Nơi Tiểu Thừa và Đại Thừa gặp nhau

Đi dạo chơi các phố rộng rãi và yên tĩnh của thủ đô Phật giáo Lào, Luang Prabang, cứ vài trăm thước, lại thấy xuất hiện một ngôi chùa Vát (đền chùa).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các sư đi khất thực ở Luang Prabang, thủ đô Phật giáo Lào.

Một hôm, trong số mặt tiền hình tam giác của các Vát, tôi phát hiện một cổng tam quan điển hình cho kiến trúc chùa Việt Nam. Thật là thú vị và cảm động, cái nét thân thương quê hương ấy.

Có điều là tam quan của chùa này, tên chùa viết quốc ngữ là: Phật tích tự (tên Lào là Vat Phra Bat Tay) không quét vôi trắng như ở đất Việt mà sơn màu rực rỡ. Ở nóc không có mặt nguyệt hay bầu nước cam lồ mà có bánh xe pháp luân. Hai bên có đôi câu đối:

Phật địa riêng cho người hữu đức

Đất thiêng chung để khách quan chiêm.

Chùa Việt Nam ở Lào! Như vậy là rặng núi Trường Sơn, tấm bình phong làm hàng rào chắn khí hậu và văn hóa, đã không ngăn cản được sự gặp gỡ của nền văn hóa Lào mang dấu ấn Ấn Độ và nền văn hóa Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa, cụ thể, ở ngôi chùa này, là sự gặp gỡ của hai nhánh Phật giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Trước cửa chùa, dưới ánh nắng ban mai, sau một chiếc mõ gỗ to bằng trái bom Mỹ treo trên một cái giá, bảy tám nhà sư trẻ mặc áo vàng đang đập đất. Trong số đó có thể sẽ có người ở lại chùa tu suốt đời, nhưng cũng sẽ có người về nhà lấy vợ đẻ con. Theo phong tục Lào, đàn ông thế nào cũng ở chùa trong thời gian ba tháng, giờ thì có thể rút ngắn lại vài tuần, để tu hành góp công đức. Người ta thường đi ở chùa vào mùa hạ, sau khi đã học hành xong trước khi vào đời. Có thể gửi trẻ vào chùa trong khi trường học nghỉ hè. Tôi cho đây cũng là phong tục hay để các cậu ấm được bố mẹ quá ư nuông chiều nếm mùi dưa muối đạm bạc mà tu tỉnh.

Sư cụ Thích Thái Phùng (tên Lào là Phra Kham Pha), 54 tuổi, là người vùng Tam Điệp ở Ninh Bình. Người trụ trì ở chùa cùng hai vị sư người Lào. Thiện nam tín nữ đến lễ có nhiều người gia đình gốc Việt và cả người Lào chính cống trong vùng. Sư cụ giảng kinh Đại Thừa tiếng Việt, nhưng cũng giảng cả kinh Tiểu Thừa chữ Pali.

Cụ Thích Thái Phùng tiếp tôi ở một phòng nhỏ có bàn ghế, kiểu như ở các chùa Việt Nam, các chùa Lào không có phòng khách này, khách ngồi ngay trên sàn trước bàn thờ.

Sư cụ cho biết là ngôi chùa Phật Tích đã được xây dựng cách đây hai trăm năm, lấy tên là Chùa Vết Chân Phật. Tục truyền Đức Thích Ca đi hành đạo, có ngừng lại ở đây, nên để lại một vết bàn chân cho đến nay vẫn còn thấy trong một hốc lớn ở chân tường đá cao ngay bên sông Mekong hùng vĩ, chùa bị bỏ hoang một thời gian dài. Mãi đến năm 1959, một nhà sư Việt Nam và một số Việt kiều xin được phép trùng tu chùa.

Chùa mang một số chi tiết của chùa Việt Nam như trên đã nói cũng phải kể cả bàn thờ Mẫu và nhà tổ. Nhưng nói chung, vẫn là Vát Lào. Các điện chỉ thờ Phật Thích Ca mà thôi, nhưng Phật Thích Ca có rất nhiều hóa thân và đủ các cỡ lớn nhỏ, thường bằng đồng hoặc bằng gỗ, đều phết kim nhũ. Tượng được tạc ở nhiều thế, mỗi thế mang một ý nghĩa riêng. Tượng đứng hai cánh tay ép vào sườn, hai bàn tay ngửa ra phía trước, có nghĩa: Thôi, đừng lý sự, đừng cãi nhau nữa! Cũng thế đứng ấy, nhưng một tay buông xuôi có nghĩa: Hãy đẩy lùi cái xấu, cái ác. Thế đứng hai tay buông dọc theo thân mình, các ngón tay chỉ xuống đất, có nghĩa cầu mưa. Cũng thế đứng ấy, hai tay chắp, có nghĩa: ngắm cây bồ đề. Thế nằm có nghĩa: nhập Niết Bàn. Phật thường mặc quần áo nhà vua vì Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính.

Vát Lào có một bộ phận điển hình: điện thờ và nơi lễ gọi là Sim, thư viện chứa kinh Pali viết trên những lá gồi dài, trai phòng là nơi sư ở, nhà con để một chiếc trống to để báo khất thực, chỗ chung quanh sân là nơi hội họp, các tháp chôn tro thi hài. Sáng sớm, các sư đều đi khất thực sau khi nghe mõ. Buổi trưa, sau khi nghe trống, các gia đình trong vùng mang thức ăn đến chùa. Từ sau bữa ăn trưa thì không còn bữa ăn nào nữa trong ngày hôm đó.

Những chùa Việt Nam theo Đại Thừa, trên điện thờ nhiều vị, chứ không chỉ thờ một mình đức Thích Ca với nhiều hóa thân của người. Đại Thừa là cỗ xe lớn; sở dĩ gọi như vậy vì Đại Thừa chủ trương giải thoát khắp các sinh linh, rồi bản thân mới vào cõi Niết Bàn (chiếc xe lớn mới chở hết được). Còn Tiểu Thừa chỉ là xe nhỏ vì chỉ cần tự cứu vớt bản thân. Chùa Việt Nam thờ nhiều Phật, Bồ Tát, La Hán, (có cả Thích Ca, A Di Đà, Di Lặc...) và cả thần thánh đạo Lão và đạo Mẫu.

Hữu Ngọc



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động