Ðồng hành cùng kiều bào vì mục tiêu chung

ĐẶNG MINH KHÔI
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
TGVN. Mùa Xuân, mùa của sự khởi đầu, mùa của vạn vật sinh sôi, cũng là mùa mang theo nhiều hy vọng và ước mơ về những điều tốt đẹp hơn trong năm mới, đặc biệt khi nhân loại, trong đó có cộng đồng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), vừa trải qua năm 2020 đầy khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xuân Tân Sửu 2021 đã về, trên những nẻo đường, ngõ phố, sắc thắm hồng của hoa đào, tươi vàng của hoa mai, trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận bừng lên rực rỡ. Mùa Xuân, mùa của sự khởi đầu, mùa của vạn vật sinh sôi, cũng là mùa mang theo nhiều hy vọng và ước mơ về những điều tốt đẹp hơn trong năm mới, đặc biệt khi nhân loại, trong đó có cộng đồng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), vừa trải qua năm 2020 đầy khó khăn vì đại dịch Covid-19.

Ðồng hành cùng kiều bào vì mục tiêu chung

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi thăm gian hàng công nghệ của doanh nghiệp kiều bào trưng bày bên lề Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”, tháng 10/2020 tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đoàn kết nhân dân trong và ngoài nước phòng chống dịch Covid-19 với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Bức tranh toàn cảnh năm 2020 mang màu sắc ảm đạm bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với những biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch và kết quả kiểm soát tốt dịch bệnh, có thể nói Việt Nam là một trong những điểm sáng hiếm hoi của bức tranh ấy.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19!”, cộng đồng NVNONN đã hướng trái tim về Việt Nam, ủng hộ cả tinh thần và vật chất cho công cuộc phòng chống dịch. Nhiều thiết bị, vật tư y tế và khoảng 37 tỷ đồng đã được bà con quyên góp để hỗ trợ đồng bào trong nước phòng, chống dịch...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thư gửi kiều bào ta ở nước ngoài tháng 4/2020 đã đánh giá cao sự ủng hộ, chia sẻ quý báu, thiết thực cả về vật chất, tinh thần của bà con đối với công tác phòng chống dịch ở trong nước, đồng thời khẳng định: “Những hành động đó thể hiện truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, nhân nghĩa và tinh thần vượt khó của dân tộc ta, nhân dân ta”.

Để hỗ trợ cộng đồng NVNONN chống dịch, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Ngoại giao biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn phòng chống dịch dành cho NVNONN; các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đặt trọng tâm vào công tác bảo hộ công dân, vận động bà con đoàn kết, hỗ trợ nhau chống dịch tại chỗ, không ồ ạt về nước, tránh lây nhiễm trên đường di chuyển...

Khi dịch bùng phát mạnh ở nhiều nước, các tổ chức, cá nhân trong nước với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đã quyên góp và thông qua Ủy ban Nhà nước về NVNONN chuyển nhiều vật tư y tế với giá trị lên tới 175 ngàn USD hỗ trợ kiều bào ở 19 quốc gia trên thế giới. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi ngân sách hỗ trợ kiều bào khó khăn ở một số địa bàn.

Về đối ngoại, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang, thiết bị y tế cho 51 nước và tổ chức quốc tế, bao gồm các nước láng giềng và Đông Nam Á và các nước chịu tác động rất nặng của Covid 19, kể cả các nước lớn như Hoa Kỳ, các nước châu Âu.

Nổi bật là công tác tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước, Nhà nước ta đã thực hiện gần 300 chuyến bay đưa hơn 80 nghìn công dân từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước, trong đó có những chuyến bay từ địa bàn rất khó khăn, tỷ lệ mắc bệnh cao như chuyến bay đưa 219 công dân Việt Nam trong đó có 128 ca dương tính từ Guinea Xích đạo về nước.

Công tác phòng, chống dịch và tổ chức đưa công dân về nước được thực hiện chu đáo, an toàn, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, không gây quá tải cho hệ thống y tế trong nước, thể hiện chủ trương hết sức nhân văn đúng tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đáp ứng được nguyện vọng của bà con kiều bào, nhận được sự đánh giá cao của nhân dân ta ở trong và ngoài nước cũng như dư luận quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cập nhật Chỉ thị 45 để đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cập nhật Chỉ thị 45 để đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

TGVN. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các đại biểu dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45...

Điểm lại chặng đường năm năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới

Năm 2020 là năm chẵn kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của dân tộc. Đối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, đây là năm sơ kết chặng đường năm năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới.

Kết quả 16 năm triển khai đã cho thấy chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN thông qua Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 là hết sức đúng đắn. Tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán coi “cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam”, phương hướng công tác trọng tâm trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu, xây dựng chính sách; tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, vận động cộng đồng, đại đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh công tác thông tin, văn hóa, dạy và tiếng Việt; tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan triển khai kết nối kiều bào với địa phương, tạo điều kiện và cơ hội để NVNONN về nước đầu tư, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước; đặc biệt chú trọng phát huy nguồn lực của doanh nhân, trí thức NVNONN.

Phát huy nguồn lực NVNONN cho sự nghiệp phát triển đất nước - mục tiêu quan trọng trong công tác đối với kiều bào

Cộng đồng NVNONN hiện có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vị thế và uy tín ngày tăng cao. Mang trong mình nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, từng NVNONN là đại sứ quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Cũng từ cuộc sống của người Việt, văn hóa ẩm thực, món ăn và hàng hóa Việt Nam dần trở nên quen thuộc với người bản xứ, là điều kiện thuận lợi để từng bước thiết lập hệ thống phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, qua đó thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước.

Theo công bố từ Ngân hàng Thế giới đến tháng 10/2020, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2020 vẫn ước đạt 15,7 tỷ USD, giúp Việt Nam tiếp tục có tên trong danh sách các nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2020.

Hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp của kiều bào tại Việt Nam cũng diễn ra rất sôi nổi, với nhiều hình thức khác nhau. Chỉ tính riêng dự án đầu tư dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tháng 5/2020 đã có 362 dự án với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD...

Bên cạnh đó, chúng ta có đội ngũ chuyên gia, trí thức NVNONN với thế mạnh được đào tạo, tiếp cận môi trường khoa học tiên tiến, đã đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp đóng góp vào những vấn đề thiết thực, bám sát xu hướng phát triển của thế giới cũng như nhu cầu của Việt Nam.

Trong năm 2020, đã có nhiều cuộc thi, hội nghị, tọa đàm trực tuyến kết hợp trực tiếp được tổ chức, gắn kết và phát huy vai trò của doanh nhân, trí thức kiều bào đặc biệt là giới trẻ kiều bào như Cuộc thi đổi mới sáng tạo Hack4growth, Cuộc thi khởi nghiệp Vietchallenge 2020, chuỗi chương trình Vòng tay nước Mỹ 8, Hội thảo “Quản lý chuỗi cung ứng hậu Covid-19”, Hội thảo “Vai trò của khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong Covid-19”, Hội thảo “Xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhật Bản và Việt Nam”, tọa đàm về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và châu Âu (EVFTA), Hội nghị kết nối doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và doanh nghiệp tiềm năng tại Hoa Kỳ…

Với những thành tựu to lớn mà đất nước đã đạt được trong năm 2020, nổi bật là thành công khi đảm nhiệm vai trò kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, vị thế của Việt Nam đã và đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Năm 2021 hứa hẹn tiếp tục là một năm đầy ý nghĩa khi nước ta bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

TIN LIÊN QUAN
Thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII là niềm tự hào chung của kiều bào
Khi doanh nhân kiều bào là ‘Đại sứ’
Kỳ vọng của kiều bào tham gia vào sự nghiệp phát triển đất nước
Kiều bào đóng góp ý kiến sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 về công tác người Việt ở nước ngoài
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Yêu cầu mới, nhiệm vụ mới

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động