Nữ Việt Nam bị Myanmar cầm hòa

Trong cuộc đấu quan trọng chiều nay, đội tuyển nữ Việt Nam dẫn trước ngay đầu hiệp hai, nhưng đã bị san hòa 1-1 từ chấm phạt đền, ở lượt trận thứ ba của môn bóng đá nữ SEA Games.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Đây là trận đấu thứ hai của đội bóng đá nữ Việt Nam, sau ngày ra quân thắng đội yếu Malaysia với kết quả 8-0. Trong khi đó, Myanmar đã hòa với Lào và Thái Lan. Bóng đá nữ tại SEA Games 25 chỉ có 5 đại diện. Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Lào sẽ đá vòng tròn một lượt tính điểm, hai đội có thành tích tốt nhất vào chung kết để tranh HC vàng.

Với thể thức thi đấu như vậy, kết quả đối đầu trực tiếp giữa ba ứng viên vô địch Thái Lan - Việt Nam - Myanmar có ảnh hưởng lớn tới việc xác định hai đội dự chung kết. Vì thế, sau khi để tuột thắng lợi chiều nay, nữ Việt Nam (4 điểm, 2 trận) cần thắng chủ nhà Lào để chắc chắn giành chỗ ở trận chung kết.Myanmar sau ba trận hòa không còn quyền tự quyết định vé dự trận tranh HC vàng.

Phần lớn thời gian hiệp một, thế trận diễn ra khá cân bằng. Nữ Việt Nam tấn công nhiều hơn, và tỏ ra sắc hơn trong các đợt lên bóng ở hai biên. Nhưng phải tới phút 24, Việt Nam mới có cơ hội nguy hiểm đầu tiên. Song cột dọc đã cứu thua cho Myanmar sau cú đánh đầu bất ngờ của Kim Hồng. Phút 34, thêm một thời cơ bị Việt Nam bỏ phí. Lê Thị Oanh đánh đầu hụt ngay trong khu cấm địa sau quả đá phạt góc của Kim Hồng.

Phút bù giờ thứ hai của hiệp một, Việt Nam thiếu chút nữa vượt lên dẫn 1-0. Văn Thị Thanh thoải mái sút bóng ở cự ly gần bằng chân phải, trong tư thế không bị ai kèm, nhưng thủ môn của Myanmar xuất sắc đưa chân cản phá.

Ngay đầu hiệp hai, HLV Trần Vân Phát có sự điều chỉnh cho hàng công Việt Nam: Minh Nguyệt thế chỗ Lê Thị Oanh. Phút 54, Việt Nam dẫn 1-0. Minh Nguyệt bị phạm lỗi gần khu cấm địa. Kim Chi sút phạt hàng rào kỹ thuật bằng chân phải, đưa bóng đập mép trong cột dọc trước khi vào lưới. Nhưng đội bóng của chúng ta đã không duy trì được lợi thế.

Phút 70, Myanmar suýt gỡ hòa, với cú sút phạt từ cự ly hơn 20 m, bóng vượt qua tầm với của thủ môn Kiều Trinh, nhưng bị xà ngang từ chối. Phút 76, Myanmar san hòa 1-1. Theo cách nhận định gây tranh cãi của trọng tài, thủ môn Kiều Trinh đã phạm lỗi với cầu thủ đối phương trong tình huống va chạm bên trong vòng cấm. Và Moe Moe War của Myanmar thực hiện thành công cú sút phạt đền.

Phút 81, Nguyễn Thị Nga cũng bị cầu thủ Myanmar phạm lỗi trong khu 16,50 m, nhưng trọng tài không cho tuyển nữ Việt Nam hưởng quả phạt đền.

Đội hình thi đấu của nữ Việt Nam: thủ môn Kiều Trinh; Đào Thị Miện, Ngọc Anh, Nguyễn Thị Nga, Kim Hồng, Mai Lan, Lê Thị Thương, Nguyễn Thị Muôn, Văn Thị Thanh, Kim Chi, Lê Thị Oanh (Minh Nguyệt 46').
Ghi bàn: Kim Chi 54' - Moe Moe War 76'

Bảng điểm

Vị trí Đội Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua H/S Điểm
1 Thái Lan 3 2 1 0 20 3 17 7
2 Việt Nam 2 1 1 0 9 1 8 4
3 Myanmar 3 0 3 0 4 4 0 3
4 Lào 2 0 1 1 2 5 -3 1
5 Malaysia 2 0 0 2 0 22 -22 0

Đọc thêm

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động