Nâng cao hơn nữa nhận thức về Cộng đồng ASEAN tại New Zealand | |
Vì mục tiêu bền vững cho ASEAN |
Theo đánh giá của các chuyên gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong giai đoạn 2017 - 2021, các nền kinh tế ASEAN dự kiến tăng trưởng ở mức 3-8%, nhờ các cuộc cách mạng về công nghệ tài chính, thương mại điện tử và việc cải thiện quản trị nhà nước.
Một góc thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Jakarta Post) |
Tuy nhiên, lãnh đạo các nước ASEAN nhận thức rằng chìa khoá để thúc đẩy kinh tế - xã hội cũng như giảm nghèo chính là phát triển cơ sở hạ tầng. Theo số liệu của ADB, từ nay đến năm 2030, châu Á – Thái Bình Dương sẽ cần đến hàng nghìn tỷ USD/năm để cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực. Một khi các dự án này được triển khai, những hạ tầng này có thể được khai thác trong nhiều thập kỷ tiếp theo và sẽ quyết định thành công của khu vực. Vì vậy, điều này đòi hỏi các nước ASEAN cần có sự lựa chọn đúng đắn.
Theo giới phân tích, ASEAN cần đặt vấn đề phát triển bền vững làm ưu tiên trọng tâm. Nhận thức này cần phải được quán triệt và thúc đẩy dựa trên 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) năm 2015.
Tình hình dân số tăng không ngừng, ước tính đạt 741 triệu người vào năm 2035, kết hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đi kèm bất bình đẳng xã hội, đã và đang gây áp lực lên các nguồn tài nguyên của ASEAN. Nhiều vấn đề môi trường xuyên biên giới như ô nhiễm không khí, sương mù, ô nhiễm nước và đất, cùng với sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng...
Cụ thể, Đông Nam Á là nơi có lượng gỗ trên mỗi hecta rừng lớn hơn bất cứ nơi nào trên trái đất và là nơi có đa dạng sinh học cao. Nhưng với tác động của biến đổi khí hậu, đây lại là mối đe dọa nghiêm trọng khi theo dự báo trên tờ Ecosphere, một số khu vực ở đây dự kiến sẽ mất tới 98% diện tích rừng trong chín năm tới.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ASEAN không thể cứ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông mà phải chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm bắt kịp các tiến bộ công nghệ. Bà Greta Faremo, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, cũng nhấn mạnh ASEAN phải “xây dựng cơ sở hạ tầng và thế chế một cách hoàn thiện và bền vững ngay từ đầu”. Trong bối cảnh người dân châu Âu và Mỹ phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hoá và hội nhập trong những năm gần đây, điều này ngày càng cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của ASEAN.
Chính sách “hướng Đông” của Nga tăng cường sức mạnh cho Đông Nam Á Mục tiêu của Nga là coi Đông Nam Á như một trụ cột độc lập trong trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, ... |
Doanh nhân nữ - chìa khóa cho một ASEAN bền vững Ngày 9/6, tại Singapore đã diễn ra Diễn đàn ASEAN về Tăng cường Năng lực Doanh nhân nữ: "Thay đổi triển vọng, Thay đổi xã ... |
ASEAN - tổ chức khu vực thành công nhất Ngày 9/6, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển dịch địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương và chặng đường nửa ... |