TIN LIÊN QUAN | |
Nắm bắt các FTA: Chuẩn mới để đo năng lực cạnh tranh | |
EVFTA: Cần sự tiếp cận chủ động từ phía doanh nghiệp |
Sự tác động của “làn sóng” các FTA thế hệ mới ập vào Việt Nam sẽ đi đến từng cá nhân và sinh hoạt đời thường của họ.
EVFTA không ở đâu xa
Được thiên nhiên ưu đãi điều kiện tự nhiên thuận lợi trong nông ngư nghiệp, từ trước tới nay, người Việt Nam có thói quen sử dụng các thực phẩm tươi sống với niềm tin vào tác dụng tốt của chúng đối với sức khỏe con người. Khi Việt Nam hội nhập với đủ loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nước ngoài du nhập, thói quen này dần thay đổi.
Đặc biệt, khi tình trạng sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh tràn lan trong nuôi trồng và sản xuất, đẩy người tiêu dùng xa dần với những sản phẩm tươi trong nước; thậm chí, buộc họ tiếp cận nhanh hơn các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu với những quy chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Sức ép cạnh tranh trong nước đương nhiên sẽ tăng lên.
Ví dụ đời thường này được một nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra và chia sẻ bởi lãnh đạo Hiệp hội chăn nuôi Việt khi nói về tác động của EVFTA tới lĩnh vực nông-thủy sản hôm 28/6.
Thuận lợi nhiều, cạnh tranh ít
Tuy có sức ép, nhưng nếu nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa đôi bên, có thể thấy doanh nghiệp (DN) Việt ít bị cạnh tranh hoặc chỉ bị trong ngắn hạn. Rất nhiều cơ hội cho cả những mặt hàng khác bởi xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ chiếm 1,5% tổng nhập khẩu của EU. Do vậy, dù rào cản còn nhiều nhưng tiềm năng, không gian cho Việt Nam xuất hàng sang EU rất lớn.
Theo bà Cao Thanh Diệp, Phó Trưởng phòng ASEAN thuộc Vụ Chính sách thương mại và Đa biên (Bộ Công Thương), EVFTA mang lại lợi ích lớn nhất cho những mặt hàng chủ lực thế mạnh của Việt Nam, trong đó có hàng nông-thuỷ sản.
Trao đổi thương mại song phương EU – Việt Nam. (Nguồn: Phái đoàn EU tại Việt Nam). |
Riêng về thuế, EVFTA cho phép hơn 50% không gian về thuế tiếp tục được giảm xuống 0% (theo lộ trình), giúp tăng hàng hoá Việt Nam sang EU tăng (chứ không phải chỉ 42% được hưởng thuế theo GSP (cơ chế từ EU đơn phương cho phép Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào EU với mức thuế 0%) như hiện nay.
Lộ trình thực hiện, cắt giảm thuế... giữa Việt Nam và EU cũng được đưa ra với nhiều thuận lợi cho phía Việt Nam. Các DN xuất khẩu hàng hoá có 10 năm để chuẩn bị cho việc thực hiện.
Sau khi Hiệp định có hiệu lực năm 2018, 8 năm tiếp theo, hàng hoá của Việt Nam sẽ được hưởng thuế ưu đãi hơn hàng hóa từ ASEAN và Trung Quốc (chưa ký hoặc đang đàm phán FTA với EU). Như vậy, DN Việt Nam có từ 10-20 năm để tạo dựng uy tín, thương hiệu của riêng mình, thậm chí có chỗ đứng ổn định tại thị trường EU không lo các nước khác chiếm thị phần.
Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với các đối tác cùng khu vực. “Có thể nói, chúng ta là nước nhanh chân nhất”, theo bà Diệp. Phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của EVFTA ra sao trong bối cảnh hiệp định đầy tham vọng này được cả hai phía kỳ vọng vào việc hiệu quả sâu rộng của nó sẽ tác động đến thị trường chung.
Mong muốn trên không chỉ là của doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam, các nước EU mà còn là của cộng đồng quốc tế. Nhất là khi Việt Nam đang là một hình mẫu trong mắt bạn bè quốc tế khi ký kết với EU, là người dẫn đầu trong ký kết FTA với EU. “Các quốc gia đối tác tiềm năng đang trông đợi để học tập mô hình của Việt Nam”, bà Jana Herceg, Phó Đại diện thương mại và kinh tế, Phái đoàn EU tại Việt Nam khẳng định.
Khắt khe nhưng vẫn khuyến khích
Không chỉ vấn đề nhập khẩu, chia sẻ những trăn trở về việc tìm đầu ra cho nông - thủy sản Việt Nam của ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Dự án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Phần Lan và Bắc Âu (Dự án FLC 14-04) đã thu hút sự chú ý của doanh nghiệp. Theo ông Hải, Phần Lan nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung có thị trường không lớn, nhưng yêu cầu các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng rất khắt khe.
Tuy nhiên, đây lại là khu vực rất đáng kể để DN Việt Nam đầu tư nghiên cứu thâm nhập. Khi đã chiếm lĩnh được thị trường này, hiệu quả chắc chắn sẽ không nhỏ với lý do là mùa đông tại khu vực này kéo dài nên nhu cầu về hàng nông thủy sản rất lớn. Sản phẩm của Việt Nam nếu được chấp nhận tại đây sẽ có giá trị gia tăng cao vì mức sống của người dân ở Phần Lan và Bắc Âu tương đối cao so với mặt bằng chung của khối EU.
Thuận lợi lớn là Chính phủ Phần Lan và các nước Bắc Âu luôn xem Việt Nam là một trong số ít các quốc gia cần sự khuyến khích và hỗ trợ trong việc xúc tiến xuất khẩu và dự án FLC 14-04 chính là minh chứng.
Hơn nữa, để cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi thực hiện Hiệp định, phía EU cũng có nhiều dự án khác rất hiệu quả như: MUTRAP, Chương trình của các nước ASEAN, các nước EU hay rất nhiều hội thảo để hỗ trợ DN tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực, để hội nhập một cách tốt nhất trong cạnh tranh quốc tế.
Tìm lời giải từ doanh nghiệp
Sẽ có 39 chỉ dẫn địa lý (GI) của Việt Nam được bảo hộ tại thị trường EU, phần lớn thuộc lĩnh vực nông thủy sản (nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết, chè Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, vải Thanh Hà, cam Vinh, gạo Hải Hậu,...).
Dù vậy, không ít ý kiến từ phía các chuyên gia cho rằng, đến thời điểm này, các DN Việt Nam vẫn chưa thực sự chuẩn bị tốt để đón nhận những ưu đãi của EVFTA. Đặc biệt, DN xuất khẩu nông sản vẫn còn lúng túng trước nhu cầu mở rộng thị trường, tăng lượng hàng hóa vào thị trường này.
Làm sao để giữ được chất lượng, khẳng định thương hiệu của hàng hóa, đồng thời đẩy số GI tăng lên ở tất cả các lĩnh vực hàng hóa, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng EU đang là câu hỏi đặt ra với cộng đồng DN, đặc biệt là DN nông-thủy sản.
Cấm vận EU – Nga: Ai thiệt hơn? Nga vẫn đứng vững và chứng tỏ không bị cô lập khỏi thế giới. |
Gia tăng xuất khẩu nhờ quản lý hiệu quả chỉ dẫn địa lý Đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ là giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản ... |
Quy định sử dụng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản chưa thống nhất Đây là ý kiến của hầu hết các chuyên gia tại Hội thảo “Quy định quốc tế và Việt Nam về hóa chất và kháng ... |