Ông Biden có thực sự đang đưa “Nước Mỹ trở lại”?

Gia Kỳ
Trong bài viết trên Daily Sabah, tác giả Muhittin Ataman cho rằng việc ông Biden nỗ lực khôi phục quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ trên chính trường quốc tế vẫn còn là một ẩn số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Biden sẽ đưa “Nước Mỹ trở lại”, nhưng trở lại nơi đâu?
Ông Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Mỹ, ngày 8/7. (Nguồn: Getty)

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngồi vào chiếc ghế ở Nhà Trắng, ông quả quyết rằng học thuyết “Nước Mỹ trên hết” theo chủ nghĩa biệt lập của người tiền nhiệm Donald Trump đã chấm hết và thay vào đó là chính sách “Nước Mỹ đã trở lại, ngoại giao đã trở lại”.

Nói cách khác, ông Biden cam kết rằng nước Mỹ sẽ tái gắn kết với thế giới và lãnh đạo hệ thống trật tự toàn cầu một lần nữa.

Chính quyền ông Biden đã thông qua hàng chục sắc lệnh hành pháp để đảo ngược chính sách thời Tổng thống Trump nhằm đem nước Mỹ trở lại. Trong số đó, có quyết định tái tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, gỡ bỏ lệnh cấm người Hồi giáo đi du lịch đến Mỹ và dừng tiến trình rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tuy nhiên, ông Biden đã không thể thay đổi một vài vấn đề ở các khu vực, trong đó có tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Ví dụ, dường như ông Biden sẽ không chuyển Đại sứ quán Mỹ về lại Tel Aviv hoặc ngăn chặn các khu định cư mới của người Israel trên đất của người Palestine.

Hơn nữa, ông Biden cũng không đạt được những bước tiến quan trọng trong những vấn đề chủ chốt như cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và vấn đề thương mại toàn cầu.

Ông Biden hứa hẹn và cho rằng nước Mỹ đã trở lại. Tuy nhiên, thế giới đã khác trước và sự sắp xếp chính trị nội địa của Mỹ cũng đã thay đổi.

Cả môi trường bên trong và bên ngoài đều có nhiều thay đổi. Theo tác giả bài viết, có một số yếu tố khiến cho việc hiện thực hóa những cam kết của Tổng thống Biden trở nên phức tạp. Cụ thể như sau:

Động lực của Mỹ

Trên hết, quan hệ của Mỹ và đồng minh đã thay đổi rất nhiều. Mỹ không còn đồng quan điểm với đồng minh về tình hình thế giới và ngược lại. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc phỏng vấn đã tuyên bố liên minh NATO ở trong tình trạng “chết não”.

Trong khi đó, tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Biden với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Burssels trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-EU, ông Biden cho rằng lợi ích của Mỹ có mối quan hệ gắn bó với NATO và EU.

Đáp lại, ông Michel nói: “Nước Mỹ đã trở lại sân chơi toàn cầu. Đây là tin tốt lành cho đồng minh và là tín hiệu tích cực đối với thế giới… Chúng tôi rất vui khi được làm việc với Ngài (Biden) để cùng giải quyết những thách thức quan trọng toàn cầu”.

Bà von der Leyen tỏ ra thận trọng hơn. “Thế giới đã thay đổi nhiều và châu Âu cũng vậy, nhưng chúng tôi muốn một lần nữa cam kết với Ngài cùng các bạn bè và đồng minh rằng chúng tôi rất trông đợi cùng nhau hợp tác (với Mỹ)”.

Rõ ràng, những nhận thức của Mỹ cũng như các đồng minh châu Âu về các mối đe dọa đã thay đổi. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh NATO mới đây, mặc dù Mỹ cố gắng nhấn mạnh những mối đe dọa thông thường mà các thành viên NATO đang đối mặt, các nước châu Âu là thành viên NATO lại cố gắng làm nổi bật những mối đe dọa "không thông thường" đối với chương trình nghị sự của NATO, như biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, các nước châu Âu có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với Nga ngày càng nhiều hơn cũng không muốn theo chân Mỹ tiếp tục xem Nga là mối đe dọa chính với NATO.

Ông Biden sẽ đưa “Nước Mỹ trở lại”, nhưng trở lại nơi đâu?
Nhà Quốc hội Mỹ dựng hàng rào bao quanh sau vụ bạo loạn hồi tháng 1. Ảnh chụp ngày 9/7. (Nguồn: Getty)

Không còn hòa giải, điều tiết

Ở yếu tố thứ hai, Washington không thể và không còn muốn giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đồng minh với nhau cũng như không đứng ra hòa giải những vấn đề đó.

Thay vào đó, Mỹ đã bắt đầu đứng về 1 phía trong các cuộc xung đột giữa các đồng minh của mình. Bởi vậy, sự hòa hợp trong quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh gần đây trở nên xấu đi.

Đơn cử, Mỹ đã đứng về Hy Lạp trong vấn đề ở khu vực Đông Địa Trung Hải để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ ba, các đối thủ của Mỹ đã mạnh lên và có tác động sâu sắc đối với hệ thống chính trị quốc tế. Trung Quốc đã cùng Nga mở rộng ảnh hưởng và bắt đầu dàn xếp những vấn đề chính trị ngoài các vấn đề kinh tế và văn hóa.

Từ nay trở đi, chính phủ Mỹ sẽ gặp khó khăn nếu muốn “xử lý” hai cường quốc toàn cầu - với sức mạnh quân sự của Nga và nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc.

Mỹ có thể sẽ mất ảnh hưởng của mình trong cuộc chơi toàn cầu sau khi mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Thứ tư, Mỹ thất bại trong việc ly gián các đối thủ. Chính phủ Mỹ đã không thể tạo ra căng thẳng giữa Trung Quốc và Nga.

Hơn thế nữa, các quốc gia đối thủ của Mỹ lại đang cùng nhau hợp tác tại các diễn đàn khu vực và toàn cầu, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO), Nhóm những nền công nghiệp mới nổi BRICS với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, G-20, cũng như Liên hợp quốc, để thách thức mối đe dọa từ Mỹ.

Có thể nói, trong khi Mỹ đang phải giải quyết vấn đề lòng tin với đồng minh, các đối thủ của Mỹ tận dụng thời gian để cung cố sự hợp tác.

Niềm tin bị “bốc hơi”

Thứ năm, Mỹ có vấn đề trong quan hệ với các tổ chức quốc tế.

Chính phủ Mỹ đã đánh mất lòng tin tại các tổ chức, chế độ và các quy tắc quốc tế.

Ngay khi Mỹ bắt đầu rút khỏi các tổ chức quốc tế, Trung Quốc và đối thủ khác của Mỹ đã bắt đầu biến các thể chế này thành công cụ để tối đa hóa lợi ích quốc gia của mình và thực hiện những dự án toàn cầu.

Mỹ cũng không còn tin vào các tổ chức và nguyên tắc quốc tế được chính nước này thành lập sau Thế chiến 2. Điều này có nghĩa là Mỹ đang tự cắt bỏ chính công cụ do mình tạo ra để duy trì quyền lãnh đạo với thế giới.

Thứ sáu, Mỹ đã không còn như trước vì sự phân hóa và chia rẽ trong chính trị và xã hội Mỹ.

Đơn cử, cựu Tổng thống Donald Trump nhận được nhiều phiếu bầu hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng vẫn thất cử vì ông Biden nhận được nhiều phiếu bầu phổ thông cũng như ở những bang chiến lược. Trên thực tế, ông Trump đều thua về số phiếu phổ thông trong hai lần tranh cử năm 2016 và 2020.

Điều đó đồng nghĩa với việc xã hội Mỹ bị phân hóa cao. Nói cách khác, căng thẳng giữa người theo chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa quốc tế, những người của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến và những người theo chủ nghĩa đa văn hóa ngày càng gia tăng.

Mặt khác, các nhóm chính trị khác ở Mỹ bắt đầu lên tiếng, trong đó có các thành viên cộng đồng người da màu, người Latinh, người Hồi giáo, người theo trường phái tự do dân chủ và các nhóm chính trị gia trẻ tuổi.

Ngờ vực bao trùm

Mỹ sẽ gặp khó khăn để thuyết phục các đồng minh và khôi phục lòng tin trong các mối quan hệ song phương, trong đó có cả quan hệ với các nước châu Âu.

Một mặt, các đồng minh của Mỹ vẫn quan ngại về sự trở lại của ông Trump hoặc những chính trị gia theo tư tưởng Trump sẽ chiến thắng cuộc bầu cử tiếp theo.

Mặt khác, không có gì đảm bảo rằng Mỹ sẽ không trở lại chủ nghĩa biệt lập. Dường như sự ngờ vực giữa Mỹ và đồng minh sẽ còn tiếp diễn.

Cuối cùng, thay vì tuyên bố trở lại vị trí lãnh đạo toàn cầu, Mỹ sẽ tiếp tục rút lui khỏi những trách nhiệm toàn cầu.

Quyết định rút khỏi Afghanistan

Quyết định rút quân khỏi Afghanistan là ví dụ rõ ràng về sự rút lui nói trên.

Chính phủ Mỹ đang rút quân khỏi Afghanistan và bỏ mặc nước này vào tay Taliban - vốn là lý do chính để Washington can dự vào năm 2001.

Ngay khi Mỹ vừa rút quân khỏi quốc gia Nam Á này, Taliban sẽ nhanh chóng lắp đầy khoảng trống quyền lực của Washington.

Quyền chủ động không còn chắc trong tay, Tổng thống Biden sẽ 'sửa sai' trong cách tiếp cận Iran?

Quyền chủ động không còn chắc trong tay, Tổng thống Biden sẽ 'sửa sai' trong cách tiếp cận Iran?

Theo bài viết mới đây trên Eurasia Review, mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden sốt sắng trong đàm phán hạt nhân với Iran nhưng ...

Ông Biden khởi động chuỗi làm việc với các lãnh đạo Trung Đông để 'nghe ngóng'

Ông Biden khởi động chuỗi làm việc với các lãnh đạo Trung Đông để 'nghe ngóng'

Ngày 19/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở ...

(Theo Daily Sabah)

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động