Báo cáo thường niên của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho thấy, niềm tin của nhiều doanh nghiệp thành viên đang suy giảm. (Nguồn: SCMP) |
Báo cáo thường niên của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc vừa công bố cho thấy, nhiều nhà đầu tư của khối này đang phải đối mặt với thực tế rằng, những vấn đề mà họ gặp phải tại nền kinh tế thứ hai thế giới là “những đặc điểm cố hữu và đòi hỏi phải xem xét lại vấn đề chiến lược”.
Theo báo cáo, biên lợi nhuận tại Trung Quốc đang ở mức bằng hoặc thấp hơn mức trung bình toàn cầu đối với 71% thành viên của Phòng Thương mại và khoảng 44% thành viên bi quan về lợi nhuận trong tương lai - mức cao nhất kể từ khi báo cáo bắt đầu được đưa ra vào năm 2012.
“Tại sao lại là Trung Quốc?” - Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu Jens Eskelund đặt vấn đề trong một cuộc họp báo vào tuần trước, đồng thời lưu ý nền kinh tế châu Á có dấu hiệu "không tốt" và doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng "khó kiếm tiền" tại thị trường tỷ dân.
Tin liên quan |
Doanh nghiệp châu Âu không muốn tách rời Trung Quốc |
Báo cáo của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cũng chỉ ra những yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin kinh doanh của các nhà đầu tư châu Âu như: tình trạng dư thừa công suất, khả năng tiếp cận thị trường, một số rào cản về quy định…
Trong 7 tháng đầu năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 539,5 tỷ NDT (76,1 tỷ USD), theo dữ liệu từ Bộ Thương mại nước này
Trong những nỗ lực mới nhất nhằm đưa đầu tư nước ngoài trở lại và ổn định tăng trưởng, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục giảm các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các công ty nước ngoài, bao gồm cả việc cho phép thành lập các bệnh viện hoàn toàn do nước ngoài sở hữu tại một số thành phố lớn, hay cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ tế bào gốc ở người và liệu pháp gen tại các khu thương mại tự do thí điểm.
Số lĩnh vực hạn chế tối đa đầu tư nước ngoài đã được cắt giảm từ 31 xuống còn 29. Bên cạnh đó, các hạn chế đối với việc tiếp cận của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 1/11 tới.
Đầu năm nay, nền kinh tế số một châu Á đã mở cửa cho lĩnh vực dịch vụ tại các thành phố lớn với khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn cho đầu tư nước ngoài vào các ngành du lịch, văn hóa và viễn thông.
Để thúc đẩy du lịch trong nước và lấy lại sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã mở rộng miễn thị thực cho một số nước châu Âu trong năm nay.
Hiện đã có 11 trong số 27 quốc gia EU được Bắc Kinh miễn thị thực và điều này “thực sự đã tạo ra một sự khác biệt đối với hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu tại quốc gia này”, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu Jens Eskelund nhấn mạnh.
Theo ông Eskelund, trước đây, việc xin thị thực Trung Quốc mất khá nhiều thời gian và các giám đốc điều hành thường phải lên kế hoạch trước 1 đến 3 tháng. “Bây giờ họ có thể quyết định ngay hôm nay rằng tôi muốn đến Trung Quốc vào tuần tới”, ông dẫn chứng.
Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cũng khuyến nghị để tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư của khối, Bắc Kinh cần tiếp tục mở rộng việc miễn thị thực cho 27 quốc gia EU.
| Giữa lúc vẫn lạnh nhạt với Trung Quốc, EU nối lại đàm phán thương mại với Ấn Độ Tiến trình đàm phán thương mại EU-Ấn Độ nhằm củng cố quan hệ kinh tế và thiết lập thỏa thuận thương mại toàn diện chung ... |
| Mỹ, Trung Quốc, EU gia tăng mua điện thoại ‘made in Vietnam’ Các năm trở lại đây, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới của thế giới. Sau 8 tháng năm 2022, ... |
| Mỹ 'minh oan' cho Nga-Trung Quốc, EU nói về 'tình bạn có giới hạn' của Moscow-Bắc Kinh Ngày 24/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ tin tưởng rằng, Trung Quốc chưa gửi vũ khí đến Nga sau khi Moscow phát động ... |
| ‘Bừng tỉnh’ trước áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc, EU lập công thức duy trì vị trí dẫn đầu Việc tập đoàn Trung Quốc Midea mua lại nhà sản xuất robot Kuka của Đức vào năm 2016 là một hồi chuông cảnh tỉnh cho ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’ Đồng USD vẫn thống trị thế giới, bất chấp nỗ lực của khối BRICS; ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba, Mỹ ... |