Phát động cuộc thi Sáng kiến thông minh về nước

Sự kiện do Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tổ chức vào sáng 18/1.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
pha t do ng cuo c thi sa ng kie n thong minh ve nuo c
Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước-Bộ TN&MT Nguyễn Minh Khuyến phát biểu tại buổi lễ. (Nguồn: MT/TGVN)

Tới dự buổi họp báo có Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Camilla Mellander, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước-Bộ TN&MT Nguyễn Minh Khuyến, đại diện Ban giám khảo cuộc thi - Tiến sĩ Anna Bratt cùng các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nước, Đại sứ Camilla nói: Toàn bộ nhân loại phụ thuộc vào sự tiếp cận sử dụng các nguồn nước. Việc tiếp cận nguồn nước đã được Liên hợp quốc tuyên bố là một quyền cơ bản của con người, nhưng vẫn có khoảng 800 triệu người trên thế giới chưa tiếp cận được với nước và hơn 2 tỷ người vẫn sống trong hoàn cảnh không đủ điều kiện về vệ sinh môi trường. 

Bà lý giải: "Trong khi việc tiếp cận nguồn nước là vấn đề toàn cầu, các giải pháp thường xuất phát từ các quốc gia và địa phương. Đây là lý do để chúng tôi tổ chức cuộc thi ngày hôm nay".

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam với những đóng góp đáng kể và đạt kết quả ấn tượng trong chiến lược hướng tới một hành tinh xanh hơn. Gần đây nhất là Việt Nam tích cực tham gia Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) cũng như thông qua chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Bên cạnh đó, bà Camilla cũng bày tỏ mong muốn tạo ra một cuộc đối thoại giữa các quốc gia để có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau và cuộc thi lần này sẽ đóng góp một phần cho hoạt động đó.

Về phía Việt Nam, Phó Cục trưởng Nguyễn Minh Khuyến đánh giá cao sáng kiến này của Thụy Điển và nhấn mạnh các tác động của nước trên tất cả các khía cạnh của phát triển là không thể phủ nhận. Ông nhận định nhu cầu cấp bách là tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu về nước trong tương lai đối với tất cả chúng ta. 

Cuộc thi này dành cho các bạn sinh viên đến từ các trường đại học trên toàn quốc. Các thí sinh sẽ lập thành các nhóm gồm 2-4  thành viên và làm việc cùng nhau để đề xuất những ý tưởng khả thi. Tất cả các thành viên trong nhóm phải là công dân Việt Nam và đang theo học tại một trường đại học, có khả năng tiếng Anh tốt. Các sáng kiến dự thi có thể bao gồm cả những ý tưởng hoàn toàn mới chưa được phát triển hoặc việc đổi mới, sáng tạo các giải pháp có sẵn. Hạn nộp bài dự thi là ngày 17/4/2016.

Đội dành giải nhất cuộc thi sẽ được trải nghiệm một chuyến đi Thụy Điển và tham dự chương trình Tuần lễ nước Thế giới tổ chức hằng năm tại thủ đô Stockholm, từ ngày 27/8 - 2/9 năm nay.

Cuộc thi được sự bảo trợ của Viện Nước Quốc tế Stockholm (SIWI) và các doanh nghiệp Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam như AstraZeneca, Electrolux, ABB, Tetra Pak và SKF. 

Minh Tuấn

Đọc thêm

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động