TIN LIÊN QUAN | |
Quan ngại an ninh, Chính phủ Nhật Bản từ chối sản phẩm của Huawei và ZTE | |
Trung Quốc lo ngại việc Nhật Bản cấm sản phẩm của Huawei và ZTE |
Khuyến cáo cho rằng các thiết bị của những công ty này gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Trong một tuyên bố được đưa ra dựa trên kết quả điều tra của NCISA và các cơ quan khác, NCISA cho biết luật pháp Trung Quốc quy định các công ty tư nhân có trụ sở ở nước này phải hợp tác với lực lượng tình báo, do vậy việc đưa sản phẩm của các công ty này vào các hệ thống mạng nhà nước then chốt có thể tạo ra những nguy cơ về an ninh.
NCISA khuyến cáo các nhà quản trị hệ thống trong lĩnh vực thông tin, dù là nhà nước hay tư nhân, cần có "các biện pháp phù hợp" trước mối đe dọa như vậy.
Logo của Huawei. (Nguồn: Technology Arena) |
Phản ứng trước thông tin trên, một người phát ngôn Huawei đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng công ty này gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, đồng thời đề nghị NCISA cung cấp bằng chứng.
Theo người phát ngôn trên, an ninh mạng luôn là ưu tiên hàng đầu của Huawei và công ty này là đối tác tin cậy đối với các công ty viễn thông tại Czech, đồng thời khẳng định Trung Quốc không có quy định hoặc luật lệ nào buộc Huawei hay các công ty khác phải gắn các "cổng hậu" vào sản phẩm.
Tuyên bố này ám chỉ cảnh báo của Mỹ trước đó nói rằng các thiết bị mạng của Huawei có "cổng hậu" để tình báo Trung Quốc có thể truy cập vào các hệ thống mạng then chốt.
Dù trong lĩnh vực công nghệ vẫn đang phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu của Mỹ (như bộ vi xử lý), nhưng Bắc Kinh muốn biến Trung Quốc thành quốc gia đi đầu về công nghệ toàn cầu.
Các sản phẩm của Huawei, một trong các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, được nhiều nhà mạng trên thế giới sử dụng, trong đó có châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, các công ty của Huawei ở Mỹ đã bị ảnh hưởng do xuất hiện những lo ngại rằng hãng có thể gây ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của Mỹ và rằng điện thoại di động và thiết bị mạng của Huawei có thể tạo nền tảng cho hoạt động do thám của Bắc Kinh.
Nhật Bản, Australia, New Zealand và Anh đã lần lượt từ chối một số dịch vụ của Huawei do lo ngại an ninh.
Trong khi đó, năm ngoái, ZTE đã suýt sụp đổ sau khi Washington cấm các công ty Mỹ bán phần mềm quan trọng hoặc các thiết bị phần mềm cho tập đoàn này trong 7 năm. Tuy nhiên, lệnh cấm đã được hủy bỏ sau khi ZTE chấp nhận nộp phạt 1 tỷ USD.
Với 70.000 nhân viên trên toàn cầu, ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đối với tập đoàn ZTE của Trung Quốc Ngày 13/3, Mỹ đã chính thức dỡ bỏ một lệnh cấm bán phần mềm và linh kiện cho tập đoàn viễn thông ZTE của Trung ... |
Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm Tập đoàn ZTE của Trung Quốc Chính phủ Mỹ vừa tạm thời cho phép Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc nối lại một số hoạt động khi nhà sản ... |
Ông Trump đã đạt được thỏa thuận gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với ZTE Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông đã đạt được một thỏa thuận để Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc duy trì ... |