Những nét mới trong nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội XIII

GS.TS. Phạm Quang Minh * - TS. Nguyễn Hồng Hải **
Chính sách đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII là kết tinh trí tuệ, thực tiễn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và trước hết là ngành ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu Bộ Ngoại giao dự Đại hội XIII.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu Bộ Ngoại giao dự Đại hội XIII. (Ảnh: Tuấn Anh)

Kế thừa và phát huy

Năm 2021 đánh dấu chặng đường 35 năm Đổi mới toàn diện của đất nước, trong đó có chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Xét một cách tổng thể, chính sách đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII là sự tiếp tục, kế thừa và phát huy chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại” và “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” mà các đại hội trước đã đề ra.

Trong Văn kiện Đại hội XIII, phần chính sách đối ngoại được trình bày trong Mục XI – Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Theo đó, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới được triển khai một cách toàn diện là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hóa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Văn kiện cũng chỉ ra nguyên tắc chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách đối ngoại là vừa hợp tác, vừa đấu tranh; đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương và kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội XIII nhấn mạnh một số nét mới trong nhiệm vụ đối ngoại giai đoạn tới.

Sáu nét mới cần lưu ý

Một là, Văn kiện nhấn mạnh và đặt vấn đề “lợi ích quốc gia - dân tộc” là mục tiêu cao nhất của hoạt động đối ngoại. Vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc không phải là mới trong các văn kiện của Đảng, nhưng thuật ngữ này lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị ngày 13/5/1988.

Trong đối ngoại, đây chính là mục tiêu tối thượng, xuyên suốt, “bất biến” vì đơn giản là “không có kẻ thù vĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Sự khẳng định này không phải ngẫu nhiên, mà gắn liền với nhận thức và phát triển tư duy của Đảng ta về tình hình quốc tế, về quan hệ đối tác và đối tượng, về mục đích và phương châm đối ngoại.

Việc khẳng định “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong văn kiện chính thức cho thấy Đảng ta không có lợi ích và mục đích viển vông nào khác.

Hai là, Văn kiện nhấn mạnh cả đối ngoại song phương và ngoại giao đa phương. Với đối ngoại song phương, chủ trương là tiếp tục “chú trọng” và “làm sâu sắc” các mối quan hệ, trong đó thứ tự ưu tiên vẫn là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác.

Cho đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước/193 quốc gia thành viên của LHQ, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và đối tác toàn diện với 13 nước.

Với ngoại giao đa phương, ta chủ trương là “chủ động” và “tích cực” với thứ tự ưu tiên là ASEAN, LHQ, EU, APEC, ASEM, Francophonie (Tổ chức Quốc tế các Quốc gia nói tiếng Pháp), NAM (Phong trào Không liên kết), các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và các cơ chế khác có tầm quan trọng chiến lược.

So với Báo cáo Chính trị Đại hội XII, về nội dung này Văn kiện Đại hội XIII trình bày toàn diện và đầy đủ hơn. Điều này tạo nhận thức về sự linh hoạt và cách tiếp cận mở hơn trong ngoại giao đa phương của Việt Nam.

Ba là, Văn kiện cũng nhấn mạnh hơn chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương. Mặc dù ngày 8/8/2018 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW “Về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, song đây là lần đầu tiên vấn đề này được đưa vào trong văn kiện Đại hội Đảng.

Tuy đa phương hóa quan hệ quốc tế là một chủ trương lớn về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong 35 năm Đổi mới, nhưng chúng ta chưa nhận thức và chú ý nhiệm vụ này một cách thỏa đáng. Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các cơ chế đa phương là kênh đối ngoại hiệu quả nhất để tập hợp lực lượng và tiếng nói của các nước nhỏ.

Do vậy, đối với nước ta, đối ngoại đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Chính sách đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII là kết tinh trí tuệ, thực tiễn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và trước hết là ngành Ngoại giao, là sự kế thừa, tiếp nối chính sách đối ngoại đúng đắn và ngày càng được hoàn thiện từ Đại hội VI cho đến nay.

Bốn là, liên quan đến các vấn đề Biển Đông, nếu như Văn kiện Đại hội XII chỉ nói chung là “giải quyết các vấn đề trên biển”, mà không đề cập một cách cụ thể, thì Văn kiện Đại hội XIII trình bày cụ thể hơn về phạm vi, cách tiếp cận và phương thức, như: “giải quyết các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là [nhấn mạnh] Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” (UNCLOS 1982).

Năm là, Văn kiện chỉ rõ ba trụ cột ngoại giao của Việt Nam là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Đây là lần đầu tiên nội dung này được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII.

Nếu nhìn nền ngoại giao Việt Nam như một mặt trận thống nhất, với các loại hình ngoại giao khác nhau từ chính trị, quốc phòng, nghị viện, văn hóa, kinh tế, thì sẽ thấy các loại hình ngoại giao này không chỉ có sự tham gia của các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, mà của cả các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.

Đó là nền ngoại giao nhân dân, có truyền thống hàng nghìn năm trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Ngày nay, nền ngoại giao hiện đại Việt Nam trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, dù có cách gọi khác nhau và các kênh đối ngoại khác nhau, song mọi hoạt động đối ngoại đều đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Vì vậy, việc nhấn mạnh ba kênh ngoại giao trên không chỉ đề cao vị thế và vai trò của từng kênh, mà còn để khẳng định sự thống nhất về lãnh đạo, mục đích và mục tiêu hoạt động của ngoại giao Việt Nam.

Sáu là, Văn kiện còn nhấn mạnh đến việc xây dựng một nền ngoại giao toàn diện và hiện đại, trong đó chú trọng tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại “có bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp”.

Xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại là để đáp ứng với sự phát triển, phù hợp với vị thế trên trường quốc tế và tương xứng với hoạt động ngoại giao được nâng tầm cả trong hoạt động song phương và đa phương của nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.

Niềm tin vào tương lai

Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định những mục tiêu phát triển mới của nước ta trong nhiệm kỳ 2021-2015, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm thành lập nước (2045).

Sau 35 năm Đổi mới, Ngoại giao Việt Nam đã từng bước trưởng thành cùng dân tộc.

Nếu như trong giai đoạn trước Đổi mới, chính sách đối ngoại của Việt Nam bị tác động và định hình bởi yếu tố ý thức hệ, thì từ khi Đổi mới và nhất là trong Văn kiện Đại hội XIII, chính sách đối ngoại đã xác định “lợi ích quốc gia - dân tộc” là mục tiêu tối thượng, xuyên suốt.

Chính sách đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII là kết tinh trí tuệ, thực tiễn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và trước hết là ngành Ngoại giao, là sự kế thừa, tiếp nối chính sách đối ngoại đúng đắn và ngày càng được hoàn thiện từ Đại hội VI cho đến nay.

Chính sách đó trên hết nhằm phục vụ mục tiêu và sự phát triển của nước ta trong giai đoạn phát triển mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chúng ta tin tưởng rằng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, hoạt động đối ngoại sẽ góp phần củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế trong nhiệm kỳ hiện nay và những năm tiếp theo.


* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

** Đại học Queensland, Australia

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: 5 nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: 5 nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao

Nhân dịp được Quốc hội phê chuẩn bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 13/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có thư ...

Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước

Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao ...

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động