TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ rút khỏi INF: Lợi bất cập hại? | |
Bình luận của TG&VN: Bài toán “Đại sứ” của Tổng thống Trump |
Tuy nhiên, “cuộc chiến” nhằm gây dựng một trật tự quốc tế mới lần này của đương kim Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với công việc Mỹ đã làm cách đây trên 70 năm. Thế và lực của nước Mỹ vẫn mạnh, nhưng khả năng áp đảo và lấn lướt các quốc gia khác không thể còn được như trước. Các đối thủ của Mỹ chắc chắn cũng sẽ không ngồi yên.
Tại sao ông Trump…?
Tại buổi lễ nhậm chức Tổng thống, doanh nhân tỷ phú Donald Trump đã tuyên bố nước Mỹ trên hết, nước Mỹ phải hùng mạnh, phải đứng đầu thế giới – tuyên bố này của ông và những lời hứa tranh cử đã đánh trúng vào tâm lý những người dân túy và lợi dụng được ngọn cờ dân tộc ở Mỹ. Tuyên bố của ông Trump thể hiện, ông ấy hiểu rõ nước Mỹ đang suy yếu và bị thua thiệt như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế.
Có thể nhận thấy sơ bộ một số bước đi cơ bản của ông Trump trong việc xóa bàn cờ cũ và đặt ra luật chơi mới. (Nguồn: Phys) |
Không rõ ông Trump đã từng tham khảo cuốn sách “Sự thăng trầm của các cường quốc” (The Rise and Fall of the Great Powers) được xuất bản năm 1987 hay chưa, nhưng những cảnh báo của tác giả bài viết có vẻ khá trùng hợp với tư duy hiện tại của ông Trump. Học giả người Mỹ Paul Kennedy đã viết rằng, một trong những nguyên nhân khiến các cường quốc suy vong là do đế quốc trải rộng và các cường quốc này thực thi các cam kết quốc tế vượt quá khả năng của mình. Tác giả cũng đưa ra lời cảnh báo để nước Mỹ không đi vào con đường tương tự.
Trên thực tế, chỉ sau hơn một năm nắm quyền vì nước Mỹ, Tổng thống Trump đã đồng loạt “tấn công” tổng lực vào một loạt các thiết chế quốc tế lâu đời, với các đồng minh, láng giềng, cả về chính trị và kinh tế, từ Liên hợp quốc, NATO, đến NAFTA, TPP, trừng phạt kinh tế Trung Quốc... Tất cả chỉ bởi lý do nước Mỹ đang bị thua thiệt do thực thi quá nhiều cam kết quốc tế “vô bổ”, gây tốn kém cho ngân sách và rằng lợi ích quốc gia phải ở trên các cam kết quốc tế.
Vị Tổng thống doanh nhân này cũng đòi hỏi sự công bằng, các nước khác được hưởng lợi bởi hệ thống quốc tế hiện nay phải có nghĩa vụ đóng góp nhiều hơn. Không có lý gì nước Mỹ phải sử dụng tiền đóng thuế của người dân Mỹ để bảo vệ cho những quốc gia có mức thu nhập thậm chí còn cao hơn nước mình.
Dù chưa định hình rõ nét, nhưng giới chuyên gia cho rằng, có thể nhận thấy sơ bộ một số bước đi cơ bản của ông Trump trong việc xóa bàn cờ cũ và đặt ra luật chơi mới. Trong đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được coi là trung tâm, nằm trong tính toán củng cố vị thế số 1 của nước Mỹ, trực diện “tuyên chiến” với những toan tính của Bắc Kinh.
Phải là người tạo luật chơi
Có thể nói, Mỹ chính là “Kiến trúc sư trưởng”, sáng lập, định hình và góp công hình thành nên trật tự thế giới từ thời hậu Thế chiến thứ II đến nay, với các thiết chế, thỏa thuận trụ cột cả về chính trị và kinh tế nói trên. Tất nhiên, Mỹ cũng là người được hưởng lợi chính từ trật tự thế giới vốn đã tồn tại từ rất lâu này.
Chắc chắn Mỹ sẽ không có bất cứ vấn đề gì với hệ thống và các thiết chế này chừng nào vai trò, quyền lợi và địa vị bá chủ thế giới của Mỹ vẫn được duy trì và đảm bảo. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ so với Trung Quốc và các cường quốc khác… đều đã bị ông Trump cho là được nuôi dưỡng từ chính hệ thống quốc tế vốn do Mỹ góp phần gây dựng. Câu hỏi đặt ra là các thiết chế cũ có còn phù hợp với lợi ích của Mỹ nữa hay không?
Theo quan điểm của chính quyền Trump, các thiết chế/cam kết cũ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hiện không còn phù hợp, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của Mỹ, thì Mỹ cần mạnh tay “vứt bỏ”, đồng thời tính toán đến các thỏa thuận mới và gây sức ép, đàm phán lại các hiệp định/thoả thuận/định chế cũ.
Đáng chú ý nhất là thành công mới đây của Chính quyền Trump trong việc đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA, với tên gọi mới là Hiệp định USMCA giữa Mỹ, Mexico và Canada. Và chỉ chưa đầy 2 tuần sau đó, Mỹ lại tiếp tục tuyên bố theo đuổi thỏa thuận thương mại với với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Anh. Và chắc chắn sẽ còn nhiều quốc gia khác sẽ lần lượt có tên trong danh sách này.
Giới quan sát nhận định rằng, với lợi thế có USMCA trong tay, các bước tiếp theo của ông Trump là đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, EU và tìm cách ngăn không để hai nền kinh tế này ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc. Nếu thành công, tức là Mỹ đã ở thế thượng phong, gây tiếp sức ép lên Trung Quốc, buộc nước này phải mở cửa và cải cách theo các điều kiện do Mỹ đặt ra. Đối với WTO, nếu không đáp ứng các điều kiện do Mỹ đặt ra, thậm chí không loại trừ khả năng Mỹ sẽ vận động Nhật, EU và các nước khác lập ra một định chế thương mại mới với mục tiêu giải quyết các rào cản thuế quan và phi thuế quan, nhằm tạo ra hệ thống thương mại mới, cân bằng hơn.
Hiện tại, chưa biết ông Trump sẽ tiến hành đàm phán thế nào với Nhật Bản và EU, nhưng các cuộc đàm phán để đạt được Hiệp định USMCA cho thấy, ông Trump quả là một “cao thủ” về đàm phán quốc tế. Mọi chiêu của ông Trump từ chia rẽ, gây sức ép, công kích… đều đã khiến Mexico và Canada phải cảm thấy cần làm bạn với Mỹ nếu không muốn bị gạt ra rìa.
Đối với Nhật Bản và EU, Washington đều đã đạt được một số thỏa thuận khởi động, tuy nhiên, nhiều vấn đề được dự báo sẽ nảy sinh trong đàm phán. Chẳng hạn, Tổng thống Pháp Macron từng nói ông sẽ không ủng hộ EU đàm phán với bất cứ quốc gia nào không tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu… Và cũng không khó để nhận ra nhiều quốc gia đã bắt đầu toan tính, tìm bước đi cho riêng mình, nhằm tránh rơi vào thế kẹt trong các nước đi mới của Mỹ trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới.
Mỹ khẳng định căng thẳng thương mại với Trung Quốc không đe dọa kinh tế toàn cầu Ngày 13/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng những biện pháp thuế quan gây sức ép để Trung Quốc mở cửa hơn ... |
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị để ứng phó với những diễn biết bất thường của kinh tế thế ... |
Mỹ chỉ trích các hoạt động thương mại bất bình đẳng cản trở kinh tế thế giới Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành nội dung chi phối Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc ... |