TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ cân nhắc ban hành lệnh cấm các công ty dùng thiết bị Huawei và ZTE | |
Bộ trưởng Quốc phòng Anh “ngại” Huawei vì sợ Trung Quốc hành động ác ý |
Đây sẽ là động thái mới nhất của chính quyền Mỹ nhằm “đuổi khéo” Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Huawei và Tập đoàn viễn thông ZTE - hai trong số những công ty thiết bị mạng lớn nhất của Trung Quốc - ra khỏi thị trường Mỹ.
Chỉ đơn giản là lý do an ninh
Phía Mỹ cho rằng các công ty này làm việc theo chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của họ có thể được sử dụng cho các hoạt động gián điệp ở Mỹ.
Sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông do Tập đoàn Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất có thể sẽ được đưa ra ngay đầu năm 2019. (Nguồn: Getty Image) |
Sắc lệnh điều hành này từ Nhà Trắng, vốn được chuẩn bị suốt hơn 8 tháng qua, có thể được ban hành sớm nhất vào tháng 1/2019 và sẽ trực tiếp chỉ đạo Bộ Thương mại ngăn cản các công ty Mỹ mua thiết bị từ các nhà sản xuất viễn thông nước ngoài, vì những rủi ro đe dọa nền an ninh quốc gia.
Mỹ và Trung Quốc đang “chôn chân” trong một cuộc chiến thương mại, vốn đã làm gián đoạn dòng chảy của hàng trăm tỷ USD hàng hóa. Sắc lệnh này sẽ viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), cho phép tổng thống có quyền đưa ra những điều chỉnh về thương mại để phản ứng với một tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Đây là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh các nhà mạng không dây của Mỹ đang tìm kiếm đối tác để chuẩn bị áp dụng mạng di động không dây 5G thế hệ tiếp theo. Một quan chức Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã “thảo luận trong Chính phủ và với các đồng minh cũng như các đối tác cùng chí hướng để giảm thiểu những rủi ro trong việc triển khai mạng 5G và các cơ sở hạ tầng truyền thông khác”.
Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Australia, Anh, Đức hay Pháp cũng bắt đầu chủ trương không để các tập đoàn Trung Quốc tham gia vào các lĩnh vực công nghệ thông tin chiến lược, đặc biệt là mạng 5G.
Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson “quan ngại sâu sắc” về việc công ty Huawei của Trung Quốc đang liên quan đến việc nâng cấp mạng di động ở Anh vì lo ngại an ninh bảo mật. Ông nói: “Chúng ta phải nhận ra sự thật như đã được tiết lộ gần đây, rằng nhà nước Trung Quốc đôi khi hành động với ý đồ xấu”.
Giám đốc Lực lượng tình báo Anh (MI6) Alex Younger cũng cho biết, Anh phải đối mặt với các quyết định về quyền sở hữu công nghệ của Trung Quốc. Younger cho rằng, Anh cần “quyết định chúng ta sẽ thoải mái với quyền sở hữu của Trung Quốc đối với các công nghệ này tới mức độ nào”. Bên cạnh đó, công ty truyền thông BT của Anh thông báo, họ đã loại bỏ thiết bị Huawei khỏi mạng 3G và 4G, đồng thời cam kết không sử dụng các sản phẩm của Huawei trong các phần chính của mạng di động 5G.
Giá cả hay An ninh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 27/12 cho biết, bà không muốn bình luận về sắc lệnh này vì nó chưa được xác nhận chính thức.
Bà nói: “Tốt nhất là hãy để sự thật chứng minh nó (thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE) có tiềm ẩn rủi ro an ninh hay không. Một số quốc gia, dù không có bất kỳ bằng chứng nào và đang lợi dụng vấn đề an ninh quốc gia, đã ngầm mặc định những vi phạm để chính trị hóa và thậm chí cản trở và hạn chế các hoạt động trao đổi công nghệ thông thường”. Cho tới thời điểm hiện tại, cả Huawei và ZTE đều chưa đưa ra phản hồi cho vấn đề này.
Phía Trung Quốc kêu gọi hãy để sự thật chứng minh thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE có tiềm ẩn rủi ro an ninh hay không. (Nguồn: Telecomreviewasia) |
Trong khi các công ty mạng không dây lớn của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với Huawei thì các nhà mạng nhỏ ở nông thôn vẫn đang dựa vào các thiết bị chuyển mạch và các thiết bị khác của Huawei cũng như ZTE vì chúng có xu hướng ít tốn kém hơn.
Những nhà mạng nhỏ này chính là những khách hàng lớn nhất của Huawei và ZTE, họ lo ngại rằng, họ sẽ phải loại bỏ tất cả các thiết bị viễn thông hiện tại do các công ty Trung Quốc sản xuất mà không nhận được chút bồi thường nào. Các quan chức ngành công nghiệp cũng đang quan ngại, liệu chính quyền Mỹ có thể ép buộc một cách hợp pháp các doanh nghiệp thực hiện điều đó hay không.
Trong hồ sơ tháng 12, nhà mạng Pine Belt Communications ở Alabama ước tính sẽ tốn từ 7 triệu đến 13 triệu USD để thay thế thiết bị do Trung Quốc sản xuất, trong khi đó, nhà mạng Sage Brush ở Montana cho biết, việc thay thế sẽ tiêu tốn 57 triệu USD và mất khoảng 2 năm.
Sage Brush đã nhấn mạnh rằng, các sản phẩm của Huawei rẻ hơn đáng kể. Khi tìm kiếm đối tác cung cấp các thiết bị cho mạng của mình vào năm 2010, Sage Brush cho biết chi phí nếu sử dụng thiết bị của công ty Ericsson có trụ sở tại Thụy Điển sẽ cao gấp gần 4 lần chi phí của Huawei.
Chính phủ Canada bị thuyết phục không "quay lưng" với Huawei Hai “ông lớn” trong ngành viễn thông Canada là BCE Inc. và Telus Corp. đang gây sức ép để chính phủ liên bang Canada không ... |
Đến lượt Czech khuyến cáo không nên sử dụng các thiết bị của Huawei, ZTE Cơ quan An ninh thông tin và mạng quốc gia Czech (NCISA) ngày 17/12 khuyến cáo không nên sử dụng phần mềm và phần cứng ... |
Tại sao là Huawei? Tại sao là Huawei chứ không phải một cái tên nào khác, giữa không ít những thương hiệu đình đám của Trung Quốc, đang làm ... |