![]() |
Bà Lê Bích Ngọc - tác giả bài viết. |
P4G không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội để quốc gia này kết nối và thu hút đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo để chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Đối tác tin cậy
Dự án hợp tác năng lượng như Chương trình đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP3) là một ví dụ điển hình trong việc đất nước hình chữ S tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên.
Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật do chính phủ Đan Mạch tài trợ, với tổng viện trợ không hoàn lại là 8,96 triệu USD.
Chương trình này giúp Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp gồm ba hợp phần quan trọng: Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện và phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” được triển khai từ năm 2021-2025, với tổng kinh phí 6,4 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ cũng gặt hái được “trái ngọt”.
Dự án đã thúc đẩy ngành công nghiệp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, đồng thời, nâng cao nhận thức và khuyến khích đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Thông qua các chương trình và dự án hợp tác với hai thành viên P4G nêu trên, nhiều công nghệ mới đã được giới thiệu và áp dụng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững của ngành. Đất nước dần hình thành một mô hình tăng trưởng xanh, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.
Dấu ấn của Việt Nam tại P4G không chỉ thể hiện qua sự hợp tác cụ thể, chặt chẽ mà còn ở những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đất nước đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tập trung vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ xanh, sạch.
Ngoài ra, đất nước tham gia ký kết nhiều hiệp định quốc tế như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính từ 8% đến 25% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường.
Điều này giúp Việt Nam khẳng định được vị thế trong cộng đồng quốc tế như một đối tác đáng tin cậy, tích cực trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững và môi trường.
![]() |
Qua P4G, Việt Nam tăng cường kết nối và thu hút đầu tư từ nước ngoài. (Ảnh tạo bởi ChatGPT) |
Cơ hội vàng
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang trở thành những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của toàn thế giới, để tiếp tục tiến bước trên “bản đồ” xanh của thế giới, Việt Nam cần chú trọng những lĩnh vực như:
Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh. Việt Nam nên đẩy mạnh các chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh trong các lĩnh vực then chốt như năng lượng, giao thông, sản xuất nông nghiệp. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư quốc tế.
Thứ hai, mở rộng hợp tác quốc tế. Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức, chương trình quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và công nghệ. Việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược có thể mang lại lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và các quốc gia đối tác trong việc chuyển đổi xanh.
Việt Nam cần tiếp tục khẳng định vai trò trong các diễn đàn quốc tế. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G sẽ là cơ hội vàng để đất nước hình chữ S thể hiện cam kết mạnh mẽ, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác về chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. |
Thứ ba, giáo dục cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh. Việt Nam nên tổ chức các chương trình truyền thông, hội thảo và đào tạo để trang bị cho người dân và doanh nghiệp kiến thức cần thiết về lợi ích của việc áp dụng các công nghệ xanh và thực hành bền vững.
Thứ tư, phát triển cơ chế tài chính hỗ trợ chuyển đổi xanh. Việt Nam cần xây dựng các cơ chế tài chính linh hoạt để hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án xanh và phát triển bền vững.
Các chương trình tín dụng xanh hoặc quỹ phát triển bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cần thiết cho việc triển khai các sáng kiến bền vững.
Đồng thời, tạo cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực trên tại lãnh thổ Việt Nam. Đối với các Tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam, chính sách về tiếp nhận nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế cần nới lỏng và khuyến khích.
Thứ năm, theo dõi và đánh giá tiến trình thực hiện. Việc theo dõi và đánh giá thường xuyên các dự án chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách kịp thời và có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Đất nước cần lập hệ thống chỉ số đánh giá rõ ràng cho từng lĩnh vực để theo dõi sự tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh.
Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục khẳng định vai trò trong các diễn đàn quốc tế. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư sẽ là cơ hội vàng để đất nước hình chữ S thể hiện cam kết mạnh mẽ, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác về chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Xây dựng một nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ sau.
Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư do Việt Nam lần đầu đăng cai diễn ra từ ngày 14-17/4, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị dự kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, với quy mô đón khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế. Bên cạnh lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, Hội nghị chào đón lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các tổ chức quốc tế là đối tác của P4G. Đại diện lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ tài chính, đầu tư lớn của Chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực tăng trưởng, chuyển đổi xanh và biến đổi khí hậu cũng tham dự Hội nghị. |
![]()
| Việt Nam, Colombia và P4G: 'Vun trồng' các sáng kiến mới Là thành viên của P4G, Việt Nam và Colombia có nền tảng vững chắc để tăng cường hợp tác, cộng tác, thúc đẩy đổi mới ... |
![]()
| Hội nghị thượng đỉnh P4G: Từ cú hích cho các thành viên đến nâng cao nhận thức của người dân trong định hình tương lai xanh Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho rằng, sự tham dự đầy đủ của các thành viên tổ chức quốc tế vào Hội nghị ... |
![]()
| Bình Định chuyển mình, xác định 5 trụ cột chiến lược cho hành trình tăng trưởng xanh Không chỉ giữ vai trò đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình Định đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu ... |
![]()
| Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Định hình một Việt Nam xanh hơn LTS. Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh, thời ... |
![]()
| Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam Ông Andreas Stoffers, Giáo sư Quan hệ Kinh doanh Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Kinh tế và Quản lý (FOM) ... |