Nhỏ Bình thường Lớn

Nikkei: RCEP chuẩn bị được ký kết sẽ góp phần tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực

TGVN. Nikkei đưa tin, các Bộ trưởng của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã đồng ý ký kết thỏa thuận thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11 tới.

Cửa để mở cho Ấn Độ

Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết, 15 quốc gia “đã kết thúc đàm phán và sẽ ký hiệp định RCEP vào ngày 15/11 sắp tới”.

Thỏa thuận thương mại tự do có sự tham gia của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia và New Zealand - sẽ tạo ra khu thương mại tự do lớn nhất châu Á, chiếm 30% GDP và thương mại toàn cầu.

Đây sẽ là khuôn khổ thương mại tự do đầu tiên của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc - hai đối tác thương mại quan trọng của Tokyo. RCEP mang ý nghĩa thúc đẩy hoạt động thương mại giữa ba nước Nhật - Trung - Hàn.

rcep chuan bi duoc ky ket gop phan tao lap cau truc thuong mai moi trong khu vuc
Khuôn khổ các thỏa thuận thương mại của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. (Nguồn: Nikkei Asia)

Ấn Độ đã tham gia khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2013, nhưng vào năm ngoái, quốc gia này đã rút khỏi bàn đàm phán. Bất chấp những nỗ lực của Nhật Bản thuyết phục Ấn Độ quay trở lại trong bối cảnh lo ngại về thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng, New Delhi vẫn đang bỏ trống ghế trên bàn đàm phán.

Mặc dù các quốc gia khác sẽ không được phép tham gia RCEP trong một khoảng thời gian nhất định sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nhưng điều khoản này sẽ không áp dụng cho Ấn Độ. Các thành viên có kế hoạch soạn thảo một văn bản riêng cho phép New Delhi tham gia bất cứ lúc nào nếu muốn.

Khôi phục và phát triển kinh tế

RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập các quy tắc trong khoảng 20 lĩnh vực, bao gồm các luồng hàng hóa xuyên biên giới. Đối với Nhật Bản, thỏa thuận sẽ giảm bớt thuế quan cho các các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Liên minh châu Âu. RCEP cũng sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng hóa nhập khẩu sang Nhật Bản từ các thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, cùng với 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc.

Theo dự thảo Hiệp định RCEP, Nhật Bản sẽ không miễn giảm thuế cho các mặt hàng nông sản chủ chốt như gạo và lúa mỳ. Ngoài hai nông sản trên, Nhật Bản cũng sẽ vẫn áp thuế lên các nông sản nhạy cảm khác là thịt bò và thịt lợn, bơ sữa và đường để bảo vệ người nông dân trong nước trước hàng hóa nhập khẩu giá rẻ.

Hiệp định RCEP: Sự trông đợi liệu có vô nghĩa?

Hiệp định RCEP: Sự trông đợi liệu có vô nghĩa?

TGVN. Trả lời phỏng vấn báo chí Bên lề Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 19, ông Lương Hoàng ...

Đối với xuất khẩu của Nhật Bản, RCEP dự kiến ​​sẽ loại bỏ thuế quan của Trung Quốc đối với một số mặt hàng sò điệp vào năm thứ 11 sau khi có hiệu lực; loại bỏ thuế của Hàn Quốc đối với kẹo vào năm thứ 10 và thuế của Indonesia đối với một số loại thịt bò ngay sau khi có hiệu lực. Thuế đối với rượu sake và rượu mạnh của Nhật Bản cũng sẽ bị loại bỏ.

Trước thực tế những tác động tiêu cực của Covid-19 đã tạo ra nhiều thách thức lớn cho sự lưu chuyển các luồng thương mại và đầu tư trong khu vực, việc RCEP nhanh chóng được ký kết dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp kinh tế các nước ASEAN khôi phục và phát triển; trong đó có Việt Nam và các nước đối tác.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, việc đàm phán thành công sẽ góp phần vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hướng đến một thành công trọn vẹn, ký kết RCEP và tương lai tốt đẹp hậu Covid-19

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hướng đến một thành công trọn vẹn, ký kết RCEP và tương lai tốt đẹp hậu Covid-19

TGVN. Trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã chia sẻ ...

Hiệp định ‘siêu khu vực’ vẽ lại bản đồ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hiệp định ‘siêu khu vực’ vẽ lại bản đồ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP sẽ trở thành hiệp định thương mại quan trọng thứ hai trên ...

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Những nhân tố định hình và sự 'đánh cuộc' về tương lai

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Những nhân tố định hình và sự 'đánh cuộc' về tương lai

TGVN. Ông Shivshankar Menon - Giáo sư thỉnh giảng về quan hệ quốc tế tại Đại học Ashoka ngày 15/9 đã có bài bình luận ...

Lan Phương (theo Nikkei Asian Review)