📞

OECD: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc, GDP năm 2023 ở mức 6,5%

Gia Thành 11:18 | 26/04/2023
Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức "Lễ công bố Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023".
Toàn cảnh Lễ công bố "Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023". (Ảnh: GT)

Đây là Báo cáo đầu tiên về kinh tế Việt Nam mà OECD và ADB thực hiện.

Đại diện OECD và ADB công bố báo cáo, TS. Koen Vincent thuộc Ban Kinh tế của OECD cho hay,

TS. Koen Vincent cho rằng, kThời kỳ đại dịch, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này vượt trội so với hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á.

OECD dự báo, kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 6,5% vào năm 2023 và 6,6% trong năm 2024.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, với độ mở của nền kinh tế, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những bất ổn địa chính trị và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, các điều kiện bên ngoài đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục đè nặng lên thương mại toàn cầu và lạm phát gia tăng trên khắp thế giới có thể gây thêm áp lực giảm tỷ giá hối đoái cho Việt Nam.

TS. Koen Vincent nhấn mạnh:

TS. Koen Vincent phát biểu tại Lễ công bố Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023. (Ảnh: GT)

TS. Koen Vincent cho biết, "Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023" đưa ra ba thông điệp chính.

Thứ nhất, chính sách kinh tế vĩ mô cần giúp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, ưu tiên là giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao thông qua hỗ trợ cho các gia đình dễ bị tổn thương, thay vì thực hiện những biện pháp tài khóa mở rộng hơn nữa.

Trong trung hạn, báo cáo nhấn mạnh yêu cầu phải củng cố các khung chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách cải thiện tính bền vững tài khóa thông qua mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời, cần tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giảm quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức.

Thứ hai, để duy trì tăng trưởng kinh tế cao sau khi phục hồi, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Việc khơi dậy sức sống và tinh thần doanh nhân đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực theo hướng tinh giản các quy định, tăng tính minh bạch của các quy trình điều tiết và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia thị trường.

Thứ ba, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần phải duy trì mức đầu tư cao cho năng lượng tái tạo và theo đuổi hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.

Định hướng này có thể được hiện thực hóa thông qua cách tiếp cận chính sách toàn diện. Trong đó, ưu tiên đầu tư Nhà nước và tư nhân hiệu quả, thiết lập các quy định tạo thuận lợi và tạo cơ chế để giá cả thị trường phản ánh tốt hơn hàm lượng carbon.

Tại Lễ công bố báo cáo, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; tạo nền tảng để đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; cải cách hệ thống quy định đối với thị trường hàng hóa; thúc đẩy chuyển đổi số và phục hồi xanh; tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong tương lai.