Nobel Hòa bình 2020 vinh danh Chương trình Lương thực Thế giới: Giải thưởng xứng đáng

Quang Đào
TGVN. Việc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, tổ chức nhân đạo chuyên giải quyết nạn đói và thúc đẩy an ninh lương thực, được trao giải Nobel Hòa bình năm 2020 cho thấy thế giới đã nhận ra được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nobel Hòa bình 2020 vinh danh Chương trình Lương thực Thế giới: Giải thưởng xứng đáng
Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020 được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP). (Nguồn: Nobel Prize)

Sau nhiều đồn đoán, ngày 9/10, Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công bố giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ). Theo CNN, WFP là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới giải quyết nạn đói - được trao giải Nobel Hòa bình vì “những nỗ lực chống lại nạn đói; những cống hiến cho hòa bình ở những khu vực tranh chấp và vì đã hành động để ngăn chặn việc sử dụng nạn đói như vũ khí của chiến tranh và xung đột”.

Phát ngôn viên WFP Tomson Phiri nói, giải Nobel Hòa bình là vinh dự và là “một khoảnh khắc đáng tự hào” đối với tổ chức của LHQ. “Một trong những nét đẹp của các hoạt động của WFP là chúng tôi không chỉ cung cấp lương thực cho hôm nay và ngày mai, chúng tôi còn trang bị cho mọi người kiến thức, phương tiện để nuôi sống bản thân cho mai sau”, ông Phiri nói.

Giám đốc WFP, ông David Beasley chia sẻ, ông đã không thốt ra được lời nào và quá đỗi bất ngờ khi được thông báo WFP thắng giải Nobel hòa bình. “Chắc đây là lần đầu tiên tôi không nói thành lời. Tôi quá sốc và bất ngờ” - ông Beasley, người từng giữ chức thống đốc bang Nam Carolina (Mỹ), trả lời Hãng thông tấn AP từ Niger.

Lịch sử thành lập

WFP được thành lập vào năm 1962 theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower. Ban đầu, chương trình được coi là một thử nghiệm kéo dài ba năm, nhằm đánh giá sự hiệu quả của việc cung cấp viện trợ lương thực khẩn cấp thông qua hệ thống của LHQ.

Trong những năm đầu, cơ quan non trẻ của LHQ được giao nhiệm vụ đối phó với những hậu quả của một loạt các thảm họa tự nhiên và do con người tạo ra. Ra đời được vài tháng thì một trận động đất xảy ra ở miền Bắc Iran khiến hơn 12.000 người chết. WFP đã gửi cho những người sống sót 1.500 tấn lúa mì, 270 tấn đường và 27 tấn chè. Những nơi khác cũng bắt đầu cần sự giúp đỡ của WFP: một cơn bão đổ bộ vào Thái Lan; những người tị nạn chiến tranh cần lương thực ở Nigeria…

Ngay từ đầu, WFP tập trung vào hỗ trợ khẩn cấp cũng như hỗ trợ phục hồi và phát triển. Năm 1963, WFP khởi động chương trình phát triển đầu tiên để hỗ trợ người Nubia tại Wadi Haifa (Sudan) và dự án bữa ăn học đường ở Togo.

Thời hạn ba năm kết thúc, LHQ đã thấy rõ rằng cuộc thử nghiệm đã chứng minh được giá trị của nó và WFP trở thành một cơ quan chính thức của LHQ. Trong gần 60 năm hoạt động, các quốc gia thành viên của LHQ đã nhận thấy một sự thật rằng, những nỗ lực đa phương về hỗ trợ nhân đạo sẽ luôn tồn tại và chỉ kết thúc đến khi nào thế giới thực sự hòa bình, không còn xung đột và thiên tai.

Chương trình vì nhân loại

WFP có trụ sở chính tại Rome (Italy) và hơn 80 văn phòng quốc gia trên thế giới. Theo số liệu chính thức, WFP cung cấp hỗ trợ lương thực cho trung bình 91,4 triệu người ở 83 quốc gia mỗi năm. Tính đến năm 2019, phạm vi tiếp cận của tổ chức này đã tăng lên 97 triệu người ở 88 quốc gia, lớn nhất kể từ năm 2012, và 2/3 hoạt động của tổ chức này được tiến hành trong các khu vực có xung đột.

WFP cho biết ngày nào tổ chức này cũng có 5.600 xe tải, 30 tàu và gần 100 máy bay đang trên đường di chuyển và phân phối hơn 15 tỉ khẩu phần lương thực hằng năm. Tổ chức huy động được tám tỷ USD vào năm 2019. Số tiền này dùng để cung cấp 4,2 triệu tấn lương thực và 2,1 tỷ USD tiền mặt. WFP có hơn 17.000 nhân viên. Khoảng 90% trong đó làm việc tại các quốc gia nơi tổ chức này cung cấp hỗ trợ.

Ngoài viện trợ lương thực khẩn cấp, WFP tập trung vào cứu trợ và phục hồi, viện trợ phát triển và các hoạt động đặc biệt, chẳng hạn như làm cho hệ thống lương thực linh hoạt hơn trước biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị.

WFP là thành viên điều hành của Nhóm Phát triển LHQ, cùng hướng tới mục tiêu hoàn thành 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), và ưu tiên hàng cho đích đến là đạt được SDG 2 “không còn nạn đói” vào năm 2030.

Giải thưởng xứng đáng

Nhân loại tiến bộ đang hướng đến mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới bằng các phương pháp như: đấu tranh để cấm vũ khí hạt nhân, hạn chế sản xuất vũ khí và buôn bán vũ khí, ngăn chặn những xung đột thông qua đàm phán ngoại giao...

Thế nhưng, việc tập trung vào giải quyết hậu quả của chiến tranh cũng là một phần không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu thế giới hòa bình và hạnh phúc. Đó chính là những gì mà WFP đang hướng đến.

Theo nhận xét của Ủy ban Nobel Na Uy, WFP đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác đa phương nhằm “biến an ninh lương thực trở thành một công cụ hòa bình”.

Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, những việc làm của WFP có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân loại. Ngoài ứng phó với thiên tai, việc giúp đỡ người dân ở các khu vực xung đột vũ trang chiếm phần lớn nỗ lực cứu trợ của WFP.

Chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn là những kẻ thù lớn nhất mà WFP phải đối mặt. WFP cảnh báo hơn 821 triệu người trên thế giới đang bị đói thường xuyên, 135 triệu người đối mặt với nạn đói trầm trọng và 130 triệu người sẽ bị đói vào cuối năm 2020 do đại dịch Covid-19.

Nói về lý do vì sao trao giải cho WFP, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết: “Mối liên hệ giữa nạn đói và xung đột vũ trang là một vòng luẩn quẩn: chiến tranh và xung đột có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói, cũng như nạn đói và mất an ninh lương thực có thể dẫn tới các cuộc xung đột và sử dụng vũ lực”.

Xung đột vũ trang tiếp tục tàn phá toàn cầu, và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh đói nghèo. Năm nay, khoảng 20 triệu người ở Nam Sudan, Yemen, Somalia và miền Bắc Nigeria đang sống trên bờ vực của nạn đói. WFP cũng lưu ý số người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên thế giới đã tăng gần 70% trong vòng bốn năm qua và suy thoái kinh tế do Covid-19 sẽ gây ra “đại dịch đói”.

Không những vậy, biến đổi khí hậu khiến cho nạn hạn hán, lũ lụt… và các thảm họa tự nhiên khác diễn ra ngày một phức tạp và khó lường hơn, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Vì vậy, trong bối cảnh đầy biến động hiện nay, thế giới đang cần WFP hơn bao giờ hết và giải thưởng Nobel Hòa bình cho tổ chức này là hoàn toàn xứng đáng.

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

TGVN. Chiều 12/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.

Giải Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc

Giải Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc

TGVN. Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công bố giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ...

Hai nhà khoa học nữ trở thành chủ nhân giải Nobel Hóa học 2020

Hai nhà khoa học nữ trở thành chủ nhân giải Nobel Hóa học 2020

TGVN. Chiều 7/10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động