Hành trình chinh phục trái tim, tiếp nối sứ mệnh vì quyền con người:

Những lá phiếu ủng hộ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nói lên rất nhiều điều!

Thu Trang
Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 vô cùng ý nghĩa, cho thấy "sức thuyết phục" từ nỗ lực và thành quả bảo vệ quyền con người của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những lá phiếu ủng hộ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nói lên rất nhiều điều!
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027.

Trả lời phỏng vấn báo TG&VN, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027, bày tỏ niềm hạnh phúc, tự hào khi Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ), đánh dấu hai năm liên tiếp Việt Nam chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong hai cơ quan bổ trợ chính của Đại hội đồng LHQ.

Là người cũng từng trải qua vòng bỏ phiếu đầy cạnh tranh để tái đắc cử vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế, Đại sứ hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi tên Việt Nam một lần nữa được xướng lên ở cơ quan quan trọng hàng đầu của LHQ như HĐNQ?

Thật sung sướng và tự hào khi tên Việt Nam được Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 Csaba Korosi xướng lên tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) ngày 11/10, thông báo chúng ta trúng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Vậy là hai năm liên tiếp Việt Nam chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong Ủy ban Luật pháp quốc tế và HĐNQ LHQ, các cơ quan bổ trợ chính của Đại hội đồng LHQ.

Sự ủng hộ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt này cho thấy sự tin tưởng Việt Nam của cộng đồng quốc tế, thể hiện vị thế đi lên của đất nước, sự đúng đắn của đường lối đối ngoại mà Đảng và Chính phủ đã vạch ra. Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho các cán bộ ngoại giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của Vụ các Tổ chức quốc tế, Phái đoàn Việt Nam tại New York và Geneva (Thụy Sỹ) đã cố gắng vượt qua mọi trở ngại để đi đến thắng lợi hôm nay.

Theo Đại sứ, vì sao Việt Nam nhận được nhiều sự ủng hộ như vậy để vào HĐNQ - cơ quan quan trọng của LHQ?

Thành công lần này rất ý nghĩa vì sự cạnh tranh trong nhóm châu Á-Thái Bình Dương cao hơn hẳn các khu vực khác. Các nước phải lựa chọn 4 trong 7 ứng viên của nhóm châu Á-Thái Bình Dương. Dù 1 nước sau đó đã rút lui nhưng tính cạnh tranh vẫn lớn.

Cuộc bỏ phiếu lần này diễn ra vào thời điểm thế giới đang chịu những biến đổi sâu sắc của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và xung đột Nga-Ukraine. Cạnh tranh gắt gao là thế, song thực tế chứng tỏ chính đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tôn trọng chủ quyền quốc gia và các nguyên tắc của luật quốc tế của Việt Nam đã thuyết phục được các nước có quan điểm trái ngược nhau trong nhiều vấn đề của thế giới, để họ vẫn tin tưởng và chọn bỏ phiếu cho Việt Nam. Đồng thời, thực tế này cũng bác bỏ mọi nghi kỵ, hiểu chưa đúng hay cố tình xuyên tạc về các thành quả bảo vệ quyền con người của Việt Nam.

"Cạnh tranh gắt gao là thế, song thực tế chứng tỏ chính đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tôn trọng chủ quyền quốc gia và các nguyên tắc của luật quốc tế của Việt Nam đã thuyết phục được các nước có quan điểm trái ngược nhau trong nhiều vấn đề của thế giới, để họ vẫn tin tưởng và chọn bỏ phiếu cho Việt Nam.

Đồng thời, thực tế này cũng bác bỏ mọi nghi kỵ, hiểu chưa đúng hay cố tình xuyên tạc về các thành quả bảo vệ quyền con người của Việt Nam".

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao

Trước hết, các nước bỏ phiếu cho Việt Nam vì nhìn thấy Việt Nam là một tấm gương vượt khó, thực hiện tốt nhất mục tiêu thiên niên kỷ xoá đói giảm nghèo của LHQ. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống còn 2,23% vào năm 2021 so với thập kỷ 1995-2005. Báo cáo chỉ số phát triển con người của LHQ đã xếp Việt Nam 115/191 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm trước.

Theo Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), phát triển con người là tạo ra một môi trường trong đó mọi người có thể phát triển đầy đủ tiềm năng của họ và dẫn đầu cuộc sống sáng tạo, hiệu quả phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Việc nâng cấp chỉ số phát triển con người cho thấy Việt Nam luôn chăm lo, coi con người là trung tâm, là động lực của phát triển, là sự giàu có thực sự của quốc gia.

Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) xếp Việt Nam 8/121 quốc gia và vùng lãnh thổ có tốc độ hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19 cao nhất trên thế giới, cao hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan cùng khu vực. Mức tăng trưởng toàn thế giới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2022 là 3,2% trong khi dự báo tăng trưởng của Việt Nam, theo các tổ chức quốc tế, là 6,5%-7%.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luôn quan tâm, chăm lo cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương như phụ nữ, người già, trẻ em, người khuyết tật...

Thứ hai, các nước bỏ phiếu cho Việt Nam vì nhìn thấy ở Việt Nam khả năng dẫn dắt hợp tác, là đối tác tin cậy trong hoạn nạn, trong thời chiến cũng như thời bình.

Trong đại dịch Covid-19, Việt Nam vừa làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong nước, vừa chủ động đưa ra các sáng kiến thúc đẩy hợp tác đẩy lùi dịch bệnh và khôi phục chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ ASEAN về ứng phó dịch Covid-19. Là Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến lấy ngày 27/12 hàng năm làm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh.

Thành viên Việt Nam tại Ủy ban Luật quốc tế LHQ đã cũng các thành viên khác tích cực tham gia cùng Tổ WHO trong hình thành sáng kiến và xây dựng một Hiệp ước quốc tế về phòng chống đại dịch, thúc đẩy vai trò trung tâm của Luật quốc tế trong hợp tác toàn cầu.

Những lá phiếu ủng hộ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nói lên rất nhiều điều!
Thành công của cuộc bỏ phiếu lần này cho thấy Việt Nam có một lộ trình rõ ràng, chuẩn bị chu đáo và chiến lược vận động bầu cử hiệu quả. (Nguồn: Phái đoàn VN tại LHQ)

Thứ ba, các nước nhìn thấy ở Việt Nam sự chân thành và nghiêm túc, đối thoại thẳng thắn với các nước tại các chu kỳ Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của HĐNQ. Qua đó, Việt Nam vừa bảo vệ các giá trị phổ quát về quyền con người ghi nhận trong Hiến chương LHQ và các bộ Luật về quyền con người, vừa nhấn mạnh sự coi trọng các khác biệt giữa các nước về kinh tế, văn hoá, lịch sử, tôn giáo trong thực thi. Trong chu kỳ III rà soát UPR, Việt Nam chấp nhận 241/291 khuyến nghị và nghiêm túc thực hiện.

Thứ tư, thành công của cuộc bỏ phiếu lần này còn cho thấy Việt Nam có một lộ trình rõ ràng, chuẩn bị chu đáo và chiến lược vận động bầu cử hiệu quả.

Lần tham gia HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016 diễn ra sau 5 năm Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại HĐBA. Lần này trước khi kết thúc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại HĐBA, từ năm ngoái, Việt Nam đã khởi động chiến dịch chuẩn bị ứng cử và bầu cử vào HĐNQ.

Việt Nam đã kết hợp vận động ở các diễn đàn khác nhau, tranh thủ được ủng hộ tuyệt đối của ASEAN và Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như Hội nghị Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO).

Nhiều sáng kiến vận động đã được đưa ra như đồng tổ chức cùng Bangladesh và Philippines phiên thảo luận chuyên đề về đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại Khoá họp lần thứ 50 của HĐNQ. Đây là cơ sở để HĐNQ thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào quyền lương thực và biến đổi khí hậu, được thông qua ngày 8/7/2022.

Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 50 của HĐNQ, Việt Nam đã tổ chức “Triển lãm ảnh về các cộng đồng dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam: Hòa hợp trong Đa dạng” tại trụ sở LHQ ở Geneva vào ngày 28/7/2022 đúng vào Ngày Gia đình Việt Nam.

Thông điệp mà Việt Nam mang đến HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 là “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Bảo đảm tất cả các quyền cho tất cả mọi người”. Đại sứ có nhận định gì về tôn chỉ này và quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế để tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐNQ trong nhiệm kỳ tới?

Tôn chỉ này nhấn mạnh xu thế bất biến của nhân loại là tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu. Tôn chỉ bảo đảm tất cả các quyền cho tất cả mọi người là thể hiện sự kết hợp của điều 55 và điều 56 Hiến chương LHQ, theo đó các quốc gia thành viên LHQ có nghĩa vụ thúc đẩy các quyền con người và các quyền tự do cơ bản “mà không phân biệt trên cơ sở chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”.

Đây sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2023-2025. Trước hết Việt Nam sẽ làm tốt trách nhiệm thành viên của cơ quan giám sát thực hiện nhân quyền của LHQ, nghiêm túc thực hiện và vận động các nước thực hiện cơ chế UPR chu kỳ IV.

Việt Nam cần tiếp tục thể hiện là một thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động, tích cực trong xây dựng và thương lượng các nghị quyết, quyết định của HĐNQ, đóng góp vào việc bảo đảm các giá trị chung về quyền con người, đóng góp tích cực vào các hoạt động của LHQ trên cả ba trụ cột hòa bình - an ninh, phát triển và quyền con người.

Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác để đạt được các ưu tiên đề ra, nhất là bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đại dịch, xung đột vũ trang, chống sử dụng vũ khí hạt nhân…

Đối thoại và hợp tác quốc tế trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau là chìa khoá thúc đẩy quyền con người, đáp ứng điều kiện, nhu cầu và lợi ích chính đáng của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Những lá phiếu ủng hộ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nói lên rất nhiều điều!
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tại “Triển lãm ảnh về các cộng đồng dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam: Hòa hợp trong Đa dạng” tại trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sỹ, hồi tháng 7. (Ảnh: NVCC)
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu: ‘Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền khẳng định nỗ lực của đất nước trong thúc đẩy quyền con người’

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu: ‘Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền khẳng định nỗ lực của đất nước trong thúc đẩy quyền con người’

Nhân dịp Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023- 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bangladesh: ‘Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc’

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bangladesh: ‘Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc’

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bangladesh Shahriar Alam cho rằng, Việt Nam và Bangladesh cần tiếp tục hợp tác để đóng góp nhiều ...

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!

Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ). Theo dõi tin từ Việt Nam, Đại sứ ...

Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành ...

Thông điệp Việt Nam muốn ‘truyền tải’ khi ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Thông điệp Việt Nam muốn ‘truyền tải’ khi ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 cho thấy chính sách xuyên suốt và nhất quán của Việt ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Man City thảm bại trước Tottenham: Cuộc khủng hoảng chưa từng có

Man City thảm bại trước Tottenham: Cuộc khủng hoảng chưa từng có

Manchester City đã trải qua một trận thua thảm hại với tỷ số 0-4 trước Tottenham Hotspur tại sân nhà Etihad.
Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cáo buộc rằng Tổng thống Joe Biden đang cố gắng kéo nước này vào một cuộc chiến hạt nhân với Nga.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

'Bước chân hòa nhập 2024' mùa 2 chính thức diễn ra tại công viên Sông Hậu. Sự kiện do Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng' giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động