Nigeria: 'Đại dịch' bắt cóc, nỗi ám ảnh và sự bất lực

Mai Khanh
TGVN. Nạn bắt cóc tại Nigeria đáng lo ngại đến mức báo chí địa phương gọi đây là “đại dịch” hay “cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin” ở đất nước châu Phi này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một nữ sinh may mắn không thuộc vào số hơn 300 nữ sinh trường Government Girls Junior Secondary School, Nigeria ngày 26/2. (Nguồn: Ap)
Một nữ sinh may mắn không thuộc vào số hơn 300 nữ sinh trường học ở thị trấn Jangebe, bang Zamfara, Nigeria bị bắt cóc vào ngày 26/2. (Nguồn: Ap)

Chuyện thường ngày... đáng sợ

Ngày 26/2, người phát ngôn của Thống đốc bang Zamfara, miền Tây Bắc Nigeria xác nhận thông tin hàng trăm học sinh tại một trường học ở thị trấn Jangebe, bang Zamfara đã bị bắt cóc.

Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nguồn tin từ giáo viên tại trường cho biết, đây là một vụ bắt cóc tập thể, hơn 300 nữ sinh đã mất tích. Một nhóm tay súng đã đột kích trường học, dồn hàng trăm nữ sinh lên nhiều xe tải rồi tẩu thoát. Trước đó, đoàn xe của phiến quân đã tiến công một chốt quân sự, khiến một số binh sĩ bị thương.

Đáng chú ý, đây là vụ bắt cóc thứ ba xảy ra ở miền Bắc Nigeria chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua.

Vào ngày 14/2, các tay súng đã bắt cóc 58 hành khách trên một xe bus đang trên đường từ thị trấn Kontagora tới Minna ở phía Tây Bắc. Những trẻ nhỏ trên xe đã được trả tự do sau khi những kẻ bắt cóc nhận được tiền chuộc.

Tiếp đó, ngày 19/2, các tay súng được cho là thuộc một băng nhóm tội phạm đã bắt cóc hàng trăm nam sinh cùng một số giáo viên tại ký túc xá của trường cao đẳng ở thị trấn Kagara, bang Niger.

Theo hãng tin BBC (Anh), các tay súng mặc quân phục giả làm binh sĩ chính phủ đã tiến vào ngôi trường nói trên, đưa các sinh viên vào một khu rừng gần đó. Truyền thông Nigeria cho biết, lực lượng an ninh đã phát hiện ra khu vực mà các đối tượng bắt cóc đưa sinh viên tới và lần theo dấu vết.

Năm 2020, trong một vụ bắt cóc khác diễn ra vào ngày 11/12, phiến quân Boko Haram đã thực hiện một vụ tiến công vào Trường trung học Khoa học thuộc chính phủ (GSSS) tại Kankara, bang Katsina phía Tây Bắc Nigeria bắt cóc ít nhất 333 học sinh.

Phải đến gần 1 tuần sau, chính phủ Nigeria giải cứu được những học sinh trong vụ bắt cóc trên.

Hồi tháng 8/2020, 7 học sinh và 1 cô giáo của một trường cấp hai ở bang Kaduna cũng đã bị bắt nhằm đòi tiền chuộc. Các con tin sau đó được trả tự do nhưng không rõ số tiền chuộc là bao nhiêu...

Có thể thấy, tình trạng bắt cóc đã diễn ra trong một thời gian dài ở Nigeria và nhóm khủng bố Boko Haram được xem là chủ mưu thực hiện nhiều vụ tiến công trường học và bắt cóc học sinh ở nước này.

Trong đó điển hình nhất là vụ bắt cóc 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok thuộc bang Borno, vùng Đông Bắc Nigeria hồi năm 2014. Đến năm 2016, 20 nữ sinh được trả tự do nhờ nỗ lực của Hội Chữ thập đỏ. Một số khác trốn thoát hoặc được giải cứu.

Năm 2017, Boko Haram đã trả tự do cho ít nhất 80 nữ sinh. Sau đó, toàn bộ số nữ sinh Chibok còn lại đã được về nhà sau khi chính phủ Nigeria đồng ý phóng thích các phiến quân Boko Haram bị giam giữ.

Ngoài những vụ bắt cóc học sinh, những kẻ tiến công còn thường tổ chức bắt cóc tống tiền nhằm vào các tầng lớp người dân, ở mọi đối tượng, độ tuổi. Thậm chí, nhiều vụ việc ghi nhận các con tin là người lao động nước ngoài, người di cư và có nạn nhân đã bị giết hại...

Boko Haram - Thủ phạm nguy hiểm

Tin liên quan
Nigeria: Kỳ lạ thị trấn được mệnh danh là “thủ phủ sinh đôi của thế giới” Nigeria: Kỳ lạ thị trấn được mệnh danh là “thủ phủ sinh đôi của thế giới”

Là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai châu Phi, song Nigeria vẫn phải đối mặt các cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng bởi làn sóng bạo lực do Boko Haram gây ra.

Kể từ cuộc nổi dậy năm 2009 nhằm âm mưu thiết lập cái gọi là một "nhà nước Hồi giáo", nhóm phiến quân Boko Haram đã phát động các cuộc tiến công khủng bố đẫm máu ở các quốc gia thuộc lưu vực hồ Chad như Nigeria, Cameroon, Niger và Cộng hòa Chad, khiến ít nhất 36 nghìn người chết và hơn 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trong khu vực.

Boko Haram đã sử dụng việc bắt cóc như một loại vũ khí, trong đó có hàng nghìn phụ nữ và bé gái cũng như nam giới trong độ tuổi đủ khả năng cầm súng tham chiến.

Hàng triệu người là nạn nhân của Boko Haram ở Đông Bắc Nigeria hiện sống trong cảnh cùng quẫn và hoàn toàn phụ thuộc nguồn viện trợ bên ngoài.

Nỗi ám ảnh mang tên Boko Haram ở Nigeria. (Nguồn: DT Next)
Boko Haram được cho là nhóm khủng bố nguy hiểm và không dễ đối phó ở Tây Phi. (Nguồn: DT Next)

Trước thực trạng đó, những năm qua Nigeria đã phải huy động lực lượng an ninh cho các chiến dịch tiêu diệt phiến quân và giải cứu những nạn nhân bị nhóm này bắt giữ.

Mặc dù các chiến dịch này đã giành được thành công đáng kể trong nỗ lực trấn áp Boko Haram khi đánh bật các phần tử thánh chiến ra khỏi rừng Sambisa, nơi Boko Haram có trại huấn luyện lớn nhất nước này, song mối đe dọa từ nhóm khủng bố vẫn lan rộng sang các nước trong khu vực.

Bị truy đuổi ráo riết ở nhiều khu vực của Nigeria, các tay súng Boko Haram đã chạy tới trú ẩn ở những khu vực biên giới giáp các nước láng giềng.

Cuộc chiến chống Boko Haram đặt Nigeria cũng như các nước trong khu vực trước thách thức lớn, nhất là sau khi nhóm này tuyên bố liên kết với tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động.

Vốn là một nhóm cực đoan có tư tưởng bài xích văn hóa phương Tây và chống việc phương Tây hóa xã hội Nigeria, Boko Haram được cho là nhóm khủng bố nguy hiểm và không dễ đối phó ở Tây Phi.

Mặc dù có sự hiện diện của lực lượng an ninh đa quốc gia từ các nước thuộc lưu vực sông Chari, bao gồm cả Cộng hòa Chad và Cameroon, để chống Boko Haram, song nhóm khủng bố này tiếp tục các hành động bạo lực và giết người bừa bãi, trở thành nỗi ám ảnh lớn của người dân trong khu vực.

Boko Haram đã tiến hành hàng loạt vụ đánh bom liều chết ở các quốc gia thuộc lưu vực hồ Chad. Khu vực này luôn thường trực nỗi lo tái diễn các thảm kịch bắt cóc nữ sinh gây chấn động dư luận. Những năm gần đây, quy mô các vụ bắt cóc còn mở rộng sang cả các đối tượng người nước ngoài.

Trong bối cảnh bạo lực vẫn lan tràn trên cả nước khiến người dân Nigeria hết sức lo ngại, chính phủ Nigeria cũng bị cáo buộc hoạt động kém hiệu quả khi để tình trạng bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân trong suốt thời gian dài.

Tình trạng khủng bố, bạo lực cực đoan và tội phạm có tổ chức leo thang đang đe dọa đẩy đất nước đông dân nhất châu Phi ngày một lún sâu vào bất ổn.

Vụ việc ở thị trấn Chibok và nhiều vụ bắt cóc gần đây cho thấy, Nigeria vẫn đang lúng túng trước sự lộng hành của các nhóm phiến quân, khủng bố.

Theo nhận định của BBC, chính phủ Nigeria chưa đủ năng lực quân sự để trấn áp sự nổi dậy của phiến quân và người dân đang dần mất niềm tin vào khả năng bảo đảm an ninh của chính quyền.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nigeria Bashir Magashi đã phải gửi thông điệp kêu gọi người dân nước này tự bảo vệ bản thân trước các cuộc tiến công, bắt cóc của phiến quân: “Hãy tự bảo vệ bản thân và không được run sợ”.

Ngoài ra, chính phủ Nigeria đưa ra một số biện pháp ngăn chặn bạo lực như cấm mua bán súng đạn, trang bị thêm vũ khí cho lực lượng cảnh sát và quân đội…

Tuy nhiên, việc đối phó những nhóm khủng bố như Boko Haram gần như vẫn bất khả thi.

Giới chuyên gia an ninh cho rằng, giải pháp phù hợp nhất hiện nay là các cơ quan an ninh của Nigeria cần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước khỏi các phần tử tội phạm, đầu tư nhiều hơn cho công tác huấn luyện binh sĩ, cảnh sát và thúc đẩy năng lực tự phòng vệ của người dân.

TIN LIÊN QUAN
Vụ bắt cóc ở Nigeria: Hàng trăm nữ sinh trở về an toàn, Tổng thống Buhari lên tiếng
Vụ bắt cóc gây chấn động ở Nigeria - hơn 300 nữ sinh mất tích
Các nước Hội đồng Bảo an lên án các hành vi bạo lực, tấn công và bắt cóc nhằm vào thường dân tại Haiti
Cướp biển sát hại và bắt cóc 15 thủy thủ tàu hàng Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khơi Nigeria
Hơn 300 học sinh mất tích sau vụ tấn công trường học, Nigeria nỗ lực giải cứu, LHQ lên tiếng
Nhức nhối nạn bắt cóc tại CHDC Congo và Nigeria
(theo TTXVN, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động