Nỗ lực ngăn chặn hiểm họa ma túy ở tiểu vùng sông Mekong

Nhất Phong
Các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác năm 1993 về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong, ngày 6/9, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Tiểu vùng sông Mekong bao gồm sáu quốc gia là Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam, là khu vực có tiềm năng phát triển với những nền kinh tế năng động và vị trí địa chiến lược quan trọng.

Hợp tác đối phó hiểm họa “Tam giác vàng”

Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực tiểu vùng đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma tuý ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước. Đặc biệt, khu vực “Tam giác vàng”, nằm sát biên giới các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, được xác định là nguồn cung ma túy lớn thứ hai trên thế giới, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 80 tấn heroine và hàng nghìn tấn ma túy tổng hợp các loại.

Nhận thức được nguy cơ của hiểm họa ma túy và nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý, năm 1993, các nước tiểu vùng sông Mekong là: Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã ký Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống ma tuý (Thỏa thuận MOU1993), xác lập nền tảng và cơ chế hợp tác về phòng, chống ma tuý giữa các nước tiểu vùng sông Mekong.

Mục tiêu chính của Thỏa thuận MOU1993 là nhằm đối phó với hoạt động sản xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp ngày càng gia tăng, thông qua việc xây dựng cơ chế hợp tác chung ở Tiểu vùng nhằm xóa bỏ tình trạng gieo trồng cây thuốc phiện, ngăn chặn hoạt động mua bán các chất ma túy và tiền chất để sản xuất ma túy và giảm nhu cầu tiêu thụ các chất gây nghiện.

Thỏa thuận MOU1993 đã khẳng định cam kết của các quốc gia thúc đẩy hợp tác đấu tranh phòng, chống ma tuý, nhìn nhận đúng đắn tình hình và xu hướng phát triển của vấn đề sản xuất, sử dụng và mua bán trái phép các chất ma tuý, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống ma tuý.

Theo Trưởng đại diện Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Jeremy Douglas, trong năm 2022, khu vực Đông và Đông Nam Á đã thu giữ hơn 151 tấn ma túy các loại, trong đó chủ yếu là ma túy tổng hợp; thu giữ 27,4 tấn ketamine- một loại ma túy tổng hợp nguy hiểm, phổ biến trong năm 2022, tăng 167% so với năm 2021.

Mở rộng thành viên Thỏa thuận

Tại Hội nghị MOU cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia (UBQG) đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1995, Việt Nam và Campuchia chính thức trở thành thành viên của Thỏa thuận MOU1993 theo Nghị định thư sửa đổi năm 1995. Kể từ đó, các thành viên của Thỏa thuận MOU 1993 bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và UNODC.

Từ năm 1995 trở đi, Hội nghị MOU được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên với cơ chế Hội nghị cấp quan chức cao cấp tổ chức thường niên và Hội nghị cấp Chủ tịch UBQG tổ chức hai năm một lần. Tại các hội nghị này, các quốc gia chia sẻ về kết quả công tác phòng, chống ma tuý và thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng về phòng, chống ma túy. Cho đến nay đã có 11 Bản kế hoạch hành động tiểu vùng được thông qua.

Tại Hội nghị MOU cấp Chủ tịch UBQG tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1995, một Kế hoạch hành động tiểu vùng về kiểm soát ma tuý gồm 11 dự án với tổng vốn tài trợ trên 15 triệu USD đã được ký thông qua. Từ năm 1995 đến nay, tổng ngân sách vận động tài trợ cho các dự án trong khuôn khổ Kế hoạch hành động tiểu vùng lên tới gần 30 triệu USD. Năm 2018, Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 10 giai đoạn 2016-2018 đã huy động được gần 4 triệu USD.

Kế hoạch hành động tiểu vùng cơ bản gồm bốn lĩnh vực ưu tiên hợp tác, đó là: ma túy và sức khỏe; hợp tác thực thi pháp luật; hợp tác quốc tế trong các vấn đề pháp lý; và Phát triển thay thế bền vững.

Trưởng đoàn các nước và UNODC tham dự Hội nghị.  (Nguồn: VGP)
Trưởng đoàn các nước và UNODC tham dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Sự tham gia tích cực của Việt Nam

Kể từ khi tham gia chính thức Thỏa thuận MOU1993 vào năm 1995, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, có nhiều sáng kiến đóng góp vào việc thực hiện MOU1993 và các kế hoạch hành động của Thỏa thuận cũng như hợp tác song phương với các nước thành viên, nhất là các thành viên có chung đường biên giới.

Tháng 5/2015, Việt Nam là chủ nhà MOU1993. Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của đại diện từ sáu quốc gia thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam cùng đại diện UNODC.

Bên cạnh đó, từ 2016, Việt Nam tham gia tích cực vào Kế hoạch Hành động sông Mekong an toàn (SMCC), sáng kiến do Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng từ năm 2013 nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng mua bán ma tuý bất hợp pháp ở khu vực “Tam giác vàng” và các điểm nóng khác trong khu vực. Trung tâm SMCC hoạt động theo cơ chế luân phiên. Năm 2023, Trung tâm SMCC đặt tại trụ sở Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ở Hà Nội và đi vào hoạt động từ ngày 7/2-9/4/2023. Tham gia vào MOU1993, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, quyết tâm và cam kết trong việc tăng cường hợp tác với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, các nước tiểu vùng sông Mekong và các nước trên thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy Tiểu vùng sông Mekong diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, trong 30 năm qua, cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các nước thành viên.

Thực hiện trách nhiệm thành viên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách tầm vĩ mô với những mục tiêu dài hạn, trong đó có Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 và chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy với mục tiêu dài hạn tầm nhìn đến năm 2030.

Cùng với tăng cường thực thi pháp luật, Việt Nam đang đổi mới triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa. Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để giải quyết vấn đề ma túy; luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác của khu vực cũng như các cơ chế hợp tác với các nước đối tác, các tổ chức quốc tế.

Để đối phó có hiệu quả với hiểm họa ma túy, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các giải pháp toàn diện, trong đó dành ưu tiên cao trong triển khai các giải pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy bất hợp pháp qua biên giới đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Việt Nam đang triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền giáo dục phòng ngừa, đa dạng và xã hội hóa các mô hình điều trị cai nghiện... Ngoài nỗ lực trong nước, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nước, đặc biệt với các nước đã ký kết hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương về phòng, chống ma túy và có chung đường biên giới như với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước thành viên Tiểu vùng sông Mekong thực hiện nghiêm túc những cam kết và thỏa thuận đã đạt được, nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu chung, vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng và xây dựng một khu vực không ma túy.

Từ ngày 5-7/9, nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác năm 1993 về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm ký kết Bản thỏa thuận về phòng, chống ma túy giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và UNODC. Vì vậy Hội nghị lần này tại Bắc Kinh, Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Tham gia Hội nghị, Chính phủ các nước tiểu vùng sông Mekong trong đó có Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong hợp tác, giải quyết vấn nạn ma túy trong khu vực và trên thế giới.

Hội nghị đã thông qua ba văn kiện, gồm: Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 12, Tuyên bố chung Bắc Kinh và Sáng kiến của Trung Quốc về giải quyết vấn đề ma tuý tổng hợp ở khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Trong khuôn khổ Hội nghị, ngày 5/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến với Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam quyết tâm và cam kết tăng cường hợp tác với UNODC, các nước tiểu vùng ...

Việt Nam, Trung Quốc tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm ma túy

Việt Nam, Trung Quốc tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm ma túy

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ vui mừng nhận thấy hợp tác về phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và Trung Quốc ...

Tăng cường hợp tác đấu tranh phòng, chống ma túy giữa các nước khu vực tiểu vùng sông Mekong

Tăng cường hợp tác đấu tranh phòng, chống ma túy giữa các nước khu vực tiểu vùng sông Mekong

Các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong đã và đang phải đối mặt với hiểm hoạ ma tuý diễn ra ngày càng ...

Thể lệ cuộc thi 'Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy'

Thể lệ cuộc thi 'Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy'

Cuộc thi 'Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy' là một hoạt động thiết thực góp phần triển khai Luật Phòng, chống ma túy và ...

ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 21/8, tại Labuan Bajo, Indonesia diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 17 (AMMTC ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 24/4: Sắp tới, người ấy có chủ động thổ lộ tình cảm với bạn?

Bài tarot hôm nay 24/4: Sắp tới, người ấy có chủ động thổ lộ tình cảm với bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ biết được thông điệp sắp tới, người ấy có chủ động thổ lộ tình cảm với bạn? Hãy rút một lá bài ...
EU đã có cách hóa giải 'mối quan hệ tay ba' với Mỹ và Trung Quốc, Bắc Kinh cảnh báo rắn 'nếu bị đem ra mặc cả'

EU đã có cách hóa giải 'mối quan hệ tay ba' với Mỹ và Trung Quốc, Bắc Kinh cảnh báo rắn 'nếu bị đem ra mặc cả'

EU khẳng định lập trường trong quan hệ với Trung Quốc, "trả lời chọn phe" với Tổng thống Trump. Bắc Kinh kịp lên tiếng cảnh báo "nếu bị đem ra ...
Dấu ấn 'Áo dài Việt Nam – Di sản kết nối' tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Dấu ấn 'Áo dài Việt Nam – Di sản kết nối' tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Chương trình 'Áo dài Việt Nam – Di sản kết nối' thắt chặt đoàn kết của cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc, tô điểm cho tình hữu nghị ...
Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ

Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ

Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ, trưng bày hơn 70 tác phẩm hội họa và điêu khắc.
Những cách đơn giản chống chuột, tiết kiệm cho xe ô tô

Những cách đơn giản chống chuột, tiết kiệm cho xe ô tô

Dùng lưới quây, treo tinh dầu, mỡ trăn, buộc chùm lưỡi câu cá tại các khu vực chuột thường lui tới là những biện pháp đuổi chuột khỏi xe ô ...
Barcelona cân bằng một kỷ lục của Real trước El Clasico

Barcelona cân bằng một kỷ lục của Real trước El Clasico

Barcelona cân bằng kỷ lục dứt điểm của Real Madrid tại La Liga trong trận thắng Mallorca với tỷ số 1-0 ở vòng 33.
ECOWAS nhóm họp để giải quyết chuyện 3 nước Sahel 'ra đi'

ECOWAS nhóm họp để giải quyết chuyện 3 nước Sahel 'ra đi'

Hội đồng Bộ trưởng ECOWAS đang tiến hành một cuộc họp kéo dài hai ngày để giải quyết vấn đề Niger, Mali và Burkina Faso rút khỏi khối.
Trung Đông: Houthi tấn công hai tàu sân bay Mỹ, Israel đánh chặn tên lửa ở miền Bắc

Trung Đông: Houthi tấn công hai tàu sân bay Mỹ, Israel đánh chặn tên lửa ở miền Bắc

Houthi tuyên bố bắn rơi một máy bay không người lái MQ-9 ở Tây Bắc Yemen và tiến hành đợt tấn công mới nhằm vào hai tàu sân bay Mỹ.
Nga: Bất ngờ bắt giữ một Thiếu tướng, thừa nhận khó khăn liên quan đàm phán về Ukraine

Nga: Bất ngờ bắt giữ một Thiếu tướng, thừa nhận khó khăn liên quan đàm phán về Ukraine

Quá trình đàm phán giữa Nga và Mỹ về Ukraine rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Phó Tổng thống Vance: Nếu Ấn Độ-Mỹ hợp tác thành công, chúng ta sẽ chứng kiến ​​một thế kỷ XXI thịnh vượng và hòa bình

Phó Tổng thống Vance: Nếu Ấn Độ-Mỹ hợp tác thành công, chúng ta sẽ chứng kiến ​​một thế kỷ XXI thịnh vượng và hòa bình

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tuyên bố, Tổng thống Donald Trump muốn nước này và Ấn Độ cùng phát triển và có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Iran đánh giá tích cực về tương lai thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, Washington lại giáng 'đòn' mới vào Tehran

Iran đánh giá tích cực về tương lai thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, Washington lại giáng 'đòn' mới vào Tehran

Iran đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân trong tương lai gần với Mỹ.
Đồn đoán Mỹ sẽ đề xuất công nhận Crime thuộc về Nga, Moscow đề nghị đình chiến tại Ukraine?

Đồn đoán Mỹ sẽ đề xuất công nhận Crime thuộc về Nga, Moscow đề nghị đình chiến tại Ukraine?

Các quan chức Ukraine, Mỹ, Anh và Pháp sẽ gặp nhau tại London trong ngày 23/4 để thảo luận về chấm dứt xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Ai Cập thể hiện vai trò tích cực của Pháp trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức khu vực.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Phiên bản di động