Tiên phong theo đuổi chuyển đổi xanh, nâng hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với thế giới

Gia Thành
(thực hiện)
Với chiến lược đúng đắn và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội từ chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Nguyễn Diệu Huyền, Phó Trưởng ban Hệ thống Tài khoản quốc gia, Cục Thống kê (Bộ Tài chính)
Bà Nguyễn Diệu Huyền, Phó Trưởng ban Hệ thống Tài khoản quốc gia, Cục Thống kê (Bộ Tài chính).

Bà Nguyễn Diệu Huyền, Phó Trưởng ban Hệ thống Tài khoản quốc gia, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về nỗ lực chuyển mình của Việt Nam.

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tích cực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Bà đánh giá thế nào về sự chuyển mình này của Việt Nam?

Việc thực hiện đồng bộ 3 quá trình chuyển đổi quan trọng (chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số) đang là bước đi chiến lược và cần thiết để Việt Nam có thể bảo đảm phát triển bền vững, bao trùm các lĩnh vực đời sống xã hội trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi nhanh chóng và liên tục.

Một số điểm sáng trong nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gồm:

Thứ nhất, thể chế và quyết tâm chính trị. Chính phủ đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thực hiện 3 quá trình chuyển đổi từ định hướng chiến lược trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội; cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; hoàn thiện thể chế hỗ trợ cho các quá trình chuyển đổi.

Thứ hai, triển khai nhiều chính sách, chương trình/kế hoạch hành động cụ thể như đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư tư nhân; tái cơ cấu đầu tư công, tập trung vào các dự án trọng điểm, có hiệu quả; cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải…

Thứ ba, thực hiện đồng thời chuyển đổi xanh kết hợp với chuyển đổi số để tận dụng tối đa tiềm năng, tăng năng suất và hiệu quả cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Chuyển đổi số là động lực quan trọng để thúc đẩy thành công chuyển đổi xanh. Ngược lại, mục tiêu về một tương lai xanh hơn cũng thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực giữa công nghệ và môi trường.

Thứ tư, Việt Nam cũng chủ động tham gia và tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, thu hút nguồn lực, công nghệ và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế.

Thứ năm, Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các dự án FDI chất lượng cao, mang theo công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực năng lượng sạch, sản xuất xanh, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT).

Tin liên quan
Để Để 'chơi' với các 'ông lớn' một cách sòng phẳng trong chuyển đổi xanh

Với sự nỗ lực chuyển mình đó, theo bà, Việt Nam đã “gặt hái” được những “trái ngọt” thế nào?

Sự nỗ lực trên đã đạt kết quả bước đầu. Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm, đưa đất nước từ một quốc gia nghèo sang nước có thu nhập trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có độ mở kinh tế cao và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Song song với đó, đất nước đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao đang được phát triển mạnh mẽ, giúp giảm sử dụng hóa chất độc hại và bảo vệ môi trường. Các mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng đang được phát triển.

Thúc đẩy sử dụng xe điện, phương tiện giao thông công cộng ít phát thải, sử dụng năng lượng sạch nhằm giảm ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ rừng tự nhiên và triển khai các chương trình trồng rừng quy mô lớn để hấp thụ carbon, giảm lượng khí CO2 trong khí quyển.

Ngoài ra, kinh tế số ngày càng phát triển và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ số vào xanh hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng cũng có nhiều bước tiến tích cực.

Chính phủ điện tử và Chính phủ số đã nâng cao hiệu quả trong hoạt động công vụ, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng dữ liệu đã được xây dựng và kết nối. Thương mại điện tử và thanh toán điện tử cũng phát triển nhanh chóng. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượt tải ứng dụng di động nhiều nhất thế giới trong năm 2022.

Việt Nam cũng tiếp cận được các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại cho các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Việc tích cực tham gia và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững và chuyển đổi số đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế.

Các địa phương “xắn tay” thực hiện sứ mệnh chung của cả nước. Ảnh minh họa. (Nguồn: heza.gov.vn)
Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số thực sự mang lại tiềm năng to lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. (Nguồn: heza.gov.vn)

Việc chuyển mình sang chuyển đổi xanh và chuyển đổi số được kỳ vọng giúp Việt Nam tăng năng suất, hiệu quả cho các hoạt động của nền kinh tế. Bà nhận định ra sao về tiềm năng này?

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số thực sự mang lại tiềm năng to lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Cả hai xu hướng không chỉ góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực quan trọng.

Tiềm năng từ chuyển đổi số: chuyển đổi số sẽ góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự can thiệp của con người, tăng tốc độ xử lý công việc và giảm thiểu sai sót nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn (Big Data), IoT, chuỗi khối (blockchain)... Nhờ đó, năng suất lao động được cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, mở ra các mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số và kinh tế nền tảng.

Những mô hình này có thể tạo ra các cơ hội việc làm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế.

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không chỉ góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực quan trọng.

Tiềm năng từ chuyển đổi xanh: Chuyển đổi xanh không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng từ đó giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài nguyên, nâng cao năng suất tổng thể của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất xanh sẽ có cơ hội thu hút đầu tư từ các quỹ tài chính xanh và đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường từ các đối tác quốc tế.

Chuyển đổi xanh mở ra cơ hội phát triển các ngành kinh tế mới như năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, xử lý chất thải và tái chế. Những ngành này vừa tạo ra việc làm mới vừa đóng góp vào sự đa dạng hóa và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu của thế giới. Việc Việt Nam tiên phong theo đuổi chuyển đổi xanh sẽ giúp nâng cao hình ảnh quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Khi kết hợp cả chuyển đổi xanh và chuyển đổi số một cách đồng bộ và tích hợp, tiềm năng tăng năng suất và hiệu quả càng nhân lên. Chẳng hạn như trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, việc ứng dụng công nghệ số (IoT, AI) trong quản lý tài nguyên, theo dõi điều kiện môi trường và tối ưu hóa quy trình canh tác giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam cần đầu tư mạnh vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực như kỹ thuật số, năng lượng tái tạo, sản xuất xanh và an ninh mạng.

Như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, cải thiện môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai. Với chiến lược đúng đắn và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội này để trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững.

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chạy ngang khu vực đặt điện gió, điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận. (Nguồn: Tuổi trẻ)
Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chạy ngang khu vực đặt điện gió, điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Vậy Việt Nam còn gặp khó khăn nào khi chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không?

Mặc dù chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mang lại nhiều tiềm năng to lớn, Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, khó khăn về hạ tầng và nguồn lực tài chính. Việc đầu tư vào công nghệ số và các giải pháp xanh yêu cầu nguồn lực tài chính lớn. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các khu vực thiếu hạ tầng công nghệ. Chi phí đầu tư ban đầu cho chuyển đổi số và các mô hình sản xuất xanh rất lớn, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa đủ khả năng tài chính để đầu tư những công nghệ mới.

Thứ hai, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Chuyển đổi số đòi hỏi có đội ngũ nhân lực có kỹ năng cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, dữ liệu lớn, AI, blockchain, và các công nghệ tiên tiến khác. Hiện nay, Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi này.

Việt Nam có một thị trường tiêu thụ lớn, nhưng việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data, và blockchain vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp.

Thứ ba, khó khăn trong việc thay đổi tư duy và nhận thức. Một số doanh nghiệp và tổ chức chưa nhận thức đủ về tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc thay đổi tư duy từ phương thức sản xuất truyền thống sang sử dụng công nghệ số và các mô hình sản xuất bền vững còn gặp nhiều rào cản. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ về tư vấn, đào tạo để thay đổi thói quen và cách làm cũ.

Thứ tư, chưa đồng bộ về chính sách và cơ chế hỗ trợ. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích chuyển đổi số và xanh, nhưng thực tế việc triển khai còn thiếu đồng bộ và chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo, chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Hệ thống cơ chế và chính sách hỗ trợ cần phải được cải thiện và phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Thứ năm, khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Việt Nam có một thị trường tiêu thụ lớn, nhưng việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data, và blockchain vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Các công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và thời gian để thích nghi, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng thực hiện.

Thứ sáu, chuyển đổi không đồng đều giữa các ngành và khu vực: Mặc dù một số ngành như công nghệ thông tin, điện tử và năng lượng tái tạo đang có những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và xanh, nhưng nhiều ngành khác vẫn còn chuyển biến chậm. Khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ và các mô hình sản xuất xanh, khiến quá trình chuyển đổi trở nên không đồng đều.

Thứ bảy, thách thức từ yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia. (Nguồn: VGP)
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia. Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn nói trên, thưa bà?

Để tháo gỡ các khó khăn nói trên trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số tại Việt Nam, cần triển khai một số nhóm giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Dưới đây là các nhóm giải pháp chính:

Tăng cường đầu tư và hỗ trợ tài chính: Chính phủ cần triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính như tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hoặc các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và xanh. Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các mô hình kinh tế tuần hoàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Chuyển đổi xanh và số không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng số, hạ tầng công nghệ và chuyển giao công nghệ: Chính phủ cần ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ thông tin như mạng Internet, các trung tâm dữ liệu, các công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và các giải pháp công nghệ mới để tạo nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Triển khai rộng rãi chương trình đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số và sản xuất xanh. Tập trung vào việc phát triển đội ngũ nhân lực có kỹ năng cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, AI, Big Data, blockchain, và năng lượng tái tạo;

Cải thiện cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số và xanh. Các chính sách cần rõ ràng, minh bạch và dễ dàng thực thi;

Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cung cấp các gói hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp họ hiểu rõ hơn về các lợi ích của chuyển đổi xanh và số, đồng thời có thể tiếp cận các công nghệ mới mà không gặp phải khó khăn lớn về chi phí.

Tạo động lực và thay đổi nhận thức: Cần tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Tăng cường hợp tác công-tư: Chính phủ cần xây dựng các cơ chế hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân để thúc đẩy chuyển đổi số và xanh. Các sáng kiến công-tư có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ và đào tạo cần thiết.

Hợp tác quốc tế: Việt Nam có thể học hỏi và hợp tác với các quốc gia đi trước trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để rút kinh nghiệm và áp dụng các mô hình thành công vào bối cảnh trong nước.

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu: Các chính sách về chuyển đổi xanh cần chú trọng ứng phó tác động của biến đổi khí hậu. Việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giúp giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế và cộng đồng.

Các nhóm giải pháp trên cần được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ mới có thể giúp Việt Nam vượt qua các khó khăn trong quá trình chuyển đổi số và xanh. Chuyển đổi này vừa là yêu cầu cấp bách đồng thời là cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế quý 1 gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế quý 1 gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế quý 1 đạt 1.386,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ ...

Việt Nam chủ động giải quyết các yêu cầu chính đáng của Mỹ trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Việt Nam chủ động giải quyết các yêu cầu chính đáng của Mỹ trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Chiều nay (6/4), tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì ...

Các địa phương chủ động thích ứng trước diễn biến toàn cầu, duy trì đà tăng trưởng

Các địa phương chủ động thích ứng trước diễn biến toàn cầu, duy trì đà tăng trưởng

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, lãnh đạo các địa phương ghi nhận và ...

Thông điệp Việt Nam chủ động, tự cường

Thông điệp Việt Nam chủ động, tự cường

Đây là thời điểm Việt Nam phải tái định vị vai trò của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam ghi dấu ấn trên 'bản đồ' xanh thế giới

Việt Nam ghi dấu ấn trên 'bản đồ' xanh thế giới

8 năm qua (2017-2025), Việt Nam đã đóng góp tích cực, trách nhiệm vào nỗ lực xây dựng tương lai xanh tại Diễn đàn Đối ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2025: Tuổi Thìn sự nghiệp rộng mở

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2025: Tuổi Thìn sự nghiệp rộng mở

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Ất Tỵ 2025, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Ất Tỵ 2025, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Ất Tỵ với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 28/4/2025, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 28/4/2025, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2025? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 28/4/2025: Bạch Dương sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 28/4/2025: Bạch Dương sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi hôm nay 28/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Theo đuổi đam mê trên từng hành trình: 'Hobbiday' định hình xu hướng du lịch mới ở châu Á

Theo đuổi đam mê trên từng hành trình: 'Hobbiday' định hình xu hướng du lịch mới ở châu Á

'Sở thích' dựa trên hoạt động là xu hướng nghỉ dưỡng mới nhất của châu Á.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 28/4/2025: Giá vàng 'lướt qua' đỉnh kỷ lục, lý do vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, dự báo thị trường tuần này thế nào?

Giá vàng hôm nay 28/4/2025: Giá vàng 'lướt qua' đỉnh kỷ lục, lý do vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, dự báo thị trường tuần này thế nào?

Giá vàng hôm nay 28/4/2025: Giá vàng 'lướt qua' kỷ lục mới, một đợt chốt lời hay bất ổn kinh tế đã đạt đỉnh, dự báo thị trường tuần này thế nào?
Ngân sách Mỹ tiếp tục thâm hụt tháng thứ 5 liên tiếp, Tổng thống Trump 'phanh' đà tăng nợ quốc gia

Ngân sách Mỹ tiếp tục thâm hụt tháng thứ 5 liên tiếp, Tổng thống Trump 'phanh' đà tăng nợ quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là vẫn chưa giải quyết được thâm hụt ngân sách liên bang trong nhiệm kỳ của mình.
ADB 'rót' gần 40 tỷ USD giúp châu Á-Thái Bình Dương giải quyết một loạt thách thức phát triển phức tạp

ADB 'rót' gần 40 tỷ USD giúp châu Á-Thái Bình Dương giải quyết một loạt thách thức phát triển phức tạp

ADB cam kết 24,3 tỷ USD từ nguồn vốn của mình cùng với 14,9 tỷ USD đồng tài trợ từ hợp tác với các đối tác, để giúp châu Á và Thái Bình Dương.
Nga 'bắt tay' Iran ký thỏa thuận khí đốt khủng, quy mô tương đương khối lượng bán qua Dòng chảy phương Bắc

Nga 'bắt tay' Iran ký thỏa thuận khí đốt khủng, quy mô tương đương khối lượng bán qua Dòng chảy phương Bắc

Mới đây, Nga và Iran đã ký thỏa thuận năng lượng mới, trong đó, Moscow sẽ cung cấp cho Tehran khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Tận dụng triệt để FTA, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu kem hàng đầu châu Á

Tận dụng triệt để FTA, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu kem hàng đầu châu Á

Thái Lan đã khẳng định vị thế là nước xuất khẩu kem hàng đầu châu Á và hiện giữ vị trí thứ tư trên toàn thế giới.
Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Giá vàng thiết lập mức sàn mới, chỉ là đợt chốt lời tạm thời, yếu tố 'kéo' đà tăng còn nguyên vẹn

Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Giá vàng thiết lập mức sàn mới, chỉ là đợt chốt lời tạm thời, yếu tố 'kéo' đà tăng còn nguyên vẹn

Giá vàng hôm nay 27/4/2025 thế giới quay đầu giảm khá mạnh khi đồng USD phục hồi và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.
Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng sức hút, khu vực phía Tây tăng lực cầu

Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng sức hút, khu vực phía Tây tăng lực cầu

Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức độ quan tâm và giá bán cải thiện, lực cầu lại tăng ở khu vực phía Tây nhờ hạ tầng kết nối tốt và ...
VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

Công ty Cổ phần dịch vụ môi giới Vietnam Land được chính thức công bố là đại lý chiến lược phân phối La Pura - Thành phố dưỡng lành, một dự án bất động sản ...
‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

Cuộc sống độc thân lên ngôi đang tái định hình thị trường bất động sản châu Á, khi thế hệ trẻ ưu tiên không gian sống cá nhân thay vì truyền thống.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 4/2025 được kỳ vọng tháo "án treo" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Hãy cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín, một đơn vị năng động, chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của ...
Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Bất động sản thấp tầng có pháp lý vững chắc tại Quy Nhơn đang thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: USD lại giảm do lo ngại cuộc chiến thương mại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: USD lại giảm do lo ngại cuộc chiến thương mại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm khi các nhà đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung.
Công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025 của Mibrand

Công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025 của Mibrand

Chiều 22/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Vietnam Banking Conference 2025 của Mibrand Việt Nam đã diễn ra lễ công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất Việt Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: Đồng USD 'vực dậy' từ đáy ba năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: Đồng USD 'vực dậy' từ đáy ba năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận USD lấy lại được đà tăng, sau khi giảm xuống mốc 97,923.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD xuống mức thấp nhất ba năm, EUR đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD xuống mức thấp nhất ba năm, EUR đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận USD đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4 ghi nhận đồng USD đang vật lộn để tăng trở lại trên mốc tâm lý 100.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: ECB làm một điều khiến EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: ECB làm một điều khiến EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 ghi nhận USD tăng giá, EUR suy yếu sau khi ECB tiến hành cắt giảm lãi suất lần thứ bảy một năm.
Phiên bản di động