PGS. TS. Đinh Hồng Hải và câu chuyện về bản sắc Việt thời hội nhập

TRỌNG VŨ
Đầu năm mới, Báo TG&VN có cuộc trò chuyện thú vị với PGS. TS Đinh Hồng Hải - Trưởng Bộ môn Nhân học Văn hóa, Khoa Nhân học (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), xung quanh câu chuyện về bản sắc Việt thời hội nhập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dân công dùng xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: TTXVN)
Dân công dùng xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: TTXVN)

Với nhiều năm nghiên cứu về nhân học văn hóa, PGS. TS Đinh Hồng Hải cho rằng khi tiếp thu văn hóa phương Tây cùng rất nhiều thành tố văn hóa khác trong thời hội nhập, người Việt phải nhận ra chúng ta là ai, chúng ta phải như thế nào, phải “gạn đục khơi trong” ra sao... Đó chính là cách để tìm về bản sắc Việt.

“Bản sắc Việt là gì” là câu hỏi không mới, đã được bàn đi bàn lại ở nhiều nơi, trong nhiều diễn đàn. Còn theo quan niệm của ông?

Theo tôi, chúng ta đề cập bản sắc Việt chính là những vấn đề cốt lõi của văn hóa Việt. Văn hoá ở đây có hai yếu tố: bản địa (truyền thống) và hội nhập. Cho nên, để trả lời được câu hỏi “bản sắc Việt là gì”, cần hiểu được hai yếu tố văn hoá trên.

Khi đề cập văn hóa Việt Nam (trên thực tế có truyền thống hàng nghìn năm), nhưng để chỉ rõ truyền thống ấy là gì thật không dễ như khi chúng ta nhìn vào tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản, hay yếu tố tôn giáo trong văn hoá Ấn Độ...

Với văn hóa Việt Nam, tôi cho rằng cách lý giải phù hợp nhất chính là cách nhìn của GS. Trần Quốc Vượng khi ông cho rằng nền văn hóa Việt Nam là “nền văn hóa ở ngã tư đường”. Đó là nền văn hóa mà bản thân nó đã hội nhập, chấp nhận cả văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương Tây. Tất cả những yếu tố này đều được người Việt Nam tiếp thu.

Tuy nhiên, có đặc tính quan trọng nữa của người Việt Nam khi tiếp nhận các thành tố văn hoá từ bên ngoài là hầu như mọi thứ đều cải biến để phù hợp với văn hóa Việt Nam. Sự cải biến ở đây tạo thành cái thuần Việt, mặc dù trong đó có hàm chứa cả văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây nhưng cái cuối cùng vẫn là văn hóa Việt Nam.

Tôi lấy ví dụ như hình tượng con nghê trong văn hoá Việt Nam. Có người gọi nó là sư tử, có người gọi nó là chó nhưng thực tế nó là nghê – một con vật hư cấu. Giống như con rồng, con ly trong văn hoá Trung Hoa nhưng khi du nhập vào Việt Nam nó kết hợp rất nhiều yếu tố để tạo thành nên một linh vật riêng của người Việt.

PGS. TS Đinh Hồng Hải.
PGS. TS Đinh Hồng Hải.

Vì vậy, con nghê hoàn toàn mang đặc trưng của Việt Nam, khác với sư tử của Trung Hoa, hay Ấn Độ. Đặc biệt, khi được Việt hóa thì con vật này mang đặc trưng nghệ thuật Việt Nam. Như vậy, chính nghệ thuật dân gian của người Việt đã tạo nên vẻ đẹp của con nghê.

Một ví dụ nữa khi chúng ta vào thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có thể thấy một hiện vật là xe đạp thồ Điện Biên. Trên thực tế, chiếc xe đạp ấy được sử dụng rất phổ biến trong văn hóa nông nghiệp của Việt Nam. Người ta có thể chở được nhiều tạ hàng hoá bằng một chiếc xe đạp như vậy, nhưng những người phương Tây thì không tin nổi điều này. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ, dân quân còn chở hàng hóa trên địa hình rất gồ ghề, hiểm trở.

Đây chính là cách một sản phẩm của văn hóa phương Tây trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt Nam. Chiếc xe đạp bình thường ấy đã được Việt hoá thành xe đạp thồ chỉ có ở Việt Nam.

Trong thời hội nhập, chúng ta hay nhắc nhở nhau rằng “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Theo ông, vì sao không nên đánh mất bản sắc?

Trong chuyên ngành chúng tôi có cụm từ “biến đổi văn hóa”. Đây là quy luật mà chúng ta không thể tránh được, vì lịch sử thay đổi thì văn hoá cũng biến đổi và đương nhiên mỗi thời đại văn hóa đều biến đổi theo.

Với các quy luật như vậy, điều quan trọng là con người sẽ phải thích nghi thế nào. “Hòa nhập mà không hoà tan” chính là giữ được cái đặc trưng của văn hoá hay giữ được nét văn hoá truyền thống của mình. Bất kỳ dân tộc nào cũng cần giữ điều này, nói như GS. Hoàng Tụy thì “mất văn hóa là mất tất cả”.

Yếu tố “gạn đục khơi trong” trong văn hóa chính là tiếp thu cái mới, tôn vinh cái cũ, kết hợp để tạo được cái riêng của mình.

Có thể so sánh với cách các dân tộc khác đang thích nghi. Chẳng hạn như, đặc trưng tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật được đưa vào trong các sản phẩm công nghệ. Sự minh bạch và chất lượng cao của hàng Nhật chính là câu trả lời cho tinh thần này, điều đó có nghĩa họ đã tạo nên một giá trị văn hóa mới trong bối cảnh mới.

Vậy để có thể giữ gìn bản sắc cũng như tạo ra những giá trị mới, người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải chú trọng điều gì, thưa ông?

Cái quan trọng nhất, như Phan Chu Trinh đã nói cách đây hơn 100 năm, trong tác phẩm ngắn gọn Chi bằng học của ông.

Tại thời điểm ấy, Phan Chu Trinh đã nhìn ra cái thua kém của dân tộc chúng ta chính là thiếu học.

Bởi vậy, nếu người trẻ hiện nay muốn tiến bộ thì phải học cái mới, cái hay không chỉ ở khoa học công nghệ mà còn ở các nền văn hoá của các quốc gia khác.

Đây chính là cách mà người Nhật, người Hàn trở thành con rồng, con hổ của châu Á. Việt Nam muốn phát triển chỉ có theo cách của Phan Chu Trinh: Chi bằng học. Những điều ông đề cập như “Khai dân trí – chấn dân khí - hậu dân sinh” cũng dựa trên nền tảng học tập là yếu tố đầu tiên.

Hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp. (Ảnh: Hoàng Trang)
Hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp. (Ảnh: Hoàng Trang)

Theo ông, nét bản sắc thế mạnh của người Việt trong thời hội nhập là gì?

Tôi thấy có người nói người Việt Nam mình thông minh, nhưng cũng có người không công nhận điều này.

Có điểm nổi bật là trong hoàn cảnh nhất định, người Việt có tinh thần vượt khó rất cao. Chẳng hạn như, trong hoàn cảnh chiến tranh hay các giai đoạn khó khăn gian khổ, người Việt đều vượt qua được nhờ tinh thần đó.

Không dễ để tìm được từ sát nghĩa cho tố chất ấy nhưng tôi cho rằng đây là thế mạnh của người Việt Nam.

Vậy đâu là điểm yếu của người Việt?

Người Việt Nam có một điểm yếu là khi đã thành công rồi thì hay “ngủ quên trên chiến thắng”, hay sự thiếu đoàn kết cũng là một đặc tính khá rõ.

Mỗi cá nhân người Việt Nam cần tự biết mình mạnh và yếu về thứ gì để có thể phát huy tiềm năng, kiểm soát hạn chế.

Từng có thời gian sinh sống ở Mỹ, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách dạy dỗ để con cái giữ gìn được bản sắc Việt?

Có một câu chuyện nhỏ thế này. Khi con tôi học mẫu giáo ở Mỹ, lớp học rất đa dạng với các học sinh đa quốc tịch. Con tôi chơi rất thân với một bé người Do Thái.

Trong một cuộc trò chuyện với bạn của con, chúng tôi có hỏi ở nhà cháu nói tiếng gì thì cháu bảo ở nhà phải nói tiếng Do Thái, trong khi ở lớp dùng tiếng Anh và bé học thêm cả tiếng Tây Ban Nha.

Điều này nói lên cái mà người Do Thái giữ được bản sắc là ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo của họ. Đây chính là một kinh nghiệm dành cho các bố mẹ người Việt khi sinh sống ở nước ngoài!

Đa dạng hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá Tết tại Hội Xuân Giáp Thìn 2024

Đa dạng hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá Tết tại Hội Xuân Giáp Thìn 2024

Hội Xuân Giáp Thìn diễn ra với các nội dung phong phú đa dạng đậm sắc văn hoá Tết cổ truyền như Triển lãm Vũ ...

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Tận dụng lợi thế để phát triển văn hóa trong thời đại số

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Tận dụng lợi thế để phát triển văn hóa trong thời đại số

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật ...

Đờn ca tài tử Nam Bộ: Nốt thăng trong bản nhạc văn hóa dân tộc

Đờn ca tài tử Nam Bộ: Nốt thăng trong bản nhạc văn hóa dân tộc

Vùng đất Nam Bộ không chỉ gây ấn tượng về mùa chợ nước nổi tấp nập hay cánh rừng ngập mặn hoang sơ, mà còn ...

Nữ sĩ quan Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Trung Phi: Trải nghiệm giúp bản thân hiểu hơn về giá trị cuộc sống

Nữ sĩ quan Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Trung Phi: Trải nghiệm giúp bản thân hiểu hơn về giá trị cuộc sống

Sự góp mặt của phụ nữ tại các Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc như những người truyền cảm hứng, tạo ra ...

2023 - Năm văn hóa ấn tượng

2023 - Năm văn hóa ấn tượng

Năm 2023 là một năm ấn tượng đối với văn hoá Việt Nam trong bối cảnh kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động