TIN LIÊN QUAN | |
Phụ nữ cần “định vị” hình ảnh bản thân trong thế giới phẳng | |
Bảo hộ công dân trong thế giới phẳng |
Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich giao lưu với sinh viên trường Đại học Hùng Vương. (Ảnh: HQ) |
“Văn hóa tranh cãi” - động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội
Hãy lấy trường hợp đất nước Israel (Do Thái) làm ví dụ.Dân số của Israel chỉ chiếm 0,2% thế giới, nhưng họ giành tới 30% tổng giải Nobel của cả loài người. Vì sao người Do Thái thông thái đến thế? Tôi đã trăn trở mãi với câu hỏi này cho đến khi gặp ông Doron Lebovich, Phó đại sứ Israel tại Việt Nam.
Theo ông Doron Lebovich, có mấy điểm khái quát về người Israel là không sợ thất bại, không sợ đối đầu, suy nghĩ toàn cầu và tò mò khám phá. Hơn 2000 năm phiêu dạt khắp thế giới, dân tộc Israel luôn giữ thái độ có thể làm được bất cứ việc gì.
Với người Israel, văn hóa đặt câu hỏi là chìa khóa của đổi mới sáng tạo. Khi đứa trẻ đi học về, người mẹ Việt Nam thường hỏi hôm nay con được điểm mấy, trong khi người mẹ Israel sẽ hỏi hôm nay ở lớp con có hỏi được câu nào hay không. Luôn luôn đặt câu hỏi trong trường học và ngoài trường đời là truyền thống của người Israel.
Người Israel thường không dễ dàng chấp nhận ngay điều người khác nói. Rất hiếm có dân tộc nào từ trên 2.000 năm trước đã có một diễn đàn như “Talmud” của người Israel. Đó là chỗ cho phép các nhà thông thái và giới trí thức được phản biện để thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Theo cuốn “Câu chuyện Do Thái” của Đặng Hoàng Xa, thì người Israel là những người có tinh thần phê và tự phê cao nhất thế giới. Họ sẵn sàng và thường háo hức xem xét lại tất cả những điều họ tin, nghĩ và làm. Nghệ sỹ hài nổi tiếng Ephraim Kishon đã viết về người Israel: “Khi tàu gần cập bờ và trời rất nóng, mọi người bắt đầu chỉ trích chính phủ về thời tiết”.
Chỉ trích là một phần thiết yếu của sự cởi mở để cải thiện, thích ứng và đổi mới. Nói như Phó đại sứ Doron Lebovich, thì đó là tinh thần “challenge authority” của người Israel, tạm dịch là “hay cãi”. Trong tiếng Hebrew, “chutzhap” nghĩa là “cả gan, liều lĩnh”.
Ở Israel, sinh viên thường cả gan tranh luận với giáo sư, nhân viên liều lĩnh thách thức ông chủ. Trong các xã hội lấy sự ổn định và trật tự trên dưới là cốt lõi văn hóa thì thái độ trên bị coi là không thể chấp nhận được. Ngược lại, người Israel khuyến khích điều đó. Theo họ, “văn hóa tranh cãi” và “sự không hài lòng với hiện tại” mới là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cựu Tổng thống Israel Shimon Peres từng nói: “Đóng góp lớn lao nhất của người Israel trong lịch sử là sự không hài lòng. Điều đó không may cho chính trị nhưng thật tốt cho khoa học”.
Người Do Thái cho rằng, văn hóa đặt câu hỏi mới là chìa khóa của đổi mới, sáng tạo. (Nguồn: Trí thức trẻ) |
Hài lòng với đèn dầu sẽ không tìm ra điện
Có nhiều cách hiểu về hài lòng và không hài lòng. Làm hài lòng một số ít có khi lại mất lòng số đông và ngược lại.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những người tiên phong trong sự nghiệp Đổi Mới ở Việt Nam. Ông từng khuyến khích cấp dưới và báo chí giúp cho Thủ tướng và Chính phủ bằng cách nói thẳng và thông tin thật. Ông cho rằng, báo chí chỉ chăm chú làm hài lòng ông thì có thể làm cho ông thích, nhưng như thế chẳng có ích gì.
Ở Trung Quốc ngày xưa, Hàn Phi Tử từng nói: "Biển Thước trị bệnh thì lấy dao chích vào xương, bậc thánh nhân cứu nguy cho nước dùng lời trung làm lỗ tai nghe khó chịu. Chích vào xương thì thân thể đau một chút, nhưng đất nước được phúc lâu dài".
Ở Nhật Bản, đã từng có giai đoạn quyền lực của Mạc phủ lấn át nhà vua. Sử chép rằng, gặp lúc quốc khố khánh kiệt, Chúa Yoshimune vay tiền nhà giàu giúp dân, công kích sự xa xỉ của quan lại, sa thải bớt cung nữ trong triều. Trước đền vua, nhà chúa cho lập một tòa án, đặt một thùng thư để nhận đơn kiện cáo và khuyến khích dân chúng đưa ra ý kiến phản biện chính phủ, chỉ trích quan tham. Có một người công kích chính trị của nhà chúa, chúa Yoshimune liền cho đem bản cáo trạng đọc trước công chúng và trọng thưởng người đó. Vì thế uy tín của Mạc phủ ngày càng tăng. Đó là một trong những lý do khiến chế độ Mạc phủ kéo dài gần 700 năm ở Nhật Bản.
Không sợ chỉ trích, khuyến khích phản biện là di sản của nhà lãnh đạo nổi tiếng Nam Phi Nelson Mandela. Khi bàn giao chức Tổng thống cho người kế nhiệm là Thabo Mbeki, ông Nelson Mandela đã nói: “Hãy tập hợp chung quanh anh những người chân chính, dám nói thật cho anh nghe mọi việc, chứ không nên tập hợp quanh anh những người chỉ biết nịnh”.
Hội nhập quốc tế là cùng ra sân chơi chung, cùng trong thế giới phẳng. Tại một hội thảo do Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức gần đây, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam và Chủ tịch CLB Bóng đá Thanh Hóa (bầu Đệ), đã phát biểu “giờ chỉ có nói thẳng nói thật với nhau mới phát triển được, chứ cứ nịnh nhau thì không phát triển được đâu”.
Những ý kiến thẳng thắn như của bầu Đệ được nhiều người đồng tình. Các cơ quan chức năng đang nghiên cứu có thể đề xuất bổ sung vào Luật cán bộ công chức các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có việc cấm công chức nịnh bợ cấp trên. Nếu điều này được thực hiện, sẽ là một sự thay đổi lớn, không chỉ về quy định pháp luật, mà còn là một bước tiến về văn hóa. Nó chứng tỏ tâm trạng xã hội đang không hài lòng với cách chúng ta vẫn làm hài lòng nhau xưa nay.
Cuối cùng, tôi nghĩ không gì hơn là dẫn lời nhà phát minh thiên tài người Mỹ Thomas Edison: “Nếu hài lòng với đèn dầu, chỉ tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện”.
Hà Lan sáng tạo tìm cách "sống chung" với "giặc" nước Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 9/4, Báo Thế giới & Việt Nam xin giới thiệu tới ... |
Trung Quốc nỗ lực vì "phong cách sống xanh" Ngày 4/5, Uỷ ban Phát triển và Cải cách, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc và 12 bộ, ban ngành khác của Trung Quốc ... |
Bình đẳng giới trong thế giới “phẳng” “Bình đẳng giới là chìa khóa giúp người phụ nữ nhận ra giá trị đích thực của mình, được tôn trọng và yêu thương. Còn ... |