TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ cân nhắc các biện pháp "cứu" ZTE khỏi phá sản | |
Mỹ, Trung Quốc phối hợp nhằm đưa ZTE trở lại hoạt động |
Trong thông báo đăng tải trên Twitter tối 25/5 (giờ Washington), nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông quyết định mở cửa trở lại ZTE kèm theo một thỏa thuận, trong đó yêu cầu ZTE đảm bảo an ninh mức độ cao, thay thế ban giám đốc điều hành và quản lý, phải mua linh kiện do Mỹ sản xuất và nộp khoản phạt 1,3 tỷ USD. Những nội dung này gần giống với những điều kiện mà ông Trump và Bộ trưởng Thương mại Mỹ công bố hồi đầu tuần qua như các biện pháp giúp ZTE thoát khỏi lệnh cấm xuất khẩu trước đó gần như khiến hãng ngừng hoạt động.
Nhà Trắng đã đạt được thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE. (Nguồn: AFP) |
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nối lại các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp thương mại giữa 2 nước tại Bắc Kinh vào tuần tới. Từ đầu tháng 5 đến nay, đoàn công tác của 2 nước đã xúc tiến 2 vòng thương lượng tại cả Bắc Kinh và Washington và đã từng bước tháo gỡ những bất đồng và đạt được thỏa thuận cụ thể hướng tới giải quyết tranh chấp như Trung Quốc sẽ mua thêm nhiều hàng hóa trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ với Mỹ lên tới hơn 370 tỷ USD.
Với 70.000 nhân viên trên toàn cầu, ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ZTE đã buộc phải đình chỉ các hoạt động kinh doanh chính trên toàn thế giới sau khi Bộ Thương mại Mỹ hồi giữa tháng 4 vừa qua cấm các công ty Mỹ bán phần mềm và linh kiện cho hãng viễn thông Trung Quốc này trong vòng 7 năm do nhiều lần tái phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran. Hồi tháng 3/2017, ZTE bị phạt 1,2 tỷ USD vì lý do này.
Tuy nhiên, thỏa thuận nói trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nghị sĩ đảng Dân chủ. Nghĩ sĩ Nancy Pelosi - thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ, đã chỉ trích thỏa thuận về "phản bội người dân Mỹ". Bà cho rằng ông Trump đang sử dụng các nguồn của chính phủ để làm giàu cho ZTE. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa, ông Marco Rubio - người đứng đầu một tiểu ban chủ chốt phụ trách đối ngoại đã cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump đạt được một thỏa thuận có lợi cho Trung Quốc. Ông tuyên bố sẽ tìm cách ngăn chặn thỏa thuận này. Thủ lĩnh phe thiểu số đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer cũng đã kêu gọi các nghị sĩ hai đảng đoàn kết ngăn chặn thỏa thuận nói trên, chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump đang giúp Trung Quốc lớn mạnh hơn.
FBI quan ngại về các công ty có ảnh hưởng lớn trên thị trường Mỹ Phát biểu với một ủy ban thuộc Thượng viện Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) Christopher Wray cho biết cơ quan này ... |
Mỹ cấm dùng điện thoại của Huawei, ZTE tại các căn cứ quân sự Ngày 2/5, Lầu Năm Góc ra lệnh cấm sử dụng điện thoại thông minh do tập đoàn Huawei và ZTE của Trung Quốc chế tạo ... |
Mỹ điều tra tập đoàn công nghệ của Trung Quốc Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra đối với Tập đoàn công nghệ Huawei của ... |