Những ngày cuối nhiệm sở, ông Trump lại nhận 'đòn đau' từ Quốc hội Mỹ

TGVN. Ngày 1/1, Quốc hội Mỹ đã bác quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật chi tiêu quốc phòng. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ngày cuối nhiệm sở, ông Trump lại nhận 'đòn đau' từ Quốc hội Mỹ
Những nỗ lực phủ quyết của ông Trump đều bị Quốc hội Mỹ vô hiệu hóa. (Nguồn: AFP)

Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã tổ chức một phiên họp hiếm hoi trong ngày đầu năm mới để tranh luận về dự luật, vốn đã được Hạ viện bỏ phiếu thông qua. Dự luật trị giá 740 tỷ USD sẽ tài trợ cho chính sách quốc phòng trong năm tới.

Ông Trump, người sẽ rời nhiệm sở trong vài tuần tới, đã phản đối một số điều khoản trong dự luật. Thượng viện đã bỏ phiếu 81-13 cho Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - đa số cần thiết để bác quyền phủ quyết của Tổng thống ở cả 2 viện. Động thái này diễn ra chỉ 2 ngày trước khi một Quốc hội mới của Mỹ tuyên thệ nhậm chức.

Ông Trump trước đó đã phủ quyết 8 dự luật và đều được thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ. Ông sẽ rời nhiệm sở vào ngày 20/1 và được thay thế bởi đảng viên Dân chủ Joe Biden.

Ông Trump phản đối điều gì?

Ông Trump đã phản đối các chính sách hạn chế việc rút quân khỏi Afghanistan và châu Âu, đồng thời phản đối việc đổi tên các căn cứ quân sự hiện được đặt theo tên các lãnh đạo Liên minh miền Nam thời nội chiến Mỹ. Ông cũng gọi dự luật dài 4.500 trang, kéo dài gần một năm để thực hiện là một “món quà cho Trung Quốc và Nga”.

Tin liên quan
Một tháng trước lễ nhậm chức của ông Biden, Tổng thống Trump bổ nhiệm hơn 40 nhân sự lãnh đạo Một tháng trước lễ nhậm chức của ông Biden, Tổng thống Trump bổ nhiệm hơn 40 nhân sự lãnh đạo

Ông Trump nói trong một tuyên bố: “Thật đáng tiếc đạo luật không bao gồm các biện pháp an ninh quốc gia quan trọng, nhưng lại bao gồm các điều khoản không tôn trọng các cựu chiến binh và lịch sử quân đội, mâu thuẫn với nỗ lực của chính quyền của tôi nhằm đặt nước Mỹ trên hết trong các hành động chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia”.

Ông Trump cũng cho rằng các biện pháp hạn chế đưa quân về nước của dự luật là “chính sách tồi” và “vi hiến”. Dự luật hạn chế khả năng của Trump trong việc ra quyết định rút tất cả binh sĩ Mỹ còn lại khỏi Afghanistan ngay lập tức.

Dự luật yêu cầu ông phải gửi một "đánh giá toàn diện, liên ngành về các rủi ro và tác động trước khi sử dụng ngân quỹ để giảm quân nhân Mỹ ở Afghanistan xuống dưới 4.000 quân hoặc dưới mức hiện tại và thực hiện điều đó một lần nữa trước khi rút xuống dưới 2.000 quân”.

Trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết ông quyết tâm thông qua dự luật. Ông nói: “Đây là những gì Thượng viện đang tập trung vào- hoàn thành luật quốc phòng hàng năm để chăm sóc những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm của chúng ta, những người tình nguyện mặc quân phục. Chúng tôi đã thông qua đạo luật này 59 năm liên tiếp. Và bằng cách này hay cách khác, chúng tôi sẽ hoàn thành NDAA hàng năm lần thứ 60 và thông qua luật này trước khi Quốc hội này kết thúc vào ngày 3/1”.

Sau đó, ông Trump đã phản ứng về cuộc bỏ phiếu, cụ thể nhắm vào vấn đề bảo vệ các công ty truyền thông xã hội. Ông muốn dự luật bãi bỏ các biện pháp bảo vệ đối với các công ty truyền thông xã hội.

Ông viết trên Twitter: “Thượng viện đảng Cộng hòa của chúng ta vừa bỏ lỡ cơ hội loại bỏ Mục 230, trao quyền lực vô hạn cho các công ty công nghệ lớn. Điều đó thật thảm hại!!!”.

Vì sao Quốc hội phải thực hiện động thái này?

Các dự luật được Quốc hội thông qua cần có chữ ký của tổng thống để trở thành luật. Trong những trường hợp hiếm hoi, một tổng thống có thể chọn phủ quyết hoặc bác bỏ luật vì một số bất đồng chính sách.

Các nhà lập pháp có thể bác quyền phủ quyết của tổng thống và ban hành các dự luật thành luật bằng cách tập hợp đủ 2/3 số phiếu trong cả hai viện của Quốc hội.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng quyền phủ quyết của ông Trump là “một hành động liều lĩnh đáng kinh ngạc gây tổn hại cho quân đội, gây nguy hiểm cho an ninh và làm suy yếu ý chí của Quốc hội lưỡng đảng”.

Bà nói trong một tuyên bố: “Trong thời điểm đất nước chúng ta là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng quy mô lớn, thật khó hiểu lý do đằng sau sự vô trách nhiệm của tổng thống”.

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật chi tiêu thời hạn 2 ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật chi tiêu thời hạn 2 ngày

Ngày 1/1, Thượng nghị sĩ Jack Reed, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói rằng dự luật là "cần thiết" trong việc tăng cường an ninh mạng quốc gia chống lại kiểu tấn công có chủ đích trên diện rộng gần đây đã nhằm vào cả chính phủ và một số công ty tư nhân.

Về nhận xét của ông Trump rằng Moscow và Bắc Kinh có thể sẽ “tán thành” dự luật đó, ông Reed nói rằng bình luận đó là "hoàn toàn vô căn cứ”.

Trong dự luật cũng có một điều khoản lên án Trung Quốc xâm lược quân sự Ấn Độ. Theo hãng tin PTI của Ấn Độ, điều khoản này phản ánh sự yểm trợ mạnh mẽ của chính phủ Mỹ đối với các đồng minh và đối tác ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và những nơi khác.

Cụ thể, một nghị quyết trong NADD, do nghị sĩ gốc Ấn Độ Raja Krishnamoorthi đề nghị, yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt tấn công quân sự vào Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bày tỏ “quan ngại rất lớn” về hành động xâm lấn quân sự tiếp diễn của Trung Quốc dọc theo LAC, dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc cùng với Ấn Độ giải quyết tình hình tại đường ranh giới này thông qua các cơ chế ngoại giao hiện có, chứ không được dùng đến hành động cưỡng ép hay vũ lực.

Theo hãng tin này, phản ứng về việc nghị quyết mà ông đề nghị được đưa vào luật ngân sách quốc phòng Mỹ, nghị sĩ Krishnamoorthi nói: “Sự xâm lấn thô bạo của Trung Quốc dọc theo LAC với Ấn Độ, cũng như nhắm vào các nước khác là không thể chấp nhận được. Việc nghị quyết này trở thành luật là một thông điệp rõ ràng về sự yểm trợ và đoàn kết đối với Ấn Độ và các đối tác khác của chúng ta trên khắp thế giới vào thời điểm chúng ta bước vào năm mới”.

Dự luật về ngân sách quốc phòng Mỹ vừa được thông qua còn nhấn mạnh rằng những yêu sách chủ quyền “vô căn cứ” của Trung Quốc đối với các vùng như Biển Đông và Biển Hoa Đông là những yêu sách gây mất ổn định và trái với luật pháp quốc tế.

Tại Thượng viện hôm 1/1, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Jim Inhofe và ông Jack Reed liên tục chúc mừng nhau về sự hợp tác kéo dài trong nhiều tháng qua của họ đối với dự luật này- một điều hiếm thấy về hợp tác giữa hai đảng trong một Quốc hội đang bị chia rẽ sâu sắc.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa ‘ra chiêu’ mới phản đối kết quả bầu cử Mỹ

Thượng nghị sĩ Cộng hòa ‘ra chiêu’ mới phản đối kết quả bầu cử Mỹ

TGVN. Ngày 2/1, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz cho biết sẽ cùng một nhóm 10 thượng nghị sĩ khác phản đối kết quả ...

Quốc hội Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào 'Dòng chảy phương Bắc 2' của Nga

Quốc hội Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào 'Dòng chảy phương Bắc 2' của Nga

TGVN. Ngày 1/1, Quốc hội Mỹ đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào hoạt động xây dựng tuyến đường ống dẫn ...

Vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật quốc phòng

Vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật quốc phòng

TGVN. Ngày 11/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật chi tiêu quốc phòng bao quát, bất chấp việc đương kim Tổng thống ...

(theo AFP/Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11: USD nhích nhẹ, lãi suất cơ bản ở Nga tăng cao nhất 20 năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11: USD nhích nhẹ, lãi suất cơ bản ở Nga tăng cao nhất 20 năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11 ghi nhận đồng USD tăng so với các tiền tệ khác.
Tốc độ tối đa của xe cơ giới tham gia giao thông từ ngày 1/1/2025

Tốc độ tối đa của xe cơ giới tham gia giao thông từ ngày 1/1/2025

Ngày 15/11, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ...
Gazprom của Nga 'gạch tên' châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Gazprom của Nga 'gạch tên' châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12 trong bản kế hoạch năm 2025.
Nơi ghi dấu Lễ trình Quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nơi ghi dấu Lễ trình Quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lễ trình Quốc thư đầu tiên tại Khu di tích Đồi Giang là một trong những dấu ấn quan trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Kết quả bóng đá hôm nay 27/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 27/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 27/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
'Tan chảy' trước nhan sắc của diễn viên Midu

'Tan chảy' trước nhan sắc của diễn viên Midu

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Israel-Hezbollah chính thức chấp nhận ngừng bắn: Thủ tướng Netanyahu vẫn cảnh báo cứng rắn, Mỹ khẳng định không triển khai quân

Israel-Hezbollah chính thức chấp nhận ngừng bắn: Thủ tướng Netanyahu vẫn cảnh báo cứng rắn, Mỹ khẳng định không triển khai quân

Israel đã chấp thuận đề xuất của Washington về lệnh ngừng bắn với phong trào Hezbollah, sẽ có hiệu lực từ 10h ngày 27/11 theo giờ địa phương.
Czech thắng Nga trong cuộc đua vào Hội đồng điều hành OPCW, ra tuyên bố về kết quả 'thuyết phục'

Czech thắng Nga trong cuộc đua vào Hội đồng điều hành OPCW, ra tuyên bố về kết quả 'thuyết phục'

OPCW đã chọn Bắc Macedonia và Cộng hòa Czech tham gia Hội đồng điều hành của tổ chức này đại diện cho nhóm Đông Âu.
Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn Israel-Hezbollah, Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh, do đâu Ai Cập thiệt hại 8 tỷ USD?

Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn Israel-Hezbollah, Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh, do đâu Ai Cập thiệt hại 8 tỷ USD?

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/11.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động