TIN LIÊN QUAN | |
Cảnh báo hậu quả nặng nề của nước biển dâng vào năm 2050 | |
Hiểm họa khi băng đang tan rất nhanh ở Nam Cực |
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các hòn đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được cho là đang đứng trước nguy cơ cao nhất. Các đảo quốc như Maldives hay Tuvalu sẽ không thể ở được vào năm 2050, hay đảo Kiribati bị dự báo sẽ hoàn toàn biến mất dưới mực nước biển vào năm 2100.
Tình trạng ngập lụt tại TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: TNMT) |
Không chỉ có các đảo, nhiều thành phố cũng đang bị đe dọa bởi nước biển dâng. NASA cũng đưa ra dự báo mực nước biển có thể dâng cao thêm tối đa là 2m vào năm 2100.
Kịch bản này nếu trở thành hiện thực, các thành phố nằm ở vùng thấp của châu Âu như Venice (Italy), Amsterdam (Hà Lan) hay Hamburg (Đức) có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ 21.
Một nghiên cứu khác của Cơ quan Khí tượng và Đại dương Mỹ đưa ra viễn cảnh còn bi quan hơn khi cho rằng nước biển sẽ dâng cao thêm 3 - 5m vào năm 2200. Khi đó, danh sách các thành phố gặp nguy hiểm sẽ bao gồm cả New Orleans (Mỹ) hay Alexandria (Ai Cập).
TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam được xác định là 1 trong 25 thành phố nằm trong các vùng ven biển có cao độ thấp và dễ bị tổn thương (LECZ). LECZ là các vùng tiếp giáp dọc theo bờ biển có cao độ thấp hơn 10m trên mực nước biển.
Bà Martina Bachman, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Trái Đất và Bền vững (CEN) thuộc Đại học Hamburg (Đức), cho rằng, nước biển dâng là một vấn đề trọng tâm của biến đổi khí hậu, do có thể gây ra những tác động sâu rộng đối với các nhóm dân cư.
TS. Schwarzer Klaus của Viện nghiên cứu khoa học địa chất, trầm tích học, thềm lục địa và duyên hải thuộc Đại học Kiel (Đức) chỉ ra rằng, hơn 40% dân số thế giới (tương đương khoảng 2,8 tỷ người) hiện đang sống trong phạm vi 100km từ bờ biển. Xói mòn bờ biển, một tác động của nước biển dâng, đã và đang ảnh hưởng tới khoảng 30% dân số thế giới.
TS. Athanasios Vafeidis, chuyên gia Khoa địa chất, vùng duyên hải và nước biển dâng thuộc Đại học Kiel, cảnh báo tốc độ nước biển dâng có xu thế tăng trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây và gây ra các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ngập lụt gia tăng cả về mức độ và cường độ; xói mòn vùng duyên hải; xâm nhập mặn.
Trong bối cảnh dân số thế giới tiếp tục bùng nổ, con người cũng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động khai thác biển, do đó, nước biển dâng cần nhận được sự quan tâm và chú ý đúng mức.
Theo các nhà khoa học, nước biển dâng là một hệ quả của biến đổi khí hậu, khi tình trạng ấm lên trên toàn cầu khiến băng tan chảy tại hai vùng cực của Trái đất.
Ấn Độ: Nguy cơ nước biển dâng đe dọa hàng chục triệu dân Năm 2050, gần 40 triệu người dân Ấn Độ sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng do biến ... |
Mực nước biển đang tăng lên rất nhanh Mực nước biển toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng nhanh hơn so với bất kỳ giai đoạn nào trong suốt 27 thế kỷ qua. |
Nước biển dâng, 13 triệu người Mỹ sẽ gặp nguy Các nhà nghiên cứu cho biết, nước biển dâng sẽ ảnh hưởng cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là cư dân ven biển ... |