‘Nóng khủng hoảng’ ở Bắc bán cầu

TRUNG HIẾU
Cháy rừng, nắng nóng, sóng nhiệt đang hoành hành dữ dội tại nhiều quốc gia khiến nhiều người chết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cháy rừng dữ dội tại nhiều nơi ở châu Âu. (Nguồn: CNN)
Cháy rừng dữ dội tại nhiều nơi ở châu Âu. (Nguồn: CNN)

Nắng nóng khắc nghiệt đã bao vây gần như toàn bộ Bắc bán cầu trong năm nay.

Ngột ngạt trong thời tiết cực đoan

Hiện tại, châu Âu đang sôi sục trong đợt nắng nóng thứ ba của mùa Hè, gây ra những đám cháy rừng tàn khốc và đe dọa hàng triệu người.

Chỉ riêng trong Chủ nhật vừa qua, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã báo cáo hơn 1.000 trường hợp tử vong do nắng nóng.

Tại Pháp, hàng nghìn người chạy trốn khỏi cháy rừng. Theo Sky News, một sân bay của Anh đã tạm ngừng các chuyến bay do đường băng bị nóng chảy, còn một sân bay khác thì đường băng bị vênh lên do nắng nóng.

Xứ Wales ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay. Các nhà khí tượng học Anh dự báo nhiệt độ vẫn tiếp tục cao hơn. Một nghiên cứu trên tạp chí Nature xuất bản trong tháng Bảy cho thấy số lượng các đợt nắng nóng ở châu Âu đã tăng nhanh gấp đến bốn lần so với khu vực vĩ độ trung bình ở phía Bắc như Mỹ.

Nhiệt độ ngoài trời tăng vọt lên trên 40°C, cháy rừng hoành hành ở nhiều nơi, đặc biệt là tại miền Nam châu Âu khiến người dân phải sơ tán.

Châu Âu không phải là nơi duy nhất ngột ngạt. Gần như toàn bộ Bắc bán cầu đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng này, từ Trung Quốc đến Bắc Phi đến Mỹ, nơi các dự báo cho thấy nắng nóng khắc nghiệt có thể tiếp tục trong hai tuần nữa.

Đây là đợt mới nhất trong một loạt đợt nắng nóng đồng thời trên khắp hành tinh trong năm nay.

Dự báo, những đợt nóng với mức nhiệt độ tăng cao đến mức khắc nghiệt sẽ diễn ra ở Trung Quốc vào cuối tháng Tám.

Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng ngày càng nóng và thường xuyên hơn tại hầu hết các khu vực. Điều này đã được Hội đồng các nhà khoa học khí hậu toàn cầu của Liên hợp quốc (IPCC) xác nhận. Khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người đã làm hành tinh ấm lên khoảng 1,2°C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Để tìm hiểu chính xác mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một đợt nắng nóng cụ thể, từ năm 2004, các nhà khoa học đã thực hiện hơn 400 nghiên cứu về các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm nắng nóng, lũ lụt và hạn hán. Họ tính toán mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với từng hiện tượng.

Các nghiên cứu mô phỏng khí hậu hiện tại và so sánh nó với mô phỏng khí hậu nếu không có phát thải khí nhà kính do con người gây ra.

Nhà khoa học khí hậu Sonia Seneviratne của trường Đại học ETH Zurich (Thụy Sỹ) cho biết: “Trước kia, khi không có sự tác động của con người lên khí hậu, những đợt nóng khắc nghiệt xảy ra cứ 10 năm một lần, nhưng giờ đây chúng xảy ra thường xuyên hơn gấp ba lần”.

Nhiệt độ sẽ chỉ ngừng tăng nếu con người ngừng xả thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển. Từ nay cho đến lúc đó, sóng nhiệt sẽ ngày càng tồi tệ. Nếu không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, nhiệt độ sẽ leo thang lên mức nguy hiểm hơn.

Theo Thỏa thuận Paris 2015, các quốc gia đã nhất trí cắt giảm lượng khí thải đủ nhanh để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2°C và tiến tới là 1,5°C. Tuy nhiên, các chính sách hiện tại sẽ không cắt giảm lượng khí thải đủ nhanh để đạt được cả hai mục tiêu này.

IPCC cho biết đợt nắng nóng xảy ra mỗi thập kỷ một lần trong thời kỳ tiền công nghiệp sẽ xảy ra 4,1 lần trong một thập kỷ khi nhiệt độ nóng lên thêm 1,5°C, và 5,6 lần ở 2°C.

Nguyên nhân là biến đổi khí hậu và hơn thế nữa

Biến đổi khí hậu làm gia tăng điều kiện khô nóng, khiến đám cháy lan nhanh hơn, cháy lâu hơn và bùng phát dữ dội hơn.

Ở Địa Trung Hải, điều này đã góp phần làm cho mùa cháy rừng bắt đầu sớm và đốt cháy nhiều diện tích hơn. Năm 2021, hơn nửa triệu hecta rừng bị cháy ở Liên minh châu Âu (EU), trở thành mùa cháy rừng tồi tệ thứ hai mà khối EU được ghi nhận sau mùa cháy rừng năm 2017. Các quốc gia như Bồ Đào Nha và Hy Lạp năm nay đã phải nhận trợ giúp khẩn cấp của EU.

Thời tiết nóng hơn lấy đi độ ẩm của thảm thực vật, biến chúng thành nhiên liệu khô, làm cho đám cháy lan rộng.

Nhiệt độ nóng lên của Trái đất đang đẩy cháy rừng đến những khu vực xưa nay hiếm khi bị cháy, và do đó người ta ít chuẩn bị để đối phó hơn.

Bên cạnh biến đổi khí hậu, quản lý rừng và các nguồn gây ra lửa là những yếu tố rất quan trọng. Ở châu Âu, theo số liệu của EU, hơn chín trong số 10 đám cháy xuất phát từ hoạt động của con người, như đốt phá, làm tiệc đồ nướng, hoặc sự cố đường dây điện…

Các quốc gia như Tây Ban Nha, vốn đang phải đối mặt với thách thức thu hẹp dân số ở vùng nông thôn, (khi người dân di chuyển đến các thành phố, để lại một lực lượng lao động nhỏ hơn ở nông thôn), lại gặp thêm vấn đề về lao động để dọn sạch thảm thực vật và tránh để “nhiên liệu” cho cháy rừng bùng phát. Tuy vậy, khủng hoảng khí hậu mới là nguyên nhân chính tạo ra những điều kiện khiến tác động của những đám cháy này trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Các nhà khoa học đều nhất trí rằng, nếu không có sự cắt giảm mạnh đối với khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán sẽ trở nên tồi tệ hơn đáng kể.

Họ cũng gợi ý một số hành động có thể giúp hạn chế hỏa hoạn nghiêm trọng, chẳng hạn như đốt cháy có kiểm soát (bắt chước đám cháy cường độ thấp trong các chu kỳ sinh thái tự nhiên), hoặc tạo ra các khoảng trống trong rừng để ngăn chặn đám cháy lan ra các khu vực rộng lớn.

Nắng nóng khắc nghiệt, Hy Lạp và Czech nỗ lực dập cháy rừng tại công viên quốc gia

Nắng nóng khắc nghiệt, Hy Lạp và Czech nỗ lực dập cháy rừng tại công viên quốc gia

Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp đang nỗ lực dập tắt đám cháy rừng kéo dài mấy ngày qua tại công viên quốc gia Dadia ...

Cháy rừng ở Hy Lạp khiến hàng trăm người phải sơ tán

Cháy rừng ở Hy Lạp khiến hàng trăm người phải sơ tán

Ngày 24/7, hàng trăm người ở Hy Lạp phải sơ tán trong bối cảnh nhiệt độ tăng cao làm dấy lên quan ngại thêm nhiều ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động