Nữ Việt kiều nặng lòng với cây cầu ký ức

HÀ ANH
Sống ở nước Pháp nhưng kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Nga vẫn một lòng hướng về Hà Nội, với nỗi trăn trở làm sao để cây cầu Long Biên tìm lại được ánh hào quang đích thực…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
KTS Nguyễn Nga trên cầu Long Biên. (Ảnh: NVCC)
KTS Nguyễn Nga trên cầu Long Biên. (Ảnh: NVCC)

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1989, thời điểm chị Nguyễn Nga trở về thăm Hà Nội, sau 35 năm sống và học ngành kiến trúc quy hoạch đô thị ở Paris, Pháp.

Khi đạp xe trên cầu Long Biên, một đoàn tàu hỏa chạy qua, cả cây cầu bỗng rung lên như một con rồng đang thức dậy khiến bao cảm xúc dâng trào trong chị về một cây cầu già nua mang trên mình ký ức và thương tích của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Theo KTS Nguyễn Nga, cầu Long Biên dài bằng đại lộ Champs Elysee, ra đời sau tháp Eiffel của Pháp hơn 10 năm (năm 1889) và là cây cầu lớn nhất nhì thế giới lúc bấy giờ.

Cầu Long Biên đưa Hà Nội qua một bước ngoặt mới vì đã thay đổi giao thông từ đường sông sang đường bộ, góp phần tạo nên diện mạo đô thị của thủ đô văn hiến như ngày hôm nay…

Mối duyên nợ không dứt

Năm 2007, sau khi làm một số dự án lấy tài trợ từ nghị định thư Pháp - Việt, KTS Nguyễn Nga quyết định mở Ngôi nhà nghệ thuật (Maison des Arts) ở 31A Văn Miếu, Hà Nội.

Lúc ấy, một vị lãnh đạo ở Cơ quan phát triển kinh tế Pháp (AFD) có đến gặp chị và thông báo Pháp đề nghị hỗ trợ Việt Nam 60 triệu Euro vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) để cải tạo cầu Long Biên nhưng gần sáu năm chưa nhận được trả lời.

Khi nhận lời nhập cuộc, chị Nga mới vỡ lẽ từ năm 2006 đã có quyết định tháo dỡ cầu Long Biên. Trăn trở cách giữ lại cây cầu, chị nghĩ ra ý tưởng kêu cả thế giới vào cuộc bằng cách tổ chức festival 100 năm ký ức cầu Long Biên và được sự ủng hộ của UBND TP. Hà Nội.

Để tổ chức Festival, chị Nga kêu gọi giới văn nghệ sĩ ủng hộ 100 bức tranh về cầu Long Biên, 1.000 bức ảnh và hơn 20 loại hình nghệ thuật khác nhau. Festival diễn ra trong hai ngày với hàng chục nghìn người tham dự và gây tiếng vang vào năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thực tế, từ năm 2008, KTS Nguyễn Nga đã phác thảo Dự án bảo tồn, cải tạo và phát triển cầu Long Biên gửi cho AFD và được đánh giá rất cao.

Sau nhiều thăng trầm, cách đây ba năm, dự án của chị được Đại sứ Nguyễn Phú Bình - Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, trình bày trước nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Văn phòng Chính phủ đã ra công văn cho phép chị mang Dự án đi triển lãm ở Venice Biennale (Italy) để quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua biểu tượng cầu Long Biên, đồng ý cho xã hội hóa dự án và tạo mọi điều kiện để tiếp nhận đầu tư.

Vào năm 2021, nghiên cứu tiền khả thi Dự án bảo tồn, cải tạo và phát triển cầu Long Biên hoàn thiện với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Dự án đã được trình bày với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery mới được bổ nhiệm tại Việt Nam. Trong dịp được Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp, ông Nicolas Warnery đã bày tỏ sẽ thúc đẩy việc hỗ trợ Việt Nam khôi phục cầu Long Biên. Trong chuyến đi thăm Pháp sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức đặt vấn đề Việt Nam mong Pháp giúp bảo tồn, cải tạo cây cầu.

KTS Nguyễn Nga cho biết, năm 2022 trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Thượng viện Pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập đến công trình cầu Long Biên - một biểu tượng của quan hệ Việt - Pháp, đồng thời cho biết Hà Nội rất mong muốn cải tạo cây cầu này trở thành cầu đi bộ, một không gian văn hóa và đề nghị phía Pháp nghiên cứu, hợp tác và hỗ trợ thực hiện ý tưởng này.

Chủ tịch Thượng viện Pháp nhấn mạnh phía Pháp chủ trương hợp tác với Việt Nam để tôn tạo di sản này từ rất lâu và cần phải cụ thể hóa để thực hiện.

Hình ảnh thiết kế dự án cầu Long Biên. (Ảnh: NVCC)
Hình ảnh thiết kế dự án cầu Long Biên. (Ảnh: NVCC)

Tìm giá trị mới cho cây cầu lịch sử

Từ 2007 đến nay, KTS Nguyễn Nga đã có 16 năm theo đuổi Dự án bảo tồn, cải tạo và phát triển cầu Long Biên.

Chọn ở lại Việt Nam để “cứu” cây cầu, chị gác lại hạnh phúc riêng của mình, chia tay người chồng Pháp Daniel Roussel - đạo diễn bộ phim Cuộc chiến giữa hổ và voi (nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ).

Chị chia sẻ: “Cầu Long Biên từng là một trong hai cây cầu thép lớn nhất thế giới vào đầu thế kỷ XX. Được người Pháp khởi công xây dựng năm 1899 và đưa vào sử dụng năm 1902. Người Hà Nội có thể tự hào rằng cầu Long Biên đã một thời sánh vai với các công trình biểu tượng nổi tiếng trên thế giới như tháp Eiffel ở Paris hay tượng Nữ thần tự do ở New York.

Ngay khi cây cầu tìm lại được ánh hào quang của nó, một đô thị Hà Nội xanh, thông minh, hiện đại, sáng tạo sẽ cất cánh và khẳng định tầm quan trọng của mình đối với thế giới”.

Dự án này nghiên cứu chuyển đổi chức năng giao thông của cầu Long Biên, sang chức năng làm văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và du lịch.

Chị Nguyễn Nga tin rằng, dự án sẽ mang lại cho cầu Long Biên, những giá trị mới có hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Cây cầu nếu được phát triển thành một hệ thống bảo tàng ký ức, bảo tàng nghệ thuật đương đại nằm trên dòng sông sẽ là một bảo tàng có một không hai trên thế giới.

Chị cho biết, cầu Long Biên còn có dải cầu dẫn dài 896 mét trên 131 nhịp vòm xuyên qua khu phố cổ và chợ Đồng Xuân, khi được giải phóng chức năng giao thông đường sắt, dải đường dẫn này sẽ được thiết kế thành một công viên trên cao cho thành phố.

Dự án còn xây dựng tuyến xe điện bánh hơi với tiếng leng keng gợi nhớ hình ảnh các tuyến xe điện năm xưa và kết nối các tuyến du lịch phố cổ Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác với cầu Long Biên.

Ngoài ra, tuyến ca nô du lịch trên sông Hồng sẽ khơi thông nhánh sông chết, cải tạo môi trường xanh, sạch, cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách bốn phương.

Ở giai đoạn một, dự án cải tạo lối lên xuống cầu và nhà đón tiếp khách, gia cố cải tạo cầu khi vẫn còn giao thông đường sắt; mở rộng hệ thống vỉa hè và mặt cầu đường bộ hai bên các nhịp dầm Pháp cũ; xây dựng khu vọng lâu hai bên cầu, khu vực bãi giữa để lấy chỗ làm việc cho Ban quản lý dự án và làm nơi dừng chân cho du khách; xây dựng hệ thống xe điện kết nối các địa danh lịch sử trên các tuyến phố cũ, phố cổ và trung tâm thành phố với cầu Long Biên.

Giai đoạn hai là quá trình bảo tồn, khôi phục và cải tạo cầu khi đã dỡ bỏ giao thông đường sắt sang cầu mới: khôi phục toàn bộ các nhịp cầu đã mất theo hình dạng ban đầu và nâng cao lên 3,2 m; chuyển đổi chức năng các nhịp này thành hệ thống bảo tàng ký ức, bảo tàng nghệ thuật đương đại, gallery, nhà hàng, quán café.

Chị Nguyễn Nga cũng cho biết, dự án được đề xuất đầu tư xây dựng theo hình thức PPP, trong đó ngoài nguồn vốn tự có của nhà đầu tư còn có vốn vay ưu đãi của chính phủ Pháp. Dự án sau khi hoàn thành có thể thu hút khoảng 12-15 triệu khách du lịch và đem lại nguồn thu hàng chục triệu USD mỗi năm.

KTS Nguyễn Nga còn dự định ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên – cây cầu huyền thoại” vào tháng 11 năm nay. Cuốn sách do chị làm chủ biên phối hợp Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành với nhiều bài viết nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước cùng nhiều hình ảnh, tư liệu sống động về cây cầu Long Biên từ quá khứ đến hiện tại.

KTS Nguyễn Nga khẳng định cầu Long Biên sẽ được đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội anh hùng, thành phố vì hòa bình và thành phố sáng tạo. Chị bùi ngùi: “Vậy là dự án túc tắc đi chậm nhưng giờ đây nó đã đi được 90% rồi. Đã đến lúc để cây cầu trở thành một bảo tàng ký ức thế kỷ XX. Đã đến lúc chúng ta cần phải tìm cho cây cầu Long Biên những giá trị mới lớn hơn giá trị vốn có, đó là một cây cầu nổi tiếng thế giới, chứa đựng trong mình đầy ắp những ký ức hào hùng của dân tộc”.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao thăm làm việc về công tác cộng đồng tại Thái Lan

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao thăm làm việc về công tác cộng đồng tại Thái Lan

Cộng đồng người Việt tại Thái Lan đã thực sự trở thành cầu nối gắn kết, nâng tầm quan hệ hai nước, được chính quyền ...

Lan tỏa hơn nữa tinh thần của Ngày Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài

Lan tỏa hơn nữa tinh thần của Ngày Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài

Các hoạt động triển khai Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã nhận được sự hưởng ...

Tình đoàn kết của người Việt ở ‘quốc gia cầu vồng’

Tình đoàn kết của người Việt ở ‘quốc gia cầu vồng’

Ở xa quê hương, nhưng ông Lê Hoài Nam, Trưởng Ban liên lạc lâm thời cộng đồng người Việt tại Nam Phi cho biết “khoảng ...

Chuyện về Sứ giả tiếng Việt ở Malaysia

Chuyện về Sứ giả tiếng Việt ở Malaysia

Chị Nguyễn Thị Liên vừa được vinh danh Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023 hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng ...

Kết nối doanh nghiệp kiều bào và thúc đẩy công tác dạy, học tiếng Việt tại Hungary

Kết nối doanh nghiệp kiều bào và thúc đẩy công tác dạy, học tiếng Việt tại Hungary

Từ ngày 29/9-1/10, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, đã tổ chức Đoàn công tác đến ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư nhấn mạnh khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Malyasia hợp tác ngày càng ...
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ Malaysia phát huy mạnh mẽ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 vì lợi ích chung ...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động