Nhỏ Bình thường Lớn

Pakistan: Tháng Ramadan nhiều bất thường và những hậu quả không lường trước

Tháng Ramadan năm nay diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với người dân Pakistan khi lạm phát tăng bất thường.
Pakistan: Tháng Ramadan nhiều bất thường và những hậu quả không lường trước
Người nghèo Pakistan nhận bột mì miễn phí trong tháng Ramadan. (Nguồn: DW)

Tháng linh thiêng của người Hồi giáo nhuốm màu ảm đạm khi lạm phát khiến giá lương thực tăng cao và ngân sách bị thắt chặt đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với những người nghèo nhất ở Pakistan.

Lạm phát giá tiêu dùng ở Pakistan tăng vọt lên mức 31,5%. Các chuyên gia ước tính mức tăng sắp tới sẽ là 33%.

Tháng Ramadan được coi là tháng từ thiện ở Pakistan, khi nhiều người có điều kiện sẽ tham gia phát quần áo, thực phẩm cho những người kém may mắn hơn.

Chính phủ Pakistan cũng tổ chức các hoạt động từ thiện, chẳng hạn như phát lúa mì miễn phí. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, những kế hoạch như vậy có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Tình trạng dòng người xếp hàng vô tổ chức và hoạt động quản lý phân phối thiếu chuyên nghiệp đã gây ra tình trạng giẫm đạp tại các trung tâm phân phát bột mì, dẫn đến ít nhất 23 trường hợp tử vong ở Pakistan trong tháng Ramadan.

Ông Haris Gazdar, một cựu điều phối viên các chương trình từ thiện của chính phủ nhận xét: "Hoạt động mua sắm để quyên góp từ thiện tạo ra áp lực về giá cả, do đó việc trao tặng cho những người nghèo nhất có thể có tác động bất lợi nhỏ đối với những người không nhận từ thiện".

Lợi bất cập hại?

Giá thị trường của bột mì loại 10 kg tăng từ khoảng 2,35 USD lên gần gấp đôi trong tháng Ramadan.

Việc tăng giá là do nhu cầu gia tăng, nhưng một phần nguyên do cũng bởi những người bán lúa mì đang cố gắng tìm thêm doanh thu bị mất do các chương trình phân phát bột mì miễn phí.

Trong khi nhiều người nghèo Pakistan tìm đến các trung tâm phân phối lúa mì từ thiện thì nhiều người lao động khác buộc phải lựa chọn mua bột mì giá cao do không có thời gian hoặc sự kiên nhẫn để xếp hàng dài chờ đợi nhận được bột mì miễn phí.

Muhammad Nadeem, một tài xế 39 tuổi chọn cách mua bột mì với giá đắt thay vì xếp hàng chờ đợi nhận hàng từ thiện, cho biết: “Họ có thể gọi đó là bột mì miễn phí, nhưng làm sao có thể miễn phí được khi nhiều người phải trải qua cảm giác phẫn nộ khi phải chen chúc trong đám đông hoặc thậm chí đối mặt với cái chết”.

Các trung tâm phân phối hoạt động ở thủ đô Islamabad dường như được quản lý tốt hơn và cho đến nay, không có sự việc đáng tiếc nào xảy ra.

Mười chín điểm phân phối trên khắp Islamabad chào đón công dân bằng những tấm bảng có ảnh của Thủ tướng Shehbaz Shariff và khẩu hiệu "Món quà bột mì".

Các phòng hoặc hàng chờ có phân biệt giới tính được thiết lập ở các trung tâm cộng đồng hoặc nơi tổ chức đám cưới. Ít nhất 400.000 bao lúa mì loại 10kg đã được phân phát tại thủ đô.

Pakistan: Tháng Ramadan nhiều bất thường và những hậu quả không lường trước
Một người đàn ông Pakistan tranh cãi với các nhân viên phát bột mì từ thiện về số lượng bột mì được nhận. (Nguồn: DW)

Theo Cơ quan Đăng ký và cơ sở dữ liệu quốc gia (NADRA), mỗi gia đình được nhận một túi bột 10 kg. Những người đủ điều kiện theo Chương trình Xóa đói giảm nghèo liên bang Benazir của Pakistan (BISP) - được đặt tên để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Benazir Bhutto bị ám sát - nhận được ba túi.

Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn vẫn thường thấy ở các địa điểm phát hàng từ thiện do nhiều người cố tình gian lận để được nhận nhiều hơn tiêu chuẩn.

Một quan chức ở Islamabad phát biểu: "Chúng tôi đang cố gắng làm điều tốt đẹp, nhưng thật tiếc khi thấy một số người đang cố gắng trục lợi”.

Trò chơi quyền lực?

Mặc dù hoạt động từ thiện có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là trong tháng Ramadan, nhưng một số chuyên gia tỏ ra hoài nghi về các sáng kiến do chính phủ lãnh đạo.

Chuyên gia bảo trợ xã hội Umer Khalid nhận định: "Tình hình kinh tế chung được dự đoán sẽ khó được cải thiện sớm, do sự bế tắc trong việc tiếp tục chương trình cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chính phủ đương nhiệm không còn nhiều lựa chọn ngoài hướng tới việc đưa ra các chương trình cứu trợ có mục tiêu cho người nghèo trong xã hội để cải thiện cuộc sống của họ và tăng lợi thế cho chính phủ trong kỳ bầu cử".

Mặc dù đây thực sự có thể là một “vũ khí lâu đời trong kho vũ khí chính trị của Pakistan”, nhưng dường như những người ở tầng lớp thấp trong xã hội đang ngày càng thờ ơ với các cuộc bầu cử.

Các chuyên gia lập luận rằng, nếu chính phủ thực sự muốn nâng đỡ người nghèo của đất nước trong tháng Ramadan, họ sẽ sử dụng cách thức hỗ trợ tiền mặt như đã từng làm trong đại dịch Covid-19.

Uzair Younas, Giám đốc Sáng kiến Pakistan tại Hội đồng Đại Tây Dương, coi những kế hoạt động từ thiện trong tháng Ramadan chỉ đơn thuần nhằm tạo lợi thế cho chính phủ.

Khủng hoảng năng lượng: Một mùa Đông bất thường đã 'cứu' châu Âu, nhưng mấy ai dựa mãi vào 'vận may' mà sống?

Khủng hoảng năng lượng: Một mùa Đông bất thường đã 'cứu' châu Âu, nhưng mấy ai dựa mãi vào 'vận may' mà sống?

Một mùa Đông bất thường đã giúp châu Âu tạm thời bước qua khủng hoảng, tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, ...

Chà là - công dụng ít biết về loại quả được ưa chuộng trong tháng Ramadan

Chà là - công dụng ít biết về loại quả được ưa chuộng trong tháng Ramadan

Quả chà là là một phần quan trọng của văn hóa và ẩm thực Trung Đông. Ngoài ý nghĩa tâm linh, chà là còn có ...

Chuyện ăn chay tháng Ramadan

Chuyện ăn chay tháng Ramadan

Ramadan là tháng linh thiêng của người Hồi giáo. Trong thời gian này họ sẽ thực hành ăn chay trong ba mươi ngày liên tục ...

Ăn chay tháng Ramadan: Không chỉ là 'ăn đêm, nhịn ngày'

Ăn chay tháng Ramadan: Không chỉ là 'ăn đêm, nhịn ngày'

Có thể với người Hồi giáo, việc thay đổi lịch sinh hoạt trong tháng Ramadan không quá khó khăn. Nhưng với khách nước ngoài, chuyện ...

Vui cùng Gergeean - Dịp lễ thể hiện tình yêu trẻ em trong tháng Ramadan

Vui cùng Gergeean - Dịp lễ thể hiện tình yêu trẻ em trong tháng Ramadan

Những ngày qua, trong không khí đậm sắc màu văn hoá Ramadan, trẻ em ở Kuwait được mặc đẹp, khoác những chiếc giỏ, đi gõ ...

(theo DW)