Những sự thật thú vị về các loài động vật có thể bạn chưa biết
09:15 | 13/03/2020
TGVN. Lưỡi của thằn lằn dài gấp đôi cơ thể chúng, gấu Bắc cực có làn da màu đen dù chúng có bộ lông trắng như tuyết... và còn nhiều sự thật thú vị khác.
Lưỡi của tắc kè dài gấp đôi chiều dài cơ thể chúng. Bình thường, chiếc lưỡi này được cuộn lại bên trong miệng, và trong trường hợp bắt mồi, chiếc lưỡi có thể được phóng ra với tốc độ lên tới 97km/h. (Nguồn: MSN)
Khi được khoảng 3-5 tuổi, hải âu cổ rụt Atlantic sẽ chọn 1 "đối tác" để ghép đôi suốt phần đờn còn lại. (Nguồn: MSN)
Bên dưới bộ lông trắng như tuyết, gấu Bắc cực thực ra có làn da màu đen, cho phép chúng hấp thu năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Thực tế, bộ lông của gấu Bắc cực cũng không phải màu trắng. Chúng ta nhìn thấy màu trắng là do sự phản quang. (Nguồn: MSN)
Tổ của đại bàng đầu trọc thường rộng 1,2-1,5 mét và sâu tới 1,2 mét. Chiếc tổ lớn nhất từng được ghi nhận rộng tới 2,8 mét và sâu 6 mét. (Nguồn: MSN)
Loài rái cá thường nắm tay nhau khi ngủ. Điều này nghe có vẻ đáng yêu, nhưng thực ra rái cá thường ngủ nổi trên mặt nước và chúng nắm tay nhau để tránh bị trôi khỏi bầy. (Nguồn: MSN)
Không giống như hầu hết các loài khác, giới tính của một số loài rùa nhỉ (và cả cá sấu) được quyết định sau khi thụ tinh - bằng nhiệt độ của cát mà trứng được vùi. Với tình trạng ấm dần lên của các bãi biển trên thế giới sẽ có nhiều rùa cái được sinh ra hơn, dẫn đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên. (Nguồn: MSN)
Một chú cá mập có thể có tới 30.000 chiếc răng trong đời. Kẻ săn mồi hàng đầu của đại dương có nhiều hàng răng bên dưới hàng răng mà chúng ta có thể nhìn thấy được. (Nguồn: MSN)
Dù được gọi là "vua của rừng rậm", sư tử lại được tìm thấy chủ yếu ở đồng bằng và các thảo nguyên. (Nguồn: MSN)
Giống như hầu hết các loài côn trùng, chuồn chuồn có 6 chiếc chân, nhưng chúng không được dùng để đi lại, mà được dùng để nắm, bắt và bám vào thân cây. (Nguồn: MSN)
Loài hươu có thể ăn tới 45kg lá và cành nhỏ trong 1 ngày. Việc ăn lá không chỉ để thỏa mãn cơn đói, mà còn cả thỏa mãn cơn khát của chúng.Tuy nhiên loài hươu đôi khi phải vài ngày mới uống nước một lần. (Nguồn: MSN)
Một số loài sứa có thể sắp xếp lại các xúc tu của chúng nếu có bất cứ xúc tu nào bị đứt. Các nhà khoa học gọi đây là đặc tính "cân đối". Quá trình này không chỉ giúp sứa chữa lành vết thương mà còn đảm bảo chúng vẫn di chuyển được như bình thường. (Nguồn: MSN)
Lưỡi của cá voi xanh nặng tương đương với một chú voi và trái tim của "gã khổng lồ biển cả" này nặng tương đương một chiếc ô tô. Cá voi xanh có thể ăn hết 4 tấn các loài giáp xác trong 1 ngày. (Nguồn: MSN)
Hà mã tiết ra một chất dịch nhầy màu đỏ, đôi khi được gọi là "mồ hôi máu". Dịch này chứa các chất chống thấm nước, có tác dụng như kem chống nắng, dưỡng ẩm da và thậm chí là kháng khuẩn. (Nguồn: MSN)
Bạch tuộc có 3 trái tim: 2 trái tim có vai trò vận chuyển máu và 1 có vai trò tuần hoàn máu. (Nguồn: MSN)
Loài chim duy nhất bay lùi là chim ruồi, nhưng chúng lại không thể đi vì đôi chân quá ngắn. (Nguồn: MSN)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.