Ông Alexander Lavrentyev, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Syria. (Nguồn: PressTV) |
Ngày 15/6, khi được hỏi liệu Nga có đánh đổi Syria lấy lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ hay không, ông Alexander Lavrentyev, Đặc phái viên của Tổng thống Nga, khẳng định: "Chúng tôi không mặc cả. Chúng tôi không từ bỏ các đồng minh trong khu vực và đây là điều không cần bàn cãi".
Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18/5, gần 3 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Moscow phản đối động thái này.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã chặn việc bắt đầu quá trình xem xét các đơn đăng ký này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Ankara không thể nói "đồng ý" với việc hai quốc gia Bắc Âu trở thành thành viên của NATO vì có những mâu thuẫn liên quan vấn đề khủng bố và vũ khí.
Vào ngày 3/6, ông Erdogan tuyên bố ý định tiến hành một hoạt động quân sự mới ở miền Bắc Syria bao gồm các thành phố Tell Rifaat và Manbij. Nga liên tục kêu gọi kiềm chế và cảnh báo đây không phải là "hành động khôn ngoan".
Ngoài ra, ông Lavrentyev cũng nhấn mạnh, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine không ảnh hưởng đến việc nước này chú ý đến tình hình ở Syria.
Theo ông, "một số quốc gia châu Âu muốn thấy tình hình ở Syria phát triển theo đúng khuôn mẫu của họ, nhưng xung đột Syria vẫn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga".
Đặc phái viên Nga tin rằng, đã đến lúc cần hoàn thiện cơ chế viện trợ xuyên biên giới cho Syria, vốn được Hội đồng Bảo an nhất trí thành lập theo Nghị quyết 2165 tháng 7/2014 nhằm đáp ứng tình hình nhân đạo nghiêm trọng do hậu quả của xung đột và khủng hoảng kinh tế-xã hội tại nước này.
Nghị quyết 2585 sẽ hết hiệu lực vào ngày 10/7, song, ông Lavrentyev lưu ý, cho đến nay, "không thấy phương Tây có bước tiến nào trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt" và cũng không thực hiện nghĩa vụ liên quan các dự án tái thiết ở Syria, được công bố một năm trước.
Nhà ngoại giao Nga nói rõ, theo lập trường của Nga, đã đến lúc chuyển mọi viện trợ của cộng đồng quốc tế thông qua Damascus trên cơ sở chính đáng".
| NATO: Ukraine nên có nhiều vũ khí hạng nặng hơn, họ có quyền tiếp cận tất cả các loại vũ khí Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng, Ukraine nên được tiếp cận ... |
| Tin thế giới 14/6: Nga thừa nhận tình hình không dễ dàng, Tổng thống Ukraine nói 'thiệt hại kinh hoàng'; Australia ra điều kiện với Trung Quốc Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, lùm xùm quanh việc các nước châu Âu muốn gia nhập EU và NATO, quan hệ Trung Quốc-Australia, tình hình ... |