RELATED | |
Tạm cấp 7.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh bồi thường, hỗ trợ người dân | |
Dứt điểm chi trả bồi thường sự cố môi trường biển |
Sự cố môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 500.000 người dân, với khoảng 130.000 hộ gia đình. Do vậy, công tác thống kê, xác định, chi trả tiền bồi thường thiệt hại là rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều đối tượng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cấp cơ sở, được sự ủng hộ của nhân dân, công tác này đã được triển khai cơ bản thành công, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng, đúng thiệt hại, công khai, minh bạch, đảm bảo dân chủ ở cơ sở, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tính đến ngày 30/5/2017, các tỉnh đã chi trả cho bà con đạt 84,1% số kinh phí tạm cấp. (Nguồn: VGP News) |
Hoàn thành chi trả bồi thường trước ngày 30/6/2017
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ tiến độ giải ngân trên thực tế, các địa phương đã được tạm cấp 3 lần với khoảng 5.290 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/5/2017, các tỉnh đã chi trả cho bà con đạt 84,1% số kinh phí tạm cấp. Ngày 25/5/2017 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp lần 4 với 1.500 tỷ đồng kinh phí bồi thường thiệt hại cho 4 tỉnh nhằm quyết tâm kết thúc giai đoạn thống kê, xác định, chi trả tiền bồi thường thiệt hại trong tháng 6/2017 để chuyển sang giai đoạn triển khai, thực hiện các đề án.
Để thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu về công tác chi trả tiền bồi thường, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ kê khai, xác định và chi trả bồi thường thiệt hại theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Quyết định số 309/QĐ-TTg đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2017; tập trung vào các đối tượng đã được quy định tại các Quyết định này, không mở rộng đối tượng, phạm vi.
UBND các tỉnh rà soát kỹ đảm bảo không còn người dân nào thuộc đối tượng mà chưa được thống kê đền bù thiệt hại.
Các địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp số lượng các đối tượng, kinh phí thiệt hại theo công văn số 3311/BNN-TCTS ngày 20/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dự kiến kinh phí cho hoạt động của đội ngũ cán bộ ở thôn/xóm, xã/phường/thị trấn trực tiếp tham gia, phục vụ cho công tác quản lý ổn định tình hình, công tác thống kê, thẩm định, chi trả, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Tổ chức kiểm tra hải sản tồn kho
Đối với khối lượng hải sản hiện đang tồn kho, Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh thống kê chính xác, xác minh, kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chứng cứ chứng minh rõ nguồn gốc lượng hàng hải sản tồn kho là được thu mua tạm trữ trong thời gian xảy ra sự cố môi trường biển, tổng hợp, báo cáo cụ thể gửi Bộ Công Thương thẩm tra. Chủ tịch UBND các tỉnh: Quảng Trị, Hà Tĩnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc này.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thẩm tra kết quả thống kê, xác minh, hồ sơ, chứng cứ của 2 tỉnh trên; chủ động tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp tại tỉnh Hà Tĩnh.
Không khai thác hải sản tầng đáy 20 km trở vào bờ
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan giám sát, công bố chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy. Cụ thể, Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, cập nhật kết quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung tiến tới công bố công khai vào thời điểm thích hợp; lấy mẫu đối chứng tại một số địa phương khác và tham khảo kinh nghiệm quốc tế; chủ động làm việc với Bộ Tài chính về kinh phí thực hiện công tác giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy.
Phó Thủ tướng yêu cầu chưa cho phép đánh bắt, khai thác và sử dụng hải sản tầng đáy vùng biển 20km trở vào. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ và phối hợp với UBND 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát và vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 km trở vào bờ.
Giám sát việc khắc phục vi phạm của Formosa
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giám sát chặt chẽ việc khắc phục các lỗi vi phạm của FHS đảm bảo đúng tiến độ, đúng cam kết và quy định của pháp luật Việt Nam; phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của FHS, kịp thời xử lý ngay khi có vấn đề kỹ thuật phát sinh. Tiếp tục thực hiện quan trắc về khí thải, nước thải, chất thải của FHS đảm bảo thường xuyên, liên tục và đáp ứng quy định của pháp luật.
Về Dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thuỷ sản, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, nghiên cứu xác định phạm vi thực hiện theo hướng tập trung vào những vùng, khu vực có môi trường sinh thái biển phục hồi chậm hoặc chưa phục hồi, có tác động lớn đến phát triển kinh tế của địa phương, khu vực đề xuất điều chỉnh kinh phí phù hợp.
Về chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xác định đối tượng, dự kiến kinh phí hỗ trợ bảo hiểm y tế, đảm bảo không trùng lặp với các chính sách hiện hành khác.
Bồi thường cho người dân 4 tỉnh miền Trung trước ngày 30/6 Đây là chỉ đạo quyết liệt của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại cuộc họp ... |
Bồi thường sự cố môi trường biển: Đợt I phải xong trước Tết Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về các ... |
Đẩy nhanh bồi thường thiệt hại cho người dân vì sự cố môi trường biển Đây là chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo về ... |