Nửa thế kỷ sau 'cú sốc Nixon', quan hệ Mỹ-Trung đứng giữa ranh giới đỏ

Lan Phương
Biên tập viên cao cấp Katsuji Nakazawa* của tờ Nikkei Asia đã có bài phân tích về quan hệ Mỹ-Trung nửa thập kỷ sau chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc gặp năm 1972 giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và định hình lại nền chính trị toàn cầu. (Nguồn ảnh AP và Tân Hoa xã / Kyodo)
Cuộc gặp lịch sử năm 1972 giữa Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, đồng thời định hình lại nền chính trị toàn cầu. (Nguồn: AP, Kyodo)

Thế vận hội mùa Hè đã chính thức được khai mạc tại Tokyo, nhưng giới chuyên gia lại hướng sự chú ý vào Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh vào tháng 2/2022 – sự kiện được coi là sự giao thoa giữa thể thao và chính trị quốc tế.

Một ngày sau khi kết thúc Thế vận hội Bắc Kinh – ngày 21/2/2022 sẽ là một ngày quan trọng khi đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Bắc Kinh và bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải.

Ngày 21/2 của năm sau sẽ cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình quan tâm như thế nào đến một quyết định lịch sử được đưa ra cách đây nửa thế kỷ của Chủ tịch Mao Trạch Đông – nhà lãnh đạo mà ông Tập Cận Bình vẫn noi theo.

Nếu Mỹ và Trung Quốc dự định tổ chức hoạt động kỷ niệm cuộc gặp đã làm thay đổi trật tự quốc tế thời hậu Thế chiến II thì mọi công tác chuẩn bị phải được hai bên thực hiện trước Thế vận hội mùa Đông.

Giới quan sát cho rằng, nếu hai nước không tổ chức kỷ niệm sự kiện chính trị quan trọng này, hay Chủ tịch Tập Cận Bình không đưa ra một tuyên bố nào, thì động thái này vẫn có thể gây sự chú ý đối với cộng đồng quốc tế.

Động thái "tẩy chay"

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng Năm đã kêu gọi "tẩy chay ngoại giao" đối với Đại hội thể thao Bắc Kinh với lý do liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật vào tháng Sáu, bao gồm lệnh cấm chi tiêu liên bang áp dụng cho các quan chức chính phủ Mỹ.

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh được cho là cũng theo chân Mỹ khi thông qua các nghị quyết kêu gọi "tẩy chay ngoại giao" đối với Thế vận hội mùa Đông nếu tình hình nhân quyền của Trung Quốc không được cải thiện.

Khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội mùa Hè vào năm 2008, lễ khai mạc đã quy tụ sự tham dự của hơn 80 nhà lãnh đạo nước ngoài, trong đó có Tổng thống Mỹ George W. Bush, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda.

Bất chấp những động thái ban đầu hướng tới việc tẩy chay lễ khai mạc do tình hình bất ổn ở Tây Tạng vào tháng 3/2008, nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài cuối cùng vẫn tham dự sự kiện do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chủ trì.

Thế cờ lật ngược sau nửa thế kỷ

Truyền thông Trung Quốc cho biết, Ngoại trưởng Vương Nghị đã xác nhận sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thế vận hội mùa Đông năm 2022.

Quyết định này được đưa ra khi ông Vương Nghị gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ngày 15/7 tại Tashkent, Uzbekistan.

Về phía Nga, đây được coi là cơ hội để "lật ngược thế cờ".

Ngày 15/7/1971, Tổng thống Mỹ Nixon từng đưa ra một tuyên bố bất ngờ rằng, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã bí mật đến thăm Trung Quốc vào đầu tháng.Tổng thống Nixon cũng nói rằng, bản thân ông sẽ thăm Trung Quốc vào năm sau, nghĩa là năm 1972.

Sự kiện đó được giới nghiên cứu quốc tế gọi là "cú sốc Nixon" ở Nhật Bản, bởi thời điểm này Mỹ và Trung Quốc chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày 15/7 lịch sử đó, Nga đã xác nhận chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Bắc Kinh, dù từ nay đến khi Thế vận hội mùa Đông vẫn còn hơn 6 tháng nữa.

Đây có thể được coi là “lá bài” tốt nhất mà Nga dành cho Trung Quốc vào thời điểm này.

Sự tái hợp tác năm 1971 giữa Washington và Bắc Kinh là nhằm chống lại Liên Xô. Nhưng nửa thế kỷ sau, Trung Quốc và Nga lại đang xích gần nhau hơn.

Nửa thế kỷ sau 'cú sốc Nixon', quan hệ Mỹ-Trung đứng giữa ranh giới đỏ
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp tại Tajikistan vào ngày 14/7. Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đã xác nhận tham dự Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh năm 2022. (Nguồn: Reuters)

Vòng luẩn quẩn của quan hệ Mỹ-Trung

Từ quan điểm ngoại giao, Trung Quốc cũng muốn ổn định quan hệ với Mỹ theo một cách nào đó trước sự kiện kỷ niệm chuyến thăm của Tổng thống Nixon.

Nền tảng của quan hệ Washington-Bắc Kinh hiện tại bắt nguồn từ Thông cáo chung Thượng Hải, được ban hành khi Tổng thống Nixon đến thăm nước này vào tháng 2/1972.

Vấn đề Đài Loan vẫn được coi là "hòn đá tảng" trong quan hệ Mỹ-Trung, khi các chính quyền tiếp theo của Mỹ vẫn thể hiện cam kết chắc chắn đối với an ninh của Đài Loan.

Giới phân tích nhận định rằng, bất kỳ sự rung chuyển nào trong nền tảng này đều có thể khiến quan hệ Mỹ-Trung trở lại tình trạng xa cách như nửa thế kỷ trước.

Một số nhà quan sát nói rằng, căng thẳng Mỹ-Trung ở một mức độ nhất định sẽ có lợi cho Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tin liên quan
Chiến lược Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nếu ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền với tư cách là nhà lãnh đạo duy nhất có thể giúp Trung Quốc vượt qua cơn bão, chính trị gia 68 tuổi này sẽ dễ dàng đạt được điều mình muốn.

Dù bằng cách nào, các quyết định chính sách đối ngoại của ông Tập sẽ được đưa ra dựa trên nền tảng chính trị trong nước.

Ngày 9/7 vừa qua, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tham dự một sự kiện trực tuyến đánh dấu kỷ niệm 50 năm chuyến thăm bí mật của ông tới Trung Quốc. Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cũng tham dự và có bài phát biểu tại sự kiện.

Ông Vương Kỳ Sơn nêu rõ: “Thách thức lớn nhất đối với Mỹ không phải là Trung Quốc, mà chính là bản thân nước Mỹ. Chính sách Mỹ-Trung nên tránh biến thành một vòng luẩn quẩn của sự đánh giá sai lầm và ngộ nhận".

Trung Quốc tiếp tục "làm khó" Mỹ. Quan hệ song phương không có dấu hiệu cải thiện, một phần do lập trường cứng rắn của Tổng thống Joe Biden.

Thế vận hội mùa Hè đang diễn ra tại Tokyo bất chấp sự phức tạp của đại dịch Covid-19, được coi là “cứu tinh” cho Trung Quốc. Nếu Thế vận hội này bị hủy bỏ, áp lực quốc tế có thể dồn lên Trung Quốc khi đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa Đông.

Từ nay đến Thế vận hội mùa Đông chỉ còn chưa đầy 200 ngày nữa. Sự kiện thể thao tại Bắc Kinh được nhìn nhận là một "phép thử" cho tương lai của quan hệ Mỹ-Trung, cũng như vị thế của Trung Quốc trên chính trường quốc tế.

Đây cũng được coi là cuộc thử nghiệm cho quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, khi hai nước láng giềng Đông Bắc Á sẽ kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm tới.


*Katsuji Nakazawa đã có 7 năm làm việc tại Trung Quốc với tư cách là phóng viên, sau đó là Trưởng văn phòng của Nikkei Asia tại Trung Quốc. Ông nhận giải thưởng Nhà báo quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Trung Quốc muốn nói gì với phần còn lại của thế giới?

Trung Quốc muốn nói gì với phần còn lại của thế giới?

Báo Indian Express (Ấn Độ) ngày 19/7 đăng bài viết của cựu Bí thư Đối ngoại Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale cho rằng, ...

Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Washington đã thay đổi cách tiếp cận với Bắc Kinh

Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Washington đã thay đổi cách tiếp cận với Bắc Kinh

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chuyến đi “bí mật” tới Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, tờ Nikkei Asia đăng bài phỏng ...

(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động