Nước Nhật như tôi cảm nhận

Qua những chuyến đi và các cuộc tiếp xúc với người Nhật thuộc đủ tầng lớp, ngành nghề trong tôi đã đọng lại những cảm nhận sâu lắng về một số nét điển hình trong bản sắc văn hóa của dân tộc này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Vũ Khoan nhận huân chương “Mặt trời mọc” do Chính phủ Nhật bản tặng.

Thú thật, từ khi vào làm việc trong ngành ngoại giao tôi không bao giờ nghĩ mình có dịp đặt chân lên đất Nhật. Nhưng cuộc đời mỗi con người là con số cộng của những sự ngẫu nhiên; từ cuối những năm 80 thế kỷ trước trở đi công việc của tôi bỗng gắn bó nhiều với mối quan hệ Việt – Nhật. Vì lẽ đó tôi đã có dịp sang Nhật không biết bao nhiêu lần. Qua những chuyến đi và các cuộc tiếp xúc với người Nhật thuộc đủ tầng lớp, ngành nghề trong tôi đã đọng lại những cảm nhận sâu lắng về một số nét điển hình trong bản sắc văn hóa của dân tộc này.

Sang thăm Nhật lần đầu, đương nhiên điều gây ấn tượng mạnh nhất là vẻ đẹp huyền diệu của cảnh quan thiên nhiên tại đây. Tôi không bao giờ quên cái cảm giác ngỡ ngàng khi bên ngoài cửa sổ máy bay bỗng hiện lên núi Phú Sỹ in hình trên nền trời xanh như một chiếc nón úp khổng lồ, đỉnh và sườn núi được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng pha.Tương tự như vậy, tôi thật sự sững sờ khi ngắm những chùm hoa trắng hồng rực rỡ khoe sắc trên những rặng anh đào chạy dài hàng cây số bên bờ hào Hoàng Thành, khi thấy tận mắt những cánh rừng bất tận phủ lá đỏ rực ở Cố đô Kyoto...

Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú lay động lòng người đã đành nhưng điều in dấu ấn đậm nhất trong lòng tôi lại là thái độ sùng kính thiên nhiên của người Nhật. Có lẽ hoàn cảnh đất chật, người đông lại thường xuyên phải gánh chịu những trận thiên tai khủng khiếp đã hun đúc nên tính cách ấy. Dường như người Nhật có một triết lý: không gì có thể sánh với thiên nhiên do Thượng đế ban tặng cho con người, do đó hãy cố công gìn giữ, tận hưởng nó. Với triết lý ấy, họ nâng niu, chăm chút từng gốc cây, ngọn cỏ, nhánh hoa; đâu đâu cũng sạch sẽ tươm tất, cho dù đó là vệ đường, ven rừng chứ chưa nói gì tới các công viên, vườn cảnh. Khác với các khu vườn cảnh ở châu Âu và cả ở Trung Quốc được xếp đặt, tỉa tót theo các hình khối chuẩn mực, trong vườn cảnh của Nhật, các bụi cây, tảng đá, khe suối... nằm rải rác một cách tự nhiên mặc dầu chúng được kiến tạo vô cùng tinh tế. Những món quà bằng gốm tôi nhận được đều “thô mộc” rất gần với tự nhiên.

Cách thưởng ngoạn thiên nhiên của người Nhật cũng rất đặc biệt: mùa hoa anh đào về, từng gia đình hay nhóm bạn bè ngồi dưới gốc cây nhắm rượu sake ngắm hoa hàng tiếng đồng hồ và đương nhiên không một ai bẻ hoa, vặt cành. Sau khi thưởng ngoạn xong, không một cọng rác nào sót lại.

Về văn hóa ẩm thực, người Nhật thường ăn các món tươi sống có lẽ cũng với triết lý trên: hãy tận hưởng những thứ thiên nhiên ban tặng như chúng vốn có, không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần bày biện, xếp đặt món ăn sao cho gần gũi với thiên nhiên. Điều này rất khác với văn hóa ẩm thực của Trung Quốc: các món ăn được chế biến tinh vi tới mức không thể nhận ra chất liệu gốc.

Tôi không bao giờ quên một bữa tiệc, ở đó người ta bưng ra cho mỗi thực khách một chiếc thuyền làm bằng tre xinh xinh, trên đó bầy nhõn hai con cá sống tý teo, chỉ bằng ngón tay út, gắp ăn cũng thấy tiếc. Muốn thưởng thức trà đạo đúng theo kiểu Nhật thì phải vào chùa, xếp chân bằng tròn ngồi tĩnh tâm hàng tiếng đồng hồ, vừa nhấp từng hụm chè, vừa thưởng ngoạn cây cỏ, hoa lá ngoài vườn.

Nhiều đồ dùng thường nhật của họ cũng rất gần gũi với thiên nhiên: bát đĩa ăn phổ biến làm bằng gỗ, những chiếc chén trà trắng phau hay phơn phớt màu xanh, màu hồng thanh thoát, chứ không tô vẽ lòe loẹt, những chiếc lọ gốm sần sùi tự nhiên..., khác hẳn với đồ gốm sứ Trung Quốc được trang điểm cầu kỳ.

Một bản sắc khác của người Nhật là làm việc gì, dù đơn giản nhất cũng tính toán chi ly, kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Một lần được mời sang Nhật dự hội thảo (lúc đó tôi mới chỉ là cán bộ cấp Vụ), mấy tuần trước khi lên đường tôi đã nhận được một bản thông báo dài tới năm trang giấy chỉ riêng về chương trình đưa đón, trong đó ghi rõ ra sân bay Nội bài ai ở Đại sứ quán Nhật sẽ tiễn, lên máy bay ai là đội trưởng tiếp viên, trong khi bay sẽ ăn uống thế nào, khi máy bay hạ cánh ai sẽ đón, ai làm thủ tục nhập cảnh, ai lo hành lý, ô-tô loại gì, đỗ ở chỗ nào, ông lái xe tên gì, tới nơi họp bao xa, dọc đường nghỉ ở đâu...(ở đó ông lái xe đưa cho tôi một gói thức ăn đóng gói tươm tất, bao gồm cả gia vị, khăn lau). Có thể hình dung việc nhỏ đã vậy thì những chuyện lớn còn được tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng tới chừng nào?

Chẳng thế mà năm 2007, khi tôi được Chính phủ Nhật bản tặng huân chương “Mặt trời mọc” vì những đóng góp vào mối quan hệ hợp tác Nhật – Việt, bạn đã gửi cho tôi không biết bao nhiêu tư liệu, sơ đồ, đĩa ghi hình hướng dẫn chi ly cách ăn cách mặc, cách đi cách đứng, cách chào, cách nhận huân chương từ tay Nhật Hoàng.

Khỏi phải nói, nhờ bản tính cầu toàn, chi li tỉ mỉ ấy mà bất kỳ sản phẩm nào “Made in Japan”, cho dù chỉ là những vật dụng giản đơn hàng ngày cũng đều hoàn hảo tới mức không thể hoàn hảo hơn!

Sự cần cù, ý chí mạnh mẽ và tính kỷ luật tự giác của người Nhật thật ấn tượng. Sang Tokyo, vào buổi tối tôi thấy các công sở và trụ sở các công ty đèn vẫn sáng trưng mặc dầu giờ làm việc đã kết thúc từ lâu. Hỏi ra mới biết người Nhật có thói quen: chưa xong việc trong ngày chưa về và thủ trưởng chưa về thì nhân viên cũng không về! Nhìn người Nhật làm việc, cho dù là nhân viên bán hàng, tiếp viên trên máy bay, người quét dọn vệ sinh hay sửa chữa đường xá... lúc nào cũng luôn chân luôn tay, “hì hụi” đúng với nghĩa của từ đó.

Bất kỳ ở đâu cũng không thấy cảnh chen lấn, ngay ở các ga Xen-ka-xen (tầu cao tốc) người đông nườm nượp, ai cũng vội vã nhưng mọi người đều tự giác xếp hàng răm rắp đúng theo vệt kẻ chỉ chỗ cửa tầu mở (thật thích thú thấy cửa toa bao giờ cũng dừng đúng khít chỗ kẻ vạch, không chệch một ly cho dù đó là tầu cao tốc chạy với tốc độ nhanh nhất thế giới!).

Người Nhật “làm ra làm” đã đành, họ còn “chơi ra chơi” nữa. Tôi cảm nhận rất rõ điều này khi quan sát các cuộc lễ hội dân gian hay thi đấu thể thao, ở đó mọi người luôn tỏ ra hết mình một cách rất “nghiêm túc”.

Còn ý chí của họ thì cả thế giới đã chứng kiến qua trận động đất kèm theo sóng thần mấy năm trước. Tôi để ý thấy cái ý chí ấy được rèn đúc từ tấm bé qua hiện tượng dù trời rét tới đâu các em học sinh, kể cả ở cấp tiểu học cũng mặc quần soóc; trong cặp em nào cũng có chiếc kèn để rèn luyện phổi!

Sự lễ phép, lòng tự trọng, tính cộng đồng và truyền thống coi trọng tôn ti trật tự trong xã hội là một bản sắc nữa của người Nhật. Vào cửa hàng nào cũng nghe thấy tiếng “đô-mô, đô-mô” (cảm ơn, cảm ơn) và “hay, hay” (vâng, vâng) rối rít. Hễ sơ suất một chút thôi là họ ra sức xin lỗi. Trong giao tiếp người Nhật luôn cúi mình cung kính (về cách cúi mình thế nào, bao nhiêu độ, tay khép ra sao... đều được quy định rất tỉ mỉ). Một lần được các bạn Nhật thết cơm ở nhà hàng tại một con phố đông đúc, tan bữa bạn tiễn tôi ra xe đỗ ở ven đường đông nghịt xe qua lại nhưng họ vẫn đứng xuống lòng đường cúi rạp mình tiễn đưa cho tới khi xe khuất bóng, còn xe trên đường đều “lễ phép” lượn tránh! Tính cộng đồng của người Nhật rất cao. Bất kỳ ở đâu hễ thấy một đám người túm tụm với nhau quanh một chiếc cờ đuôi nheo thì đó chính là du khách người Nhật. Trong chính trường cũng như trên thương trường, các vị trưởng lão có vị trí đặc biệt được mọi người hết sức trọng vọng, răm rắp tuân theo.

Ai cũng biết, một trong những nhân tố tạo nên nước Nhật hiện đại là ngay từ thời Minh Trị đã mở cửa ra thế giới bên ngoài, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh phương Tây. Tuy đã trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nhưng mỗi người Nhật vẫn cố công tìm học những cái mới, cái hay. Một lần ngồi ở phòng đợi sân bay Charles De Gaulle (Paris) tôi lấy làm lạ thấy mấy bà già Nhật líu lo trao đổi chuyện gì không rõ rồi lấy máy ảnh (một vật bất ly thân của người Nhật) ra chụp... mấy cái thùng rác! Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên nhưng rồi tôi chợt hiểu ra rằng, họ thấy điều gì đó hay hay ở cái thùng rác “Tây” bèn chụp lại, biết đâu khi về có thể áp dụng được chăng?

Ở trình độ phát triển cao như vậy, ảnh hưởng văn hóa phương Tây mạnh như vậy nhưng xã hội Nhật vẫn giữ được bản sắc văn hóa đậm đặc của mình. Cũng là những ngôi nhà chọc trời, cũng là những đường cao tốc chằng chịt, cũng là những đường xe hỏa cao tốc như ở các nước công nghiệp phát triển nhất nhưng có cái gì đó vẫn rất Nhật. Giữa thủ đô Tokyo đông đúc ồn ã, chỉ cần rẽ vào công viên bên đường bạn sẽ rơi vào một thế giới hoàn toàn khác: một không gian tĩnh lặng hoàn toàn, chỉ nghe tiếng chim hót, lá rơi, xa xa là cảnh chùa cổ kính, ở đó người vãn cảnh chùa im lặng vái lạy sau ba tiếng vỗ tay nhè nhẹ, tịnh không hương khói, dâng lễ. Những bảng hiệu hay quảng cáo ở Nhật rặt chữ Nhật, rất ít khi bị “Anh hóa”. Trên xe điện cao tốc, bên cạnh hố xí bệt bao giờ cũng có hố xí xổm kiểu Nhật. Ở các khách sạn sang trọng bên cạnh phòng tắm hoa sen nhiều khi vẫn có phòng tắm dội nước!

Ở các nước, người ta thường dành hàng chất lượng cao để xuất khẩu nhưng trái lại ở Nhật, hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước bao giờ cũng tốt hơn là hàng xuất khẩu! Phải chăng đó là biểu hiện nữa về lòng tự trọng, tự tôn dân tộc?

Đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng những nhân tố làm nên “sự thần kỳ kinh tế” của nước Nhật, một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt, từng bị xâu xé bởi các cuộc tranh hùng giữa các sứ quân, bị chiến tranh, kể cả bom nguyên tử tàn phá tan tành nhưng đã trở thành một nền kinh tế lớn mạnh và hiện đại bậc nhất thế giới.

Ngoài nhiều nhân tố khác, phải chăng cái “sức mạnh mềm” thể hiện trong những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa như quý trọng thiên nhiên, rất mực cần mẫn, chu đáo tỉ mỉ, hết mình vì công việc, ý chí sắt đá và tính kỷ luật, tinh thần cộng đồng, kính trên nhường dưới, tinh thần học hỏi đi đôi với lòng tự tôn dân tộc... chính là những “bí quyết” cơ bản tạo nên sự “thần kỳ kinh tế” của Nhật Bản?

Đương nhiên những điều chia sẻ ở trên chỉ là những cảm nhận chủ quan, rất riêng tư. Trong khi phát triển quan hệ hợp tác với Nhật Bản thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu những bản sắc văn hóa của dân tộc này để dễ bề giao tiếp, làm ăn, đồng thời học tập những điều hay, lẽ phải ngõ hầu dựng xây đất nước mình văn minh, hiện đại.

Vũ Khoan
Nguyên Phó Thủ tướng

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Nga và đề nghị Nga phối hợp thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa, tương xứng với tầm vóc mối quan hệ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động