TIN LIÊN QUAN | |
Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại? | |
Quyền quan trọng nhất trong những quyền dành cho viên chức ngoại giao? |
Nước tiếp nhận có quyền khám xét hành lý của viên chức ngoại giao không? |
Việc miễn khám xét hải quan đối với hành lý cá nhân của Viên chức ngoại giao là một ưu đãi ngoại giao quan trọng. Việc cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan đối với các đồ vật dụng riêng cho Viên chức ngoại giao cũng là một ưu đãi không kém phần quan trọng. Đó là tập quán và thủ tục quốc tế được mọi nước công nhận và việc áp dụng cũng gần như nhau giữa các nước.
Những ưu đãi Hải quan mà nước tiếp nhận dành cho các Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình những người này là để tạo thuận lợi cho công tác và sinh hoạt, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng đặc biệt đối với họ. Tuy nhiên, không có điều lệ Hải quan của một nước nào lại không đề cập đến việc khám xét khi có đầy đủ chứng cứ để cho rằng trong hành lý của Viên chức ngoại giao có loại hàng cấm xuất, nhập khẩu.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bất cứ một nước nào có chủ quyền cũng không thể cho các Viên chức ngoại giao sử dụng các đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao làm tổn hại đến lợi ích của nước mình. Tất nhiên việc khám xét phải được tiến hành theo đúng như quy định của Công ước Vienna 1961, với sự có mặt của Viên chức ngoại giao đó hoặc người được ủy quyền đại diện cho nhà ngoại giao đó.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải không có trường hợp Hải quan nước sở tại khám xét một cách bất hợp pháp hành lý các nhà ngoại giao. Đó là trường hợp khám xét mà không được đồng ý, hoặc không có sự chứng kiến của nhà ngoại giao hoặc người được ủy nhiệm. Trong trường hợp này, thông thường nước cử cán bộ ngoại giao đi sẽ phản đối và tùy theo mức độ có thể áp dụng biện pháp trả đũa thích hợp.
Do tình hình an ninh mà các tổ chức khủng bố đe dọa nhằm vào các phương tiện vận tải, đặc biệt sau vụ khủng bố tại Mỹ năm 2001, nhiều nước có những quy định rất nghặt nghèo về kiểm soát an ninh đối với người, hành lý khi xuất nhập cảnh bằng đường hàng không. Nhiều nhà ga quốc tế trên thế giới, đặc biệt là tại những nước nguy cơ khủng bố cao, đặt ra những quy định kiểm tra an ninh bằng các phương tiện khác nhau như soi chiếu, khám xét trực tiếp đối với tất cả hành khách, hành lý, hàng hóa.
Mặc dù với lý do để đảm bảo an ninh, nhưng việc kiểm soát này cũng đặt các nhà ngoại giao vào tình huống khó xử khi có những đồ dùng, vật dụng không phù hợp với quy định luật pháp của nước sở tại. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với đặc quyền miễn khai, miễn khám đối với các nhà ngoại giao cũng như đối với đồ dùng khi xuất nhập khẩu của các Cơ quan đại diện.
| Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không? TGVN. Nếu nhà cầm quyền nước sở tại cho rằng túi thư ngoại giao có chứa đựng những đồ vật cần xuất nhập khẩu thì có ... |
| Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại? TGVN. Chẳng hạn, một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông làm chết người, có bị truy tố xét xử trước pháp ... |
| Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ? TGVN.Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở có cho phép nhà ngoại giao cho phép những kẻ phạm pháp, những người xin tị nạn ... |