Những vũ khí quân sự độc nhất vô nhị

Lịch sử thế giới có đầy đủ các minh chứng về sự khéo léo, sáng tạo của con người, bao gồm cả những sáng tạo lạ lùng, kỳ quặc. Và thiết kế vũ khí cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những ý tưởng sáng tạo vũ khí độc đáo từng xuất hiện trong lịch sử quân sự nhưng ít người biết tới, theo trang Business Insider.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Máy bay Ekranoplane.

“Bom dơi”

Loại bom kỳ lạ này được Mỹ phát triển nhằm chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II. Mỗi quả bom sẽ chứa khoảng 40 con dơi ngủ đông, mỗi con được gắn với một quả bom napalm loại nhỏ cùng một bộ đếm thời gian.

Những quả “bom dơi” sẽ được thả bằng một loại dù đặc biệt xuống khu vực cần phá hủy, đủ thời gian cho dơi bay ra ngoài và tìm kiếm nơi trú ngụ. Sau đó, vào đúng giờ hẹn trên đồng hồ, quả bom mà con dơi mang theo sẽ phát nổ, phá hủy mọi vật xung quanh.

Chó chống tăng

Nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của Đức Quốc xã, một số nhà khoa học quân sự của Liên Xô đã nghĩ ra ý tưởng gắn thuốc nổ vào những chú chó săn và huấn luyện chúng bám theo xe tăng của Đức.

Theo một số tài liệu được công bố, ước tính có khoảng 300 xe tăng Đức đã bị phá hủy vì "những chú chó chống tăng" này.

Tàu ngầm chuyên chở máy bay

Vào giai đoạn khốc liệt nhất của Thế chiến II, Hải quân Nhật Bản đã phát triển và đưa vào sử dụng một loạt các tàu ngầm mang tên Sen Toku I-400. Khác với những thế hệ tàu ngầm trước đó, Sen Toku I-400 đủ lớn để mang theo 3 chiếc máy bay Aichi M6A Seiran lặn sâu dưới nước, nổi trên bề mặt, xuất kích rồi sau đó lại lặn xuống. Tàu ngầm loại này cũng được trang bị cả ngư lôi. Tổng cộng, đã có ba chiếc tàu ngầm như vậy được xuất xưởng.

Pháo bắn đạn hạt nhân

Nhắc đến vũ khí hạt nhân người ta có thể hình dung ra sức hủy diệt ghê gớm với khả năng san bằng một thành phố. Trong Chiến tranh Lạnh, ý tưởng về một loại vũ khí hạt nhân "chiến thuật" đã xuất hiện. Người ta đã cho thử một loại vũ khí có cấu tạo giống như những khẩu pháo bắn đạn hạt nhân vào những mục tiêu xác định trên chiến trường với sức phá hủy hạn chế hơn. Ra đời từ việc cải tiến tên lửa hạt nhân tầm ngắn nên những khẩu pháo bắn đạn hạt nhân thường được trang bị thêm một lớp vỏ gắn với một tên lửa tầm ngắn.

Siêu máy bay chiến đấu của Liên Xô

Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà khoa học Liên Xô đã phát triển một loại siêu thủy phi cơ chiến đấu với kích thước khổng lồ, lớn hơn bất kỳ một chiếc máy bay nào trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng, có tên gọi là Ekranoplane. Dù về mặt lý thuyết, máy bay Ekranoplane hoàn toàn có khả năng tạo ra mối đe dọa lớn đối với phương Tây nhưng nó lại không được chế tạo rộng rãi và chưa từng được sử dụng trong thực địa.

Ngư lôi Kaiten

Ngư lôi Kaiten được phát triển bởi Hải quân Nhật Bản và đưa vào sử dụng từ năm 1944-1945. Đây là loại ngư lôi đặc biệt có người lái và là một trong những loại vũ khí quân sự tự sát mà Nhật Bản chế tạo vào những năm cuối của cuộc chiến. Ngư lôi Kaiten được mang theo trên các tàu ngầm lớn, mỗi tàu mẹ chứa khoảng bốn ngư lôi Kaiten.

Khi tiếp cận gần tàu đối phương, các ngư lôi Kaiten được phóng đi từ tàu mẹ. Các thủy thủ sẽ điều khiển ngư lôi lao vào các mục tiêu để gây thiệt hại tối đa cho kẻ thù.

Tên lửa do chim bồ câu dẫn đường

Ý tưởng này do nhà tâm lý học người Mỹ tên là B.F Skinner khởi xướng trong Thế chiến II. Tên lửa được trang bị một dãy các ống kính nhằm xác định rõ hình ảnh mục tiêu trên màn hình. Chim bồ câu sẽ đóng vai trò điều khiển tên lửa bay đúng hướng bằng cách mổ vào màn hình khi phát hiện được mục tiêu.

Mặc dù được đánh giá là một sáng kiến độc đáo nhưng ý tưởng này sau đó đã bị hủy bỏ vì không ai dám đảm bảo rằng trên hành trình xác định tuyến bay cho tên lửa từ trận địa tới mục tiêu, những chú chim bồ câu sẽ không tạt ngang vào một địa điểm nào đó trên dọc đường.

Linh An (theo Business Insider)



 

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động