TIN LIÊN QUAN | |
Chúng ta đã hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội? | |
Ô nhiễm không khí: “Thủ phạm” gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam |
Giáo sư Hoàng Xuân Cơ cho rằng chúng ta vẫn chưa thực sự làm tốt công tác khuyến cáo tác hại của ô nhiễm không khí. |
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội không phải là câu chuyện mới nhưng thời gian vừa qua lại được khơi nóng lên. Theo Giáo sư, liệu có phải do sự nhiễu loạn về thông tin hiện nay không?
Đúng là thời gian gần đây có khá nhiều đánh giá khác nhau về chất lượng không khí tại Hà Nội trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Tuy nhiên, theo số liệu từ các trạm quan trắc tự động trên địa bàn thành phố trong khoảng thời gian tháng 9, nồng độ bụi PM2.5 đều có xu hướng tăng, có thời điểm tăng hơn 75%, vượt tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam.
Tôi cho rằng số liệu này là chuẩn xác. Nhưng, với những chuyên gia nghiên cứu về không khí như chúng tôi, thì đợt ô nhiễm này không có gì lạ. Theo dõi trong suốt 20 năm qua, tôi đã thấy nhiều đợt không khí ở tình trạng tương tự, có điều chúng ta chưa để ý và quan tâm như hiện nay thôi.
Dường như các giải pháp đối phó với hiện tượng này chưa có hiệu quả, phải không Giáo sư?
Phải khẳng định Hà Nội vừa rồi đã trải qua một đợt không khí với chất lượng suy giảm đáng kể và ô nhiễm trong khoảng thời gian tương lai đối dài. Không chỉ gây lo lắng cho người dân, hiện tượng này đã đánh động đến các cơ quan nhà nước và giới khoa học với rất nhiều hoạt động để chung tay nghiên cứu và tìm cách khắc phục.
Tôi cho rằng giải pháp nào có thể làm được thì chúng ta đều đã tiến hành rồi, hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác như khí tượng, kỹ thuật, công tác nghiên cứu... Có lẽ, chúng ta vẫn chưa thực sự làm tốt công tác khuyến cáo tác hại của ô nhiễm không khí cũng như đưa ra các giải pháp giúp người dân tự bảo vệ mình, trong đó có cả trách nhiệm cơ quan nhà nước và các nhà khoa học. Việc đầu tư cho công tác nghiên cứu không khí chưa được đúng mức nên cần phải quan tâm hơn đến vấn đề này.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội không phải là câu chuyện mới nhưng thời gian vừa qua lại được khơi nóng lên. |
Ông đánh giá thế nào về yếu tố khí tượng ở Hà Nội. Liệu đây có phải nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không?
Đây là điều mà chúng tôi đang phải nghiên cứu làm rõ. Thực tế cho thấy, có những điều kiện khí tượng gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí rộng. Nhiều nhà khoa học nước ngoài đã băn khoăn và hỏi tôi tại sao chất lượng không khí ở Việt Nam thay đổi rất nhanh, cả thời gian và không gian? Sau khi nghiên cứu, tôi cũng tìm ra được hai nguyên nhân, đó là: thời tiết ở Hà Nội giống như tính khí của các cô gái vậy và các nguồn rác thải tại đây cũng phát sinh quá nhanh từ nhiều nguồn khác nhau chưa thống kê hết được (trong khi ở các nước thì chủ yếu từ nguồn có hệ thống).
Có nghiên cứu lại cho rằng các hoạt động giao thông chiếm 70% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Giáo sư có cùng quan điểm?
Theo tôi, khi đánh giá điều gì và đưa ra con số bất kỳ nào cần đi cùng những dẫn chứng nghiên cứu và khảo sát cụ thể, không thể nhận định một cách chung chung được. Tuy nhiên, mỗi kW/h điện chúng ta sử dụng mỗi ngày, mỗi km chạy xe, hay mỗi ngôi nhà, công trình xây dựng cũng đều góp phần gây ô nhiễm không khí.
Phần lớn chúng ta vẫn đang nghĩ ô nhiễm không khí là do ai gây nên chứ không phải tự thân. Ai cũng nghĩ mình đang là nạn nhân của ô nhiễm không khí chứ nhất định không thể là thủ phạm. Thế nhưng, chính những tác nhân nhỏ ấy của mỗi người lại có thể “tích tiểu thành bão”. Tôi nghĩ rằng, một trong những hành động thiết thực nhất mà tất cả chúng ta đều có thể làm được để góp phần giảm ô nhiễm không khí chính là hãy tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm sử dụng điện, xăng, dầu, giảm thiểu nguồn rác thải...
Theo lộ trình đến năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư thêm 33 trạm, xe quan trắc không khí. Điều này hẳn sẽ tác động tích cực đến công tác nghiên cứu cải thiện lá phổi xanh cho Thủ đô, thưa ông?
Tôi cho rằng câu chuyện để Hà Nội thực sự là lá phổi xanh sẽ còn phải bàn luận khá lâu nữa nhưng trước mắt, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt công tác dự báo. Chúng tôi dự tính khoảng hai đến ba năm nữa bên cạnh chuyên mục dự báo thời tiết sẽ có thêm dự báo về chất lượng không khí.
Khi đấy, người dân có thể tự bảo vệ sức khỏe bằng cách mang khẩu trang tốt khi ra đường, trong nhà có thể lắp đặt hệ thống lọc bụi, lọc khí, đặc biệt ở các phòng có các cụ già và trẻ nhỏ...
Đối với tình hình hiện nay, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì mỗi người cần tìm cách bảo vệ chính mình trước!
Xin cảm ơn Giáo sư!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi năm có 7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong đó, người dân sinh sống tại các thành phố thu nhập thấp, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và công nhân là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. WHO cảnh báo mỗi quốc gia cần tăng cường mở rộng nền tảng kiến thức, hiểu biết về ảnh hưởng sức khỏe của ô nhiễm không khí, cũng như thúc đẩy ngành y tế nâng cao nhận thức về lợi ích sức khỏe từ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. |
| Ngày hội không khí sạch Việt Nam 2018 Trong hai ngày (22 - 23/12) tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Trung tâm Sống và học tập vì ... |
| Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày Thông tin vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong Báo cáo “Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em: ... |
| Ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi cấu trúc tim Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố của Đại học Queen Mary ở thủ đô London (Anh), những người sống trong môi trường ... |