Chống biến đổi khí hậu: Sự chia rẽ “chưa từng có” trong G7 | |
Tọa đàm về quyền phụ nữ ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu |
Bài toán bảo tồn nguồn nước
Đảo đảm nguồn nước sạch trong môi trường biến đổi khí hậu và đô thị hóa tăng hiện là một thách thức lớn đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu, hạn hán và sự phát triển của các thành phố ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng và bảo tồn nguồn nước trong tương lai.
Nhận định về nguy cơ này, Cố vấn Kỹ thuật Đô thị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Vijay Padmanabhan nhận xét: “Chúng ta đang đối phó với vấn đề này ở các nước đang phát triển. Cần phải giới thiệu những đổi mới trong quản lý nguồn nước. Các công nghệ xử lý, lập bản đồ các tầng chứa nước, tái chế và tái sử dụng nước thải phải là những lĩnh vực ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu và phát triển”.
Biến đổi khí hậu, hạn hán và đô thị hóa sẽ ảnh hưởng đến bảo tồn nguồn nước trong tương lai. (Nguồn: Getty Images) |
Dịch bệnh tràn lan
Một thách thức khác cũng nghiêm trọng không kém là sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học phải tìm ra và triển khai các loại vaccine mới để đối phó với những đại dịch sắp tới do mối nguy hiểm này gây ra. Người phụ trách các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc thuộc tổ chức Wellcome Trust tại Anh, ông Tim Jinks cho biết: “Chúng ta phải nỗ lực lớn hơn để cải thiện khả năng chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng gây tử vong và thúc đẩy sự phát triển các loại thuốc kháng sinh mới nhằm thay thế những loại không còn hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Những bệnh này đang gây ra khoảng 700.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới và có thể làm 10 triệu người trong cùng một thế hệ bị chết”.
Việc chống lại những dịch bệnh toàn cầu trong một thế giới liên kết cũng là quan tâm của nhiều nhà khoa học hiện nay. Ông Mike Turner, phụ trách các bệnh nhiễm trùng và suy giảm hệ thống miễn dịch thuộc Wellcome Trust nhận xét: “Gần đây, nạn dịch SARS, Ebola và Zika bùng phát đã chỉ ra rằng thế giới không được chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh lây lan. Chúng ta cần nhiều loại vaccine mới, hệ thống y tế mạnh hơn và sự phản ứng toàn cầu phối hợp tốt hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cần phải được tài trợ tốt hơn để có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả khi bệnh bắt đầu lây lan. Chỉ bằng cách đầu tư, phối hợp và làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể chuẩn bị cho thế giới đối phó với những nạn dịch không thể tránh khỏi”.
Làm chủ công nghệ
Nhân loại đang hướng tới việc làm chủ chính bản thân mình thông qua các công nghệ kỹ thuật số. Ông Eric Topol, thuộc Viện Khoa học xuyên Đại Tây Dương tại Mỹ cho rằng: “Thách thức lớn nhất của chúng ta liên quan đến khả năng mới là có thể mã số hoá con người. Đó là, thông qua cảm biến sinh học, sự giải trình từ hình ảnh và ADN, chúng ta có thể xác định bản chất y tế của mỗi cá nhân. Điều này tạo ra rất nhiều dữ liệu, bao gồm việc truyền đi trong cùng thời gian các số liệu quan trọng như huyết áp,…
Khi thực hiện vấn đề này, chúng ta đang đi đúng hướng để có một huấn luyện viên ảo về y tế: với điện thoại thông minh, bạn sẽ được cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức tất cả các chỉ số y tế về sức khỏe nhằm giúp bạn phòng ngừa bệnh tật”.
Công nghệ di truyền trên con người cũng là một yếu tố được nhiều nhà khoa học quan tâm. Bà Jennifer Doudna, Giáo sư về Sinh Hóa Tế bào thuộc Đại học California Berkeley tại Mỹ, chia sẻ: “Là đồng phát minh của các ấn bản công nghệ gene CRISPR, tôi vui mừng khi thấy khả năng sáng tạo này trong việc 'cắt và dán' các gene đang được khai thác có hiệu quả như một chiến lược để tạo ra các món ăn, phương pháp điều trị và vật liệu mới, cũng như cách thức kiểm soát sự lây lan bệnh tật... Chúng ta nên tiếp tục thảo luận và xem xét tác động sâu sắc về xã hội và đạo đức của công nghệ CRISPR để đảm bảo chắc chắn rằng nó không bị lạm dụng”.
Công nghệ 'cắt, dán' và tạo ra các gene di truyền.(Nguồn: Getty Images) |
Nỗ lực để tồn tại và phát triển
Một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nhiều quốc gia đang phát triển, là cải thiện tuổi thọ trung bình cho người dân. Tuy nhiên, theo bà Elizabeth Bradley, Viện trưởng Y tế Toàn cầu thuộc Đại học Yale (Mỹ), điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực: “Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền chi nhiều hơn cho các dịch vụ xã hội liên quan đến y tế có thể dự đoán một số chỉ số quan trọng như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và ở các bà mẹ. Một số đầu tư vào các dịch vụ xã hội như đào tạo nghề, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ dinh dưỡng đã thường xuyên bị đánh giá thấp”.
Ngoài ra, một trong những vấn đề cấp bách cần được các nhà lãnh đạo thế giới quan tâm là quy hoạch đô thị. Giám đốc Homi Kharas của Chương trình Toàn cầu thuộc Viện Brookings tại Mỹ chia sẻ: “Đến năm 2050, Trái đất có hơn 7 tỷ người, trong đó 80% sống ở các thành phố và sẽ thải ra 75% lượng khí carbon toàn cầu. Sự tăng trưởng rất nhanh đang diễn ra tại nhiều thành phố thứ cấp, nơi mà các thị trưởng và thành viên quản trị vẫn chưa được học kỹ thuật hoạch định đô thị.
Trong một thế giới mà công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, ngay từ bây giờ, các nhà quản lý phải hoạch định nơi mà mọi người sống, làm việc và vui chơi, và làm thế nào có thể tiếp cận hợp lý với các tòa nhà lớn, với giao thông vận tải, năng lượng và quản lý chất thải”.
Các quốc gia cần tạo dựng môi trường sống, làm việc và học tập tốt nhất cho người dân. (Nguồn: Getty Images) |
Các quốc gia cũng cần có những biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát gia tăng dân số, qua đó cải thiện chất lượng sống và giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Bình luận về vấn đề này, Chủ tịch Viện Dân số và Trung tâm Truyền thông William Ryerson cho biết: “Mặc dù sự cải tiến công nghệ có tiềm năng quan trọng là làm giảm tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nó là không đủ bền vững. Chúng ta cần giảm tốc độ tăng trưởng về dân số và giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, đồng thời phải giảm khoảng cách giữa những người giàu và nghèo nhất trên hành tinh.
Cho đến nay, nguồn tài nguyên không tái tạo là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế. Chúng ta phải nhanh chóng hoạch định để một ngày trong tương lai con người có thể sống chỉ sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì đa dạng sinh học và làm cho hành tinh tràn đầy sự sống”.
Cuối cùng, tăng trưởng bền vững cần được các nước chú trọng hơn, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường sống của người dân. Giám đốc Edward Paice của Viện Nghiên cứu châu Phi có trụ sở tại Anh nhận định: “Đối với các khu vực và thành phố đang có tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống, cần thiết phải lập kế hoạch quản lý hiệu quả hơn".
Hỗ trợ phát triển sản xuất các dân tộc thiểu số rất ít người Ủy ban dân tộc đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ... |
Để ASEAN phát triển bền vững ASEAN đã hình thành Cộng đồng. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển bền vững cho cả Hiệp hội vẫn là trăn trở của các nhà ... |
Vì mục tiêu bền vững cho ASEAN ASEAN đã hình thành Cộng đồng, tuy nhiên mục tiêu phát triển bền vững cho cả Hiệp hội vẫn là trăn trở của các nhà ... |