chiếc hộp rỗng đã được chuyển đi, còn kiệt tác của Lucien Freud lại được tìm thấy trong máy nghiền rác.

Sai lầm nghiêm trọng của nhân viên vận chuyển được phát hiện ra sau khi người quản lý xem lại camera an ninh.

H.Q (theo Telegraph)

Đọc thêm

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động