Nỗi buồn vaccine Covid-19 hết hạn

Duy Quang
Trong khi phần lớn thế giới còn chưa có đủ vaccine Covid-19 để tiêm phòng cho toàn bộ người dân thì các nước phát triển lại để lãng phí những liều thuốc đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Do cung nhiều hơn cầu, nhiều nước phát triển đang lãng phí hàng triệu liều vaccine Covid-19. (Nguồn: Reuters)
Do cung nhiều hơn cầu, nhiều nước phát triển đang lãng phí hàng triệu liều vaccine Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Tại trường Đại học Leiden ở Hà Lan, có hơn 90 thùng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca trị giá hàng nghìn USD đang nằm yên trong chiếc tủ lạnh âm sâu bảo quản vaccine. Nhưng chúng hầu hết sẽ hết hạn vào tháng Tám này.

Bác sĩ Dennis Mook-Kanamori thuộc Trung tâm Y tế Đại học Leiden thấy thật lãng phí khi để hàng nghìn liều vaccine này hết hạn mà không được sử dụng.

Nhưng điều khiến ông thực sự bất bình là chính phủ Hà Lan để mặc vaccine hết hạn thay vì chia sẻ cho thế giới.

Giới y tế Hà Lan ước tính, nếu không có gì thay đổi, đến tháng Mười, khoảng 200.000 liều vaccine của hãng AstraZeneca tại nước này sẽ bị tiêu hủy.

Thực tế đáng buồn

Đáng tiếc thay, đây không phải vấn đề của riêng Hà Lan. Trên thế giới, có hàng triệu liều vaccine Covid-19 sắp hết hạn sử dụng và đang nằm im trong những chiếc tủ đông tại các quốc gia giàu có. Israel vừa mới tiêu hủy hơn 80.000 liều vaccine Pfizer vào cuối tháng Bảy, Ba Lan phải vứt bỏ 73.000 liều vaccine của nhiều hãng khác nhau.

Trong khi đó, riêng bang North Carolina (Mỹ), khoảng 800.000 liều vaccine sắp hết hạn. Trên toàn nước Mỹ, tổng số liều vaccine hết hạn hoặc sắp hết hạn lên đến hàng triệu.

Nguyên nhân là trong khi chính phủ mua nhiều vaccine với mong muốn miễn dịch cộng đồng, vẫn còn nhiều người dân không đi tiêm chủng. Ví dụ như tại bang Arkansas có những ngày các địa điểm tiêm chủng phải đóng cửa vì chẳng người dân nào tới tiêm.

Trong khi đó, phần lớn thế giới chưa có đủ vaccine để thực hiện các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi.

Tại châu Phi, chỉ hơn 2% dân số được tiêm ít nhất một liều, trong khi Hà Lan đã tiêm chủng đầy đủ hơn nửa số dân. Chính phủ Hà Lan nói vì lý do pháp lý và hậu cần, họ không thể xuất khẩu vaccine cho các nước, bất chấp nhiều chỉ trích.

Theo ông Jesse Goodman, Giáo sư luật y học toàn cầu tại Đại học Georgetown, vaccine thường giảm chất lượng nhanh hơn các loại thuốc khác. Ngoài ra, khi quá hạn sử dụng, vaccine có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch tốt như khi còn hạn. Các loại vaccine mRNA như Pfizer và Moderna rất dễ hư hỏng.

Cần chấm dứt lãng phí

Việc phát triển thành công một số loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 trong vòng chưa đầy một năm thực sự là kỳ tích của nhân loại. Tuy nhiên, cũng vì thế mà bức tranh đối lập giữa nước giàu và nước nghèo được khắc họa rõ nét hơn.

Các nước phát triển, với nguồn lực dồi dào sẽ thu mua số lượng lớn vaccine để tập trung tiêm phòng cho công dân nước mình, dẫn đến thiếu nguồn cung cho các nước kém phát triển hơn.

Thậm chí, các nước giàu còn đặt mua số lượng vaccine khổng lồ, xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu.

Số liệu chỉ ra, các nước giàu có, chỉ với 16% dân số toàn thế giới đã mua tới 60% nguồn cung cấp vaccine trên toàn thế giới, có quốc gia thậm chí đặt mua số lượng nhiều hơn số dân của mình. Canada mua cho 453,1% dân số, Anh mua 270,3%, Australia mua 225,1%, Mỹ mua 182,8% dân số.

Bỏ phí vaccine Covid-19 đồng nghĩa với việc “ném tiền qua cửa sổ”. Nếu tính tại Mỹ, với mỗi liều vaccine trị giá khoảng 20 USD/liều, có nghĩa nước này có thể lãng phí tới hàng chục triệu USD chỉ trong vài tháng.

Không chỉ vậy, tại các quốc gia vốn thiếu thốn nguồn cung vaccine cũng vẫn gặp tình trạng dư thừa, dẫn tới vaccine hết hạn. Tại châu Phi, quá trình vận chuyển vaccine chậm trễ đồng nghĩa các quốc gia ở đây rất ít thời gian để triển khai tiêm chủng trước khi chúng hết hạn.

Liberia có 15 ngày để phân phối hàng chục nghìn liều AstraZeneca được chuyển tới từ Liên minh châu Phi, nhưng khoảng 27.000 liều sau đó bị hết hạn.

Benin, quốc gia ở Tây Phi, phải bỏ 51.000 liều vào tháng Bảy sau khi mất ba tháng vận chuyển.

Tại Malawi, chính phủ đã tiêu hủy 20.000 liều vaccine AstraZeneca hết hạn vào tháng Năm. Một số nước khác như Palestine, từ chối tiếp nhận vaccine gần hết hạn.

Tuy nhiên, một số quốc gia cũng đã có các động thái để tránh lãng phí vaccine. Ngày 28/7 vừa qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã gửi thư tới Johnson & Johnson tuyên bố rằng, các liều vaccine của hãng vẫn an toàn và hiệu quả trong tối thiểu sáu tháng nếu được bảo quản đúng cách, thay vì bốn tháng rưỡi như trước.

Một đại diện của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga nói họ dự kiến tăng thời hạn sử dụng vaccine Sputnik V từ sáu tháng lên một năm.

Một số chuyên gia hy vọng COVAX, cơ chế chia sẻ vaccine Covid-19 do Liên hợp quốc hậu thuẫn hoặc thông qua các thỏa thuận song phương khác, vaccine sẽ được chuyển tới những nơi cần trước khi chúng hết hạn.

Loại vaccine nào chống lại biến thể Delta hiệu quả nhất?

Loại vaccine nào chống lại biến thể Delta hiệu quả nhất?

Một nghiên cứu mới đánh giá vaccine Moderna đạt hiệu quả cao nhất trong việc chống lại biến thể Delta đang lan tràn khắp các ...

Đi đầu trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, Tây Ban Nha còn luyến tiếc điều gì?

Đi đầu trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, Tây Ban Nha còn luyến tiếc điều gì?

Trở thành quốc gia đi đầu trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 ở châu Âu, Tây Ban Nha vẫn đang tạo điều kiện tốt nhất ...

(theo Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Xem nhiều

Đọc thêm

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động