Những vụ nghe lén nổi tiếng

Tác giả Calder Walton trong bài viết trên Politico cho rằng, nghe trộm là một phần cuộc chơi tình báo thời Chiến tranh Lạnh. Trong đó, cả hai phía là tình báo Liên Xô và đối thủ phương Tây đều quyết liệt tiến hành những chiến dịch nghe trộm ngày càng tinh vi hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung vu nghe len noi tieng Tình báo Mỹ "vô tình" do thám ông Donald Trump
nhung vu nghe len noi tieng Tình báo Mỹ sai lầm về Nga?

Theo Walton, việc cho phép một tay chụp ảnh từ cơ quan truyền thông Nga vào Phòng Bầu dục là hành động khinh suất đáng ngại. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Phòng Bầu dục hồi đầu tháng Năm, các phóng viên và phóng viên ảnh Mỹ không được có mặt trong cuộc gặp này, nhưng một phóng viên ảnh từ hãng thông tấn Nga lại được phép. Điều này khiến một số hãng tin Mỹ nổi giận. Giới bình luận nhanh chóng đặt câu hỏi: có phải là khôn ngoan khi cho phép phóng viên ảnh của Nga mang  các thiết bị điện tử đi vào Phòng Bầu dục. Đáp lại, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) David Cohen trả lời: “Không, không hề”.

nhung vu nghe len noi tieng
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Henry Cabot Lodge chỉ vị trí gắn con bọ trong bản sao Quốc huy Mỹ bằng gỗ. (Nguồn: Getty)

Thực tế, Kremlin trước đây đã là bậc thầy cài các thiết bị nghe lén tại những tòa nhà Chính phủ nhạy cảm nhất của Mỹ. Thời Chiến tranh Lạnh, tình báo Liên Xô từng sử dụng TASS làm bình phong cho hoạt động gián điệp và trong một chiến dịch, đã dùng cơ quan này để cấy con bọ tại trung tâm Capitol Hill.

Rệp điện tử trong Quốc huy Mỹ

Liên Xô được đánh giá là bậc thầy về bọ điện tử. Sứ quán Mỹ ở Moscow là một trong những mục tiêu nổi bật nhất của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB). Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, một đợt rà quét điện tử toàn bộ Đại sứ quán Mỹ ở Moscow đã phát hiện 120 microphone giấu kín. Chúng “được đặt chếch lên, ở chân mọi bàn và ghế được bàn giao, trong lớp vữa tường, ở bất kỳ đâu và ở mọi chỗ”.

Một trong những phát hiện về máy nghe trộm đặc biệt nhất tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow diễn ra năm 1952, khi một chuyên gia rà quét điện tử nghe được giọng Đại sứ Mỹ George Kennan, nhưng không ai tìm nổi vị trí nó được truyền phát từ đâu. Sau khi gia công tìm kiếm, cuối cùng, người ta lần ra nó trong bản sao Quốc huy Mỹ bằng gỗ - món quà mà Liên Xô đã tặng Chính phủ Mỹ hồi kết thúc chiến tranh và được trưng bày trong phòng làm việc tại sứ quán của Đại sứ Kennan.

Khi chuyên gia an ninh dùng búa đập bung món quà, người ta tìm thấy con bọ hình cây bút chì giấu bên trong một khoang kim loại dài khoảng 25 cm. Con bọ điện tử đã tiếp âm từng lời Đại sứ Kennan trong phòng làm việc và truyền cho bộ phận nghe lén của Liên Xô. Sự tinh vi của nó khiến an ninh phương Tây sững sờ: đó là một thiết bị cộng hưởng, không cần nguồn điện ngoài, cho nên có thể hoạt động vĩnh cửu. Nó truyền sóng khi các kỹ thuật viên Liên Xô ở tòa nhà gần đó dùng vi sóng kích hoạt. Các chuyên gia rà quét của Mỹ phát hiện được con bọ nhờ đề nghị ông Kennan vờ đọc một điện tín, để phía Liên Xô kích hoạt nó và phía Mỹ mới có thể tìm ra. Sau này ông Kennan nhớ lại ông cảm thấy “rất rõ rệt về sự hiện diện vô hình” trong văn phòng của mình. Buổi sáng sau khi tìm thấy thiết bị gián điệp, ông Kennan ghi lại trong hồi ký: “Không khí giận dữ và thù nghịch đặc quánh đến mức có thể dùng dao cắt được”.

nhung vu nghe len noi tieng
Giám đốc Cơ quan An ninh Mỹ John Reilly (bên phải) cầm bọ gián điệp được tìm thấy bên trong bản sao Quốc huy Mỹ. (Nguồn: Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ)

Chiến dịch táo bạo

Ngoài việc cài con bọ ở sứ quán các kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh của mình ở Moscow, tình báo Liên Xô còn tìm cách cài đặt bọ gián điệp tại đầu não chính quyền Mỹ ở Washington: Quốc hội. Chỉ huy các hoạt động của KGB tại Mỹ Oleg Kalugin - người làm việc cho KGB suốt 32 năm và là một trong những vị tướng trẻ nhất của đơn vị này, đã mô tả kế hoạch của KGB nhằm cài thiết bị vào Quốc hội Mỹ như là một trong những chiến dịch táo bạo nhất của họ. Trong tiết lộ đã được công bố của mình, Kalugin cho biết những năm 1960, ban đầu KGB tính toán cài đặt microphone tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ với hy vọng nghe được các phiên họp kín của họ. Tuy nhiên, do an ninh ở đây quá cẩn mật, cuối cùng, KGB quyết định nhắm tới Ủy ban các cơ quan vũ trang Hạ viện - nơi cũng thảo luận mọi khía cạnh của các vấn đề quân sự tối mật của Mỹ trong các phiên họp kín. Kế hoạch của KGB là dùng phóng viên lén đưa con bọ vào phòng điều trần của Ủy ban trong một phiên họp mở và để nó lại đó. Con bọ không dây dùng pin loại nhỏ, giấu trong thanh gỗ mỏng và có các đinh kim loại sắc bén dùng để cố định nó bên dưới một chiếc bàn.

Mùa hè 1967, KGB quyết định triển khai kế hoạch nghe trộm Quốc hội Mỹ. Sau khi đi lòng vòng một lúc vào cuối buổi điều trần mở của Ủy ban các cơ quan vũ trang, một phóng viên đã lén móc con bọ khỏi túi, gắn dưới bàn và ra về. Tuy nhiên, đợi trong một chiếc xe cách Capitol vài tòa nhà, các kỹ thuật viên KGB không bắt được tín hiệu từ con bọ. Thực tế, giới chức Mỹ đã phát hiện ra nó, vô hiệu hóa và để nó nguyên vị. Nhiều năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Kalugin tới Mỹ và bị Moscow kết tội phản quốc, một thành viên của cộng đồng tình báo Mỹ đã nói với Kalugin rằng FBI đang đợi KGB tới gỡ con bọ của họ.

KGB cũng đặt máy nghe trộm thành công ở các sứ quán của Mỹ và đồng minh tại Moscow thời Chiến tranh Lạnh. Chẳng hạn, năm 1983, Sứ quán Pháp phát hiện các con bọ trong các máy in điện báo của họ đã tiếp âm điện đến và đi gửi tới KGB trong sáu năm qua. Tình báo Liên Xô cũng thâm nhập sứ quán Italy. Sử gia tình báo hàng đầu thế giới Christopher Andrew cho rằng nhờ có biện pháp nghe trộm, ở những giai đoạn then chốt thời Chiến tranh Lạnh, Pháp và Italy mới tiến hành ngoại giao cởi mở hơn đối với Liên Xô.

Bọ gián điệp của MI5

Các cơ quan tình báo Anh rất giỏi nghe trộm điện tử giống các đồng nghiệp Liên Xô. “Chuyên gia chống gián điệp” đào ngũ của Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI-5) Peter Wright - người làm việc trong bộ phận kỹ thuật của MI5 - tiết lộ ông và các cộng sự “cài thiết bị và đào tường khoét vách khắp London theo yêu cầu của nhà nước”. Trong một chiến dịch năm 1956, Wright cải trang làm kỹ thuật viên điện thoại, lọt được vào Đại sứ quán Ai Cập ở London và cài một microphone kín cho phép tình báo Anh tấn công máy mật mã an toàn của sứ quán này. Chiếc microphone nhạy đến mức có thể bắt được cả tiếng gõ bàn phím lách cách. Sở dĩ máy mật mã của Đại sứ quán Ai Cập được các chuyên gia giải mã Anh đặc biệt chú ý vì chúng rất có ích trong bối cảnh Anh mở cuộc tấn công vào Ai Cập trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez.

Thời Chiến tranh Lạnh, MI5 cài đặt các microphone tại trụ sở Đảng Cộng sản Anh (CPGB) ở London với mục đích phát hiện hoạt động gián điệp của Liên Xô. Được gọi là “trang thiết bị đặc biệt,” những con bọ này cung cấp cho MI5 những bí mật nội bộ của CPGB và việc ban lãnh đạo của đảng này nhìn nhận các sự kiện trên thế giới như thế nào. Các con bọ của MI5 ở CPGB có mật danh “cái bàn”, có lẽ ám chỉ nơi bố trí chúng, cũng có thể chúng chính là điện thoại để bàn với phần ống nghe đã được chỉnh sửa.

Tình báo Anh cũng nghe trộm các cuộc đàm phán ngoại giao mật của các thuộc địa Anh đang tìm kiếm độc lập, các cuộc hội đàm diễn ra trong lâu đài Lancaster tại quận St James, London. Anh cần biết các thuộc địa cũ của nước này đang vận động độc lập theo phe nào của Chiến tranh Lạnh, do vậy, những thông tin nghe lén được đóng vai trò rất quan trọng trong việc này. Theo Calder Walton, tình báo Anh thậm chí còn được cho là cài cả microphone trong nhà vệ sinh ở Lâu đài Lancaster, nơi các đoàn đại biểu thuộc địa thảo luận kín các chiến thuật đàm phán. Một cựu quan chức thuộc địa cao cấp của Anh cho rằng việc có được bản ghi các cuộc trò chuyện kín bị nghe lén của các đoàn đại biểu thuộc địa tại lâu đài Lancaster cũng tương đương với việc chơi một ván bài poker và biết tẩy đối phương.

nhung vu nghe len noi tieng Tình báo Mỹ xác định được kẻ “móc ngoặc” với WikiLeaks

Cơ quan tình báo Mỹ vừa xác định được những người trung gian mà Nga sử dụng để cung cấp những email bị đánh cắp ...

nhung vu nghe len noi tieng Trợ thủ đắc lực cho tình báo Mỹ

Trung tâm Bản đồ CIA đã lập hàng ngàn bản đồ và cung cấp nhiều thông tin chính xác cho mạng lưới đặc vụ Mỹ ...

nhung vu nghe len noi tieng Yahoo phủ nhận hỗ trợ tình báo Mỹ rà soát email

Trong thông cáo ngày 5/10, Yahoo khẳng định thông tin trên là sai lệch và cho biết đã nỗ lực hạn chế tối đa việc ...

Xuân Hồng (theo Politico)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động