Những mô hình thành phố tương lai

Sở hữu không gian xanh tiêu chuẩn quốc tế xen kẽ với những tòa nhà chọc trời hay những ngôi nhà khang trang nổi trên mặt nước, Đó sẽ là những mô hình kiểu mẫu của đô thị hiện đại trong tương lai…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thành phố không carbon Masdar.

Thành phố nổi Waterbuurt

Nếu nhìn từ trên cao, tổ hợp gồm 75 ngôi nhà mang tên Waterbuurt ở Đông Amsterdam (Hà Lan) trông giống như một khu dân cư ở ven sông với những dãy nhà nhiều tầng được làm bằng gỗ, nhôm và kính. Những ngôi nhà này có ghế dựa ở ban công và xe đậu ngay gần lối ra vào. Vào những dịp đặc biệt, người dân còn tổ chức tiệc mời bạn bè, hàng xóm tới chung vui. Mọi thứ đều giống như ngôi nhà bình thường khác trừ một điểm khác biệt: Mọi thứ đều nổi trên mặt nước.

Ý tưởng về thành phố nổi ở Amsterdam xuất phát từ tình trạng thiếu đất nghiêm trọng vào đầu thập niên 1990. Trong khi quỹ đất của thành phố đã dần cạn kiệt, dân số thành thị lại bắt đầu bùng nổ, các quan chức thành phố đã cho phép thực hiện dự án xây dựng quận đô thị mới trên các hòn đảo nhân tạo làm nơi sinh sống cho khoảng 45.000 người.

Năm 2001, bản thiết kế phác thảo của dự án thành phố nổi đầy tham vọng được hoàn thành, lấy ý tưởng từ các nhà thuyền nhiều tầng cổ xưa ở Amsterdam. Cuối năm 2009, dự án được hoàn thành. Không lâu sau, những cư dân đầu tiên chuyển đến và chẳng mấy chốc, Waterbuurt trở nên đông đúc không kém gì những khu phố trung tâm Amsterdam.

Các chuyên gia môi trường dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ khiến cho mực nước biển tăng thêm ít nhất 0,9 m vào năm 2100, khiến hàng trăm thành phố nằm thấp hơn so với mực nước biển như Bangkok, London, Miami đứng trước rủi ro bị ngập lụt lớn kéo dài. Vì vậy, mô hình thành phố nổi như ở Amsterdam rất có thể là một giải pháp hiệu quả trong tương lai.

Thành phố không carbon Masdar

Thuộc Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Abu Dhabi không chỉ nổi tiếng bởi các mỏ dầu, những tòa nhà chọc trời với kiến trúc độc đáo, những khu mua sắm lộng lẫy mà tiếp tục sẽ là tâm điểm của thế giới trong tương lai với dự án thành phố không carbon Masdar - ốc đảo xanh giữa lòng sa mạc.

Trải dài trên diện tích 2,5 dặm vuông, sau khi hoàn thành vào năm 2020, Masdar sẽ là thành phố trung tính carbon đầu tiên của thế giới với khoảng 40.000 dân cư. Đặc biệt, thành phố sẽ tự vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.

Theo dự kiến, hoạt động tái chế và chuyển hóa năng lượng sẽ được tận dụng triệt để nhằm giảm lượng rác thải xuống mức gần bằng không, lượng carbon và khí thải công nghiệp thải ra thì hầu như không đáng kể. Để giảm thiểu lượng khí thải, thành phố sẽ không cho phép ô tô được lưu thông, thay vào đó là các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng năng lượng mặt trời, có sức chứa khoảng sáu người với 1.500 trạm dừng dưới lòng đất. Các công viên và khu thương mại được thiết kế theo mô hình khu vườn Ảrập truyền thống ngập tràn màu xanh, khuyến khích người dân đi bộ. Những lối đi nhỏ giữa các tòa nhà được tận dụng để tranh thủ bóng râm và giảm nhu cầu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ.

Thành phố Masdar còn có kế hoạch thu năng lượng từ những ô năng lượng mặt trời lớn có hình dạng như những bông hoa. Trong ngày, các ô sẽ mở ra, lưu trữ năng lượng và cung cấp bóng mát cho người đi bộ. Vào ban đêm, các ô sẽ khép lại để tạo ra điện. Chu vi vùng ngoại ô cũng sẽ được bao quanh bởi một bức tường được thiết kế để ngăn những cơn gió nóng của sa mạc.

Thành phố công nghệ cao Songdo

Bắt đầu từ năm 2003, Hàn Quốc đã khởi động dự án xây dựng táo bạo mang tên Songdo - thành phố công nghệ cao của tương lai. Thành phố nằm trên một hòn đảo nhân tạo, cách Thủ đô Seoul 65 km và chỉ cách thành phố Incheon 11 km, dự kiến có 65.000 cư dân và thu hút gần 300.000 người làm việc. Đây là dự án bất động sản của tư nhân với quy mô lớn chưa từng có và tổng vốn đầu tư gần 35 tỷ USD.

Toàn bộ thành phố được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh quốc tế, được chứng nhận hàng đầu về tiêu chuẩn năng lượng và môi trường. Trung tâm đô thị mới này sẽ được kết nối với sân bay quốc tế Icheon bằng cầu cao tốc dài bảy dặm và được kết nối với Seoul bằng tàu điện ngầm. Việc đi lại trong ngày tới các trung tâm kinh doanh chính của Trung Quốc và Nhật Bản rất dễ dàng. Dự kiến, hơn một phần ba dân số thế giới sống trong bán kính ba giờ rưỡi bay từ Songdo.

Bích Trâm (tổng hợp)



 

Đọc thêm

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động