Nơi bác sĩ đang giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 không có chỗ cho những vai diễn hay lời hoa mỹ

Nguyệt Anh
Kể về những trải nghiệm khi tác nghiệp trong tâm dịch, đạo diễn phim Ranh giới Tạ Quỳnh Tư cho biết, anh ấn tượng đặc biệt với những y, bác sĩ bị nhiễm Covid-19, phải đi cách ly nhưng luôn nôn nóng mong khỏi nhanh để quay trở về phục vụ tiếp tại các khu điều trị F0.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tạ Quỳnh Tư
Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư muốn lột tả sự khắc nghiệt của Covid-19 để thức tỉnh nhiều người qua phim.

"Ranh giới, những thước phim sẽ đi vào lịch sử của truyền hình Việt Nam trong trận chiến chống Covid-19. Làm phim - chạm đến tận cùng cảm xúc khán giả là một thành công lớn". Anh nghĩ sao về nhận định này?

Cái lo lắng lớn nhất trên hành trình vào tâm dịch để làm phim là làm cái gì, làm sao để đóng góp được cho công tác tuyên truyền về phòng, chống Covid-19.

Khi làm phim tôi cũng đặt ra 2 mục tiêu rõ ràng, đó là phải làm sao để cho người dân hiểu và sợ Covid-19. Bởi chỉ có hiểu và sợ, người ta mới ý thức chăm lo sức khỏe cho bản thân, tránh để lây nhiễm, nâng cao ý thức cộng đồng, từ đó dịch bệnh sẽ được đẩy lùi dần.

Cùng với đó, tôi cũng muốn phản ánh sự thật về tình yêu thương, sự hy sinh, lao động quên mình của đội ngũ y bác sĩ… đang phải căng mình trên mặt trận chống dịch như thế nào.

Hơn nữa, phim truyền tải được thông điệp tinh thần tương thân tương ái, tình yêu, sự bao bọc, sẻ chia và lớn hơn nữa là tinh thần đoàn kết, tinh thần của cả cộng đồng, của xã hội, hướng tới cùng nhau đẩy lùi dịch.

Chính vì thế, khi phim nhận được hiệu ứng khán giả, đó là điều hạnh phúc. Rất cảm ơn khán giả đã dành thời gian xem phim và có những chia sẻ, những động thái nghĩ đến cuộc sống tích cực hơn, an toàn hơn.

Khi vào tâm dịch để tác nghiệp, anh có trải qua những nỗi lo sợ nào và anh đã vượt qua như thế nào?

Thực sự, tôi đi với tâm thế bình thường, không sợ sệt nên không nặng nề lắm. Có điều, ban đầu tinh thần làm việc chưa cao, nhưng khi bước chân vào, thấy được nhiệt huyết, ân tình của bác sĩ đang nỗ lực giành giật lại sự sống, động viên bệnh nhân đang đau đớn… khiến tôi ngưỡng mộ vô cùng.

Điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, truyền cho tôi năng lượng tích cực, từ đấy tôi cứ bị cuốn theo họ. Có những y tá còn rất trẻ, người nhỏ bé nhưng vẫn làm việc quần quật, vẫn đi như chạy, vẫn ân cần chăm sóc bệnh nhân.

Tôi nhận thấy, ở đâu đó trong cuộc đời này, nếu có nỗi đau thì luôn tồn tại tình thương, sự cứu giúp, trách nhiệm. Tôi chiêm nghiệm cuộc sống luôn luôn có luật bù trừ, vì thế ý tưởng phim Ranh giới đã ra đời từ đấy.

Bộ phim đã thức tỉnh nhiều người, hẳn là cũng cho anh những giá trị đặc biệt cũng như trải nghiệm quý giá?

Thời gian ngắn ngủi của chuyến công tác chỉ có 21 ngày đã cho tôi bài học rất quý. Tôi nghĩ, có lẽ cả cuộc đời của phóng viên chỉ một lần được trải nghiệm như thế. Thiên tai, bệnh họa khắc nghiệt, từ cuộc sống trong tâm dịch, nhìn thấy những nỗi đau của người bệnh, được tận mắt chứng kiến sự hy sinh quên mình, gần gũi vượt qua mọi rào cản của y, bác sĩ...

Tôi học được rất nhiều điều từ sự nỗ lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ, một ranh giới của sự sống và cái chết rất mong manh. Tôi hiểu thêm về ranh giới hiện hữu sự phũ phàng của dịch bệnh với một bên là tình yêu thương, sự níu kéo, giành giật hơi thở cho bệnh nhân của các bác sĩ. Hơn thế, đó còn là ranh giới về tình người, của trách nhiệm và tình thương, sự quên mình của các thiên thần áo trắng. Đó còn là ranh giới vượt qua mọi nỗi đau, mọi rào cản để họ sống tử tế và mạnh mẽ hơn.

"Với tôi, ở nơi mà bệnh nhân cần hơi thở gấp gáp, từng phút từng giây, nơi mà bác sĩ đang căng mình giành giật từng sự sống... không có chỗ cho những vai diễn hay những lời hoa mỹ. Nơi ấy, tôi cảm nhận được từ đôi mắt họ khát khao muốn trở về nơi bệnh nhân đang cần chứ không phải những lời nói sáo rỗng".

Nếu ngày xưa mình lơ là, chủ quan với cuộc sống, còn nhiều điều vội vã thì chuyến đi này đã cho tôi nghĩ khác, biết trân trọng những gì đang có, quý hơi thở, học cách sống chậm hơn.

Tôi ngộ ra, cuộc sống đang có thật sự đáng quý, biết trân trọng nó, sống có trách nhiệm hơn, biết cho đi và nhận lại yêu thương.

Không cần rao giảng đạo lý, những thước phim trong Ranh giới đã khiến người xem răn mình không được chủ quan trước dịch bệnh. Anh có tiếc nuối điều gì chưa truyền tải hết được trong phim?

Có rất nhiều nhưng điều tiếc nuối lớn nhất là bộ phim với thời lượng ngắn, với tiêu chí và hình thức làm phim như vậy nên mình không truyền tải hết được các câu chuyện ở tâm dịch. Thật lòng, tôi cũng muốn quay thêm hình ảnh đội ngũ y tế, bác sĩ ở vòng ngoài, người ta cũng phải căng mình trên mặt trận ở các ca thai phụ bình thường.

Tôi cũng muốn làm nhiều hơn nữa về đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến đang vất vả chống dịch. Hoặc đó là những người thân, người chồng, người cha, người mẹ của các thai phụ cũng lo lắng, ngóng chờ tin người thân của mình. Tôi muốn lột tả được sự khắc nghiệt của Covid-19, ngoài sự chia lìa, còn có sự ngóng chờ, day dứt.

Sau phim Ranh giới, khán giả đang chờ đợi Ngày con chào đời sắp phát sóng. Thông điệp anh muốn gửi gắm trong phim mới khác thế nào?

Nếu như thông điệp trong Ranh giới là trân trọng cuộc sống mình đang có, cần có đủ sức mạnh để vượt qua… Thì trong Ngày con chào đời tươi mới hơn, nhiều sức sống hơn. Dù bối cảnh phim cũng về thực trạng Covid-19 nhưng ở đó có sức sống mới, đó là tiếng khóc của các em bé chào đời.

Nếu như Ranh giới là sự gấp gáp, hối hả của các bác sĩ đang chạy đua với thời gian để giành giật từng giây, từng phút cho thai phụ thì các bác sĩ trong Ngày con chào đời rất chậm rãi để mổ cho các thai phụ và đón các thiên thần bé nhỏ ra đời.

Tất nhiên, trong khoảnh khắc của em bé chào đời cũng có sự gián đoạn bởi sự khắc nghiệt của Covid-19 mà tình yêu thương của người mẹ, giọt sữa đầu tiên của mẹ cũng không dành được cho con. Các con lại phải xa mẹ một thời gian. Nhưng đâu đó, tình người, sự ân cần chăm sóc của các bác sĩ lại trỗi dậy mạnh mẽ tại đây.

Cuối phim là những cuộc đoàn tụ có thể trọn vẹn, cũng có thể là dang dở, nhưng đâu đó vẫn hiện lên hạnh phúc gia đình mới, một sức sống mới.

Từ phim Chông chênh hai năm trước đến Ranh giới, cảm xúc của anh thay đổi ra sao?

Thực ra, cảm xúc với các phim khi làm rất khác nhau, với mỗi phim mình theo đuổi câu chuyện khác nhau. Nếu như Hai đứa trẻ là sự xót xa, thương cảm, sự giằng xé về sự thiếu thốn tình cảm, thì Miền đất hứa mình thương những người lao động, sang Chông chênh, mình lại thương xót những người phụ nữ làm dâu xứ người, cô đơn, thiếu hiểu biết nên dễ bị lừa.

Với Ranh giới, cảm xúc nó đặc biệt hơn tất cả, nó hiện hữu trước mắt mình trong một thời gian rất ngắn. Đó là sự khắc nghiệt của dịch bệnh mà mình được gặp một bệnh nhân mà có thể chỉ 1, 2 ngày sau hoặc chỉ ít phút sau họ không còn nữa. Mình được tận mắt chứng kiến giây phút sinh tử, cảm nhận nên rất đau, cảm thấy day dứt mãi.

Tạ Quỳnh Tư
Đội ngũ y tế giành giật sự sống cho thai phụ.

Các bác sĩ đã cho anh thêm động lực và niềm tin như thế nào? Nếu nói về hình ảnh của các y bác sĩ trong tâm dịch, anh sẽ nói gì?

Các bác sĩ đã cho tôi thêm động lực, niềm tin vào sự tử tế trong cuộc đời. Cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận hết được hi sinh của người bác sĩ tuyến đầu một cách chân thực nhất. Lần đầu tiên cảm nhận được lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, thấy thêm trân trọng mỗi ngày còn được thở, được sống.

Thông điệp của phim chúng tôi muốn gửi đến chính là sự vượt khó, tình yêu, sự hi sinh quên mình của các bác sĩ dành cho thai phụ, của các thai phụ dành cho con và đằng sau đấy là cả gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước đang chống chọi với đại dịch Covid-19. Mong sao một ngày dịch bệnh qua đi và mọi người trở lại cuộc sống bình thường.

Hình ảnh ấn tượng của các y bác sĩ khiến tôi nhớ mãi, đó là những lời động viên ân cần, là những sự kiên trì thuyết phục bệnh nhân. Bởi những bệnh nhân thai phụ rất thiệt thòi vì vào bệnh viện chỉ đơn độc. Chính vì vậy, lúc này họ rất cần sự thương yêu, sự quan tâm, động viên.

Bác sĩ thay nhau bóp bóng cho bệnh nhân cả đêm. Đó có thể là hình ảnh của sự chăm sóc bệnh nhân như cho ăn uống, vệ sinh, chải tóc. Những điều đó tưởng nhỏ nhặt nhưng rất ấn tượng và gây xúc động mạnh.

Có lẽ, ấn tượng hơn nữa là lúc giành giật sự sống cho bệnh nhân, có những bác sĩ rất điềm tĩnh, quyết đoán, trí tuệ để xử lý các tình huống. Dường như những khi ấy, nhìn các bác sĩ không có ranh giới nào cả, chỉ có tình thương, sự quan tâm.

Đặc biệt, có những y bác sĩ bị nhiễm Covid-19, phải đi cách ly nhưng họ cũng muốn khỏi nhanh để quay trở về phục vụ tiếp tại các khu điều trị F0 vì những nơi đó rất thiếu nhân lực. Với tôi, ở nơi mà bệnh nhân cần hơi thở gấp gáp, từng phút từng giây, nơi mà bác sĩ đang căng mình giành giật từng sự sống... không có chỗ cho những “vai diễn” hay những lời hoa mỹ. Nơi ấy, tôi cảm nhận được từ đôi mắt họ khát khao muốn trở về nơi bệnh nhân đang cần chứ không phải những lời nói sáo rỗng.

Cá nhân anh nghĩ sao về trách nhiệm xã hội của mỗi công dân trong cuộc chiến chống Covid-19?

Thông qua bộ phim, những chi tiết, những biểu cảm rất nhỏ, đặc biệt hình ảnh của chiến sĩ áo trắng, chúng ta hiểu được nếu như ai cũng nghĩ đến cộng đồng, nghĩ đến cái chung thì chắc chắn sẽ chiến thắng Covid-19, để dịch bệnh này không còn hiện hữu.

Cá nhân tôi cảm thấy hạnh phúc vì nhiều người đã có cái nhìn khác đi, cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu hơn những vất vả, khó nhọc, mất mát, hy sinh mà các y bác sĩ tuyến đầu đang phải trải qua mỗi ngày. Hạnh phúc vì nhiều người đã thay đổi nhận thức và hành vi để nghiêm khắc hơn với chính bản thân mình trong việc tuân thủ phòng dịch.

Qua bộ phim, chúng ta có thể thấy, mặc dù phải gồng mình chống dịch Covid-19 trong điều kiện vô cùng thiếu thốn nhưng các y bác sĩ tuyến đầu vẫn không chùn bước, không đầu hàng… Hơn hết, họ trở thành những người thân của bệnh nhân khi chải tóc, bón cháo, vệ sinh, an ủi, động viên... Chúng ta thấy được sự tử tế, sự yêu thương và lòng trắc ẩn ở nơi tâm dịch từ những điều dung dị như thế.

Cảm ơn anh!

Hương vị tình thân tập 105 (phần 2 tập 34): Huy vạch mặt vợ sống giả tạo, nhà ông Khang náo loạn vì 'người phụ nữ ngồi trên cầu có ý định tự tử'

Hương vị tình thân tập 105 (phần 2 tập 34): Huy vạch mặt vợ sống giả tạo, nhà ông Khang náo loạn vì 'người phụ nữ ngồi trên cầu có ý định tự tử'

Hương vị tình thân tập 105 (phần 2 tập 34), trên mạng có một người livestream cảnh bà Xuân đang ngồi một mình trên cầu, ...

Chuyên gia Hoàng Nam Tiến: Doanh nghiệp cũng cần được ‘tiêm vaccine’

Chuyên gia Hoàng Nam Tiến: Doanh nghiệp cũng cần được ‘tiêm vaccine’

Chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho rằng, doanh nghiệp cũng cần được 'bồi ...

Nguyệt Anh

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động