Nói thêm về phở HN

Phở là món quà thật riêng biệt. Ăn nó vào giờ nào cũng được. Ngày nào, mùa nào cũng ăn được. Bất cứ địa phương nào cũng có phở. Nhưng hình như chỉ có phở Bắc là ngon hơn cả, mà phở Hà Nội phải chăng là ngon nhất?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngay ở Hà Nội, phở nội thành, phở ở dăm ba phố cũ lại ngon hơn ở chỗ khác. Lạ thế đấy. Hình như có một bí quyết riêng, một cái duyên riêng, một cái hương riêng, không gia truyền thì cũng là sự sáng tạo độc đáo, bắt chước được không phải chuyện dễ. Chả thế mà một thời mậu dịch có đủ ưu thế về mọi phương diện từ độc quyền mua bán, tiền nong thoải mái, người phục vụ thật đông… nhưng không thể đọ được với vài ba hàng phở tư nhân, những hàng này chỉ mấy năm đã lên được nhà ba bốn tầng.

 

Miền Nam có hủ tiếu. Miền núi có phở chua. Hoa kiều có mì vằn thắn. Mỗi món ngon một vẻ, nhưng phở vẫn là anh chàng hấp dẫn được mọi khẩu vị, dù là người kỹ càng, khó tính.

 

Người Pháp gọi phở là “soupe chinoise” tức là cháo Trung Quốc. Hoàn toàn sai. Phở là của Việt Nam. Phở chỉ là phở, thế thôi.

 

Chưa nghiên cứu được ai là người đầu tiên nghĩ ra cái món kỳ lạ mà phổ thông này, bát phở đầu tiên xuất hiệnv ào ngày tháng năm nào? Cái buổi “trình làng” ấy, hẳn phở còn sơ sài, nhưng cho dù thế, cái người vô danh ấy cũng đáng ghi vào cuốn lịch sử của môn ẩm thực tài tình.

 

Nhiều người đã viết về phở. Tuy vậy cũng xin lạm bàn đôi ba điều.

 

Đầu thập kỷ bốn mươi, Thạch Lam đã viết về phở, cái hàng phở gánh trong nhà thương Phủ Doãn, có rau mùi, hạt tiêu Bắc, mấy xu một bát. ông còn viết “thoáng một chút hương thơm cà cuống như một nghi ngờ”. Câu văn, ngoài Thạch Lam có lẽ ít ai viết được cái kỳ ảo của cà cuống như thế. Tuy vậy, nay chúng ta thấy, cà cuống chỉ có thể đi với bún thang, bánh cuốn… mà khó sánh duyên cùng chàng phở được, dù cả hai đều là những món quí, cùng là trai tài gái sắc, nhưng lại “lệch pha”.

 

Cũng Thạch Lam, vào thời gian này, còn chê phở gà là nhạt nhẽo, càng thấy phở gà sinh sau đẻ muộn hơn phở bò nhiều. Phở gà lúc ấy là cái mới, còn chưa được thử thách. Cái đểnh đoảng của nó chưa đủ sức cạnh tranh với ngọt đậm, nồng nàn của phở bò (và có lúc còn là phở trâu mà hàng phở nói dối là phở bò nữa).

 

Phở gánh đã thành hình ảnh một Hà Nội ăn chơi ăn bời, không cần no, mà ăn cho thích, ăn cho cái cảm giác trên đầu lưỡi được đổi thay ít phút. Những người nay ở tuổi sáu, bảy mươi chắc không thể quên hình ảnh gánh phở bán rao lúc sáng sớm hay về khuya. Hai cái tủ con, nan thưa, cao ngang thắt lưng người. Một bên là chồng bát chiết yêu cho loại hai xu, bát con gà miệng loe cho loại năm xu, hai cái ngăn kéo thật sâu, đựng thịt, bánh và các thứ khác. Còn bên kia là cái thùng nước dùng lúc nào cũng có ngọn lửa bếp le lói, đôi khi từ đấy một đám pháo hoa nhỏ nở bung hoa cà hoa cải, thì ra ông hàng phở dùng cái ống thổi bằng một đoạn tre, thổi vào thanh củi định tàn. Ông cho hồi sinh ngọn lửa, bắt nó cứ lung linh trong bóng đêm hay trong sương sớm, để nối nước dùng lúc nào cũng sôi lăn tăn.

 

Từ cái bên gánh có bếp lửa này, mùi phở bay đi, níu khách lại. Ông đến đầu phố này thì ngã tư kia đã thơm mùi ngòn ngọt của phở. Con dao phở to bản, hình chữ nhật, chỉ khẽ phầm phập trên miếng thịt hoặc những tay bánh phở xếp lần lượt lên nhau một cách bình tĩnh. Cả cái dụng cụ có một không hai, chỉ có thời đó có là cái ống hạt tiêu, làm bằng một đoạn tre, một đầu nút bằng nút gỗ hoặc lá chuối khô, đầu kia là mấu tre, có một lỗ nhỏ, nút bằng thanh tre con, tròn, to gần bằng đầu đũa. Bát phở làm xong, ông rắc chút hạt tiêu bắc, thơm khiêu khích, lượn tay vòng tròn trên mặt đất, như phù thuỷ bắt âm binh.

 

Chỉ riêng cái chuyện “xúc” bánh cũng thật vui mắt. Chiếc giỏ tre hình ống, có quai thẳng đứng, xúc bánh xong, ông nghiêng người vẩy bánh, bánh chỉ đủ cho một bát, không hơn, hoàn toàn xa lạ với kiểu phở sau này, buổi sáng, người ta xúc cả một rổ sề, rồi bày sẵn ra vài trăm bát, bánh nguội tanh đi, sợi còn cứng, sợi đã nát, nhất là bánh đã nguội mất nửa phần, làm sao còn ngon được.

 

Tiếng rao khàn khàn, quen thuộc của khách ăn từng khu vực. Người bán người ăn nhận ra nhau, sở thích của cái lưỡi riêng biệt được ưu đãi đến triệt để. Tái gầu, tái nạm, tái giò, thịt chín, thịt nhừ… ít bánh hay nhiều bánh, nước trong hay nước béo, ít nước hay nhiều nước, hành chần hay chỉ rau thơm, ớt tươi, hành sống… Khách hoàn toàn thoả mãn cái kỹ tính của mình, còn được hưởng nụ cười tươi tỉnh của ông hàng phở, như một người thân với câu mời: mời cậu, hoặc mời bà…

 

Khách cứ đứng mà ăn. Hàng rong thì làm gì có ghế. Nhưng người sành ăn, cần cái món phở chứ cần gì cái ghế ngồi. Và ăn phở, chỉ cần đôi đũa, có lý do của nó. ăn bằng thìa, đặt sợi bánh lên thìa mới đưa lên miệng, mất ngon vì bánh đã nguội, nước dùng không thấm đẫm vào bánh phở, nhạt đi nhiều. Và cũng không ai chỉ vớt bánh với thịt mà ăn, còn nước bỏ lại. ăn phở mà bỏ lại nước thì quả là dại dột. Ngon nhất là nước dùng. Tinh tuý của phở là ở đấy chứ không phải là ở bánh hoặc thịt. Có người nói ăn phở bỏ nước, chẳng khác nào ăn chuối tiêu trứng cuốc với cốm Vòng mà chỉ ăn vỏ chuối với cái lá gói bánh cốm, còn thịt chuối và hạt cốm thì bỏ lại. Đúng chăng?

 

Hình như phở cũng có linh hồn. Nó có thăng trầm nhưng không chịu què quặt đi mãi. Những năm năm mươi, Hà Nội có phở Giàng, phở Tầu Bay… nổi tiếng, và chủ nhân trở thành giầu có. Thùng nước dùng to gần bằng cái phuy hai trăm lít. Thịt bò treo cả một phần tư con. Giò (thịt bò bó lại) to bằng bắp đùi…

 

Một thời gian sau, phở gà chiếm ưu thế vì cấm giết thịt trâu bò, ở phố Huyền Trân Công Chúa (nay là Bùi Thị Xuân) có phở Chí, khách đến chỉ giơ tay làm hiệu, ông Chí huơ dao lên như anh hùng Lương Sơn Bạc, tiếng dao thớt động cả hơi thu, trời thu cả mấy phố xung quanh.

 

Những hàng phở nổi tiếng như thế không có nhiều. Hấp dẫn vẫn là nước dùng. Một chút thảo quả (quả tò ho), một mảnh quế chi. Hành tái nướng cháy vỏ. Gừng cả mảng to hơn bàn tay, nướng chín, đập dập, còn nổi ở miệng thùng. Nước trong vắt, không một gợn bọt, không đục lờ, bởi ngay từ khi bắt đầu sôi, đã có những chú bé được phân công đứng vớt bọt, vớt thật kiệt.

 

Thùng nước dùng không chỉ có xương bò lợn mà còn có một vài cái đuôi bò, có khi còn có tôm he khô, tôm nõn cho tăng độ ngọt. Chẳng cần đến xắng xáo, vi-ăng-đốt, chẳng cần bột ngọt, mì chính… Và cần nhất là nước mắm ngon, loại đặc biệt, thửa riêng, mua riêng, cho việc này.

 

Nghĩ thương cho phở một thời: Phở không người lái. Gia vị hoàn toàn là thứ xa xỉ. Nước dùng chỉ là một chút xương lợn, có khi còn là nước luộc su hào và muốn ngọt hơn, người ta cho cả đường; như nước chan hủ tiếu. Thịt, may mà có thì toàn thái dọc thớ, chanh ớt không có, dấm, nước mắm để vào những cái “vịt” giống nhau, nhiều người nhầm muốn chua thành mặn, muốn đậm mà chua gắt. Thanh Tịnh, sinh thời, ông đã có một bài viết vui và ngắn về cái “vịt” này, và nhà độc tấu tài ba ấy đã đề nghị hóm hỉnh nên thửa riêng loại “vịt” sứ có khắc chữ vào… Vui thế đấy!

 

Một đôi khi người ta còn làm cả phở thịt ngựa, nên có người nói đùa để tả cái mùi hôi hôi ấy rằng: “Ăn một miếng thịt vịt biết ngay là phở ngựa”, nghĩa là vịt đã hôi, nước dùng phở thì chỉ có một nồi chung cho tất cả các loại phở, nên cái hôi tăng lên gấp đôi vậy.

 

Lâu nay, cảnh hàng phở tưng bừng đã trở lại. Nhưng từ cực này nó lại nhảy sang cực khác. Chỗ nào cũng có phở. Phở hiệu, phở bàn, phở quang gánh, phở chõng… bán phở chút ít buổi sáng hay đêm khuya, là cả nhà có thể cải thiện được rồi nên nhiều người chả cần biết kỹ thuật, biết nghề, cũng thành người hàng phở. Cũng là một lẽ khách ăn ngày nay hình như dễ tính có khi người ta cần ăn cho no, ăn lấy chất thịt, chứ không phải ăn cho ngon cho thích. Không lạ là có khách ăn phở lại yêu cầu chặt một bát tú hụ thịt gà, ăn xong, bỏ toàn bộ nước phở lại. hoặc có cậu đập mấy quả trứng vào, đánh tan ra, nước phở vừa đục, trắng như nước vo gạo, vừa tanh, nhưng húp lấy húp để. Và một điều nên vui hay nên buồn là phần đông đã ăn phở với lạp chí chương, tức tương ớt, bát phở đỏ lòm, mà nếu còn, chắc Thạch Lam, Nguyễn Tuân… phải kêu trời, âu cũng là sự tiến bộ của phở chăng?

 

Nhiều hàng còn có món gọi là phở “mọc”, chỉ đơn thuần là giò sống được thả vào nồi nước dùng. Dăm ba viên, ngọt không ra ngọt, giòn không ra giòn… Thôi thì xin tuỳ cái túi tiền vậy chứ không phải tuỳ cái lưỡi.

 

Cái đuôi bò trong thùng nước dùng, để khách tìm cái món “bốc mả” về khuya ấy, đã thật hiếm hoi. Ít gặp món xương đổ ra, khói bốc nghi ngút, tay bới xương, mồm hút xuyn xuýt, tợp ngụm rượu… thật béo, bùi, ngậy, thơm, ngọt, rồi cay chua mặn chát đủ mùi. Không có cái đuôi bò, nên hèn chi bát phở đưa cho khách, phải đổ mấy thìa mì chính cánh, loại ngoại vào mà vẫn cứ đuểnh đoảng thế nào.

 

Chủ nhật, có gia đình tổ chức ăn tươi ở nhà bằng món phở. Dù bà nội tướng có là người cầm quân bếp núc tài ba đến đâu, bát phở ở nhà cũng không ngon bằng ăn ở hiệu, ở hàng? Tại sao? Tại được ăn không khí hàng quán, thiếu câu chuyện đầu ghế, thiếu cái mùi đặc trưng mà chỉ có ở quán mới có? Kể cả cái ống đũa hơi nhờn nhờn, chưa khô hẳn?

 

Phở cũng đã có lịch sử của mình. Cũng có phá cách, biến dị, thêm bớt gia giảm, lúc lên lúc xuống. Ngay phở xào mềm, xào giòn, áp chảo… cũng đã không còn là phở trinh nguyên với đúng cái tên của nó. Còn ăn phải bát phở nguội, thịt thái dọc thớ, thiếu gia vị, hành mùi, chanh ớt, hạt tiêu… ăn xong chua miệng mãi… quả là khó chịu bực mình, mất đi cả một buổi sáng tốt lành hay một đêm khuya hứa hẹn.

 

Phải chăng vì vậy mà phở vẫn là một món hoàn toàn đặc biệt, và Hà Nội vẫn là nơi có khuôn mặt thật của món phở kỳ diệu, một món quí tộc một cách bình dân như thế.

 

Theo HNMO

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Các cuộc khai quật đang diễn ra đã hé lộ những tàn tích từng là một phần của pháo đài La Mã.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Baoquocte.vn. Ngày 7/5, nhân dân cả nước hướng về Điện Biên, hòa chung không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động